Dưới đây là các bài dịch của Lê Phụng. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 9 trang (83 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hữu cảm kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Thương cho thế cuộc đổi dời
Khi suy khi thịnh đầy vơi khôn lưòng
Hoàn cầu đổi mới khai trương
Tình dân sinh sống như dường hồng hoang
Nhớ ơn Bàn Cổ mở mang
Coi thường kinh sách Lão, Trang chớ lầm
Nay già chưa thấu thâm trầm
Hẹn cùng tùng cúc đành tâm quay về

Ảnh đại diện

U sầu kỳ 2 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Bỏ Nho học Đạo những mong
Nếp nhà truyền lại khó lòng lãng quên
Trăm năm tâm huyết một niềm
Một ngày thay đổi ước nguyền cũng đang
Mắt nhìn hoàn vũ mở mang
Đất trời quay lại hồng hoang không đường
Nếp xưa đành quyết noi gương
Vơi đầy suy thịnh gốc nguồn ngẫm suy

Ảnh đại diện

Độc dịch (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Ngày đông ngắn ngày hè dài
Gió nồm gió bấc vần xoay luật trời
Cú hội ghen, phượng giữ mồi
Sẻ rình bọ ngựa, trò đời cơ tâm
Hoàn cầu tới hội canh tân
Hồng hoang sống lại tình dân hội này
Đọc trang Kinh Dịch sớm nay
Chẳng hay cơ tạo vơi đầy thịnh suy

Ảnh đại diện

Khất thực (Đào Tiềm): Bản dịch của Lê Phụng

Đói tràn tới ta ra đi
Rồi ra xẩy đến truyện gì nào hay
Chân đi đưa đẩy tới đây
Kiếm lời gọi cửa chìa tay ngại ngùng
Chủ nhân thấu cảnh đoái thương
Mời vào bỏ nỗi tựa nương nơi người
Chuyện trò chiều tối chưa thôi
Chén này chén nữa mềm môi uống tràn
Cảm thông lòng dạ hân hoan
Lại mang thi phú luận bàn ngâm nga
Ơn sâu Phiếu Mẫu chan hoà
Sánh cùng Hàn Tín thẹn ta bất tài
Lấy gì đền đáp ơn dầy
Chết xuống âm phủ ơn này chưa quên

Ảnh đại diện

Hung niên kỳ 1 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Sinh nhằm thời buổi nhiễu nhương
Mất mùa đói kém quẫn cùng loạn ly
Dế than rầu rĩ canh khuya
Đêm đêm tiếng nhạn chia lìa tản bay
Nhà nho trên hạng ăn mày
Gốc lê nhai mãi da dầy chưa nhăn
Lo buồn cầm bút ngại ngần
Nhớ bài khất thực thành vần người xưa

Ảnh đại diện

Trừ tịch kỳ 2 (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Giữa đêm nay là hết năm
Mừng thành ông lão năm lăm tuổi đời
Nào hay tóc bạc rối bời
Sang năm bệnh mắt mong rồi nguôi ngoai
Tìm xuân xuân tới sáng mai
Dân nghèo chỉ có đêm này không lo
Trước đèn rượu uống đà no
Nối hai năm một hứng thơ ngâm tràn

Ảnh đại diện

Tiểu hàn (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Gió mưa ấm lạnh cơ trời
Khi lên khi xuống đầy vơi mặc tình
Tai ù xương buốt ngờ mình
Gặp nhau run rẩy làm thinh chẳng chào
Trước thêm mai nở ngạt ngào
Én về làm tổ lao xao rèm ngoài
So ta người trước khác ai
Cơn say say khướt dại ngây há màng

Ảnh đại diện

Đông chí (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Lê Phụng

Gió đưa sương toả mây trôi
Bước sang năm mới cảnh trời đổi thay
Xuân về chim chóc có hay
Đâm chồi nẩy mộc cỏ cây đổi mầu
Rượu ngon nhấm nháp giải sầu
Đêm ôm lồng ấp rét đâu có màng
Vườn tây lười chẳng lần sang
Bữa nay gượng dậy xem làn thuỷ tiên

Ảnh đại diện

Tiên Du tự (Nguyễn Trãi): Bản dịch của Lê Phụng

Vội vàng gác mái chèo hoa
Lên chùa lậy Phật ánh tà xiên xiên
Mây về lành lạnh giường thiền
Hoa rơi suối chẩy hương triền miên trôi
Trời chiều tiếng vượn bồi hồi
Đổ dài bóng trúc quét đồi hoang xa
Lòng riêng ý vụt sáng loà
Kiếm lời những muốn nói ra quên liền

Ảnh đại diện

Ẩm tửu kỳ 05 (Đào Tiềm): Bản dịch của Lê Phụng

Dựng lều giữa chốn chợ đời
Ngựa xe nhộn nhịp đón mời ngoài tai
Hỏi sao được tới như vầy
Rằng lòng riêng gửi cõi ngoài rành rang
Chân rào đông hái cúc vàng
Quay nhìn rặng núi trời Nam trùng trùng
Chiều trong vách đà giăng sương
Chim về mỏi cánh ngập ngừng nẻo xa
Cảnh này chân ý nẩy ra
Giãi bày nhưng muốn nói ra quên lời

Trang trong tổng số 9 trang (83 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối