Dưới đây là các bài dịch của Đặng Thế Kiệt. Tuy nhiên, Thi Viện hiện chưa có thông tin tiểu sử về dịch giả này. Nếu bạn có thông tin, xin cung cấp với chúng tôi tại đây.

 

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phạn xá cảm tác (Cao Bá Quát): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Trên đời kẻ tệ bạc,
Ai như anh hàng cơm.
Khi khách chưa ở trọ,
Trước thềm nài dừng chân.
“Ở đây có cơm ngọt,
“Có gối ông ngủ ngon.”
Sau khi khách trọ xong,
Chủ quán liền đến nói:
“Ông đã ăn cơm hàng,
“Xin cho lời nhiều với.”
Khách trả tiền xong xuôi,
Chủ quán lại ý khác.
Sớm giục khách lên đường,
Không cho được ngụm nước.
Khách chậm trễ một chút,
Chủ quán chửi bới ngay.
Chưa được, trân trọng thế,
Lợi rồi, thật thô bỉ.
Coi ra chủ quán này,
Có yêu gì kẻ sĩ.

Ảnh đại diện

Quá Dục Thuý sơn (Cao Bá Quát): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Trời đất có núi ấy,
Muôn thuở có chùa này.
Phong cảnh đẹp biết mấy,
Mà ta cũng đến đây.
Ta muốn lên núi ấy,
Hát vang gửi nước mây.
Ước thế mà không được,
Mọi sự thường như vậy.

Ảnh đại diện

Thanh Trì phiếm chu nam há (Cao Bá Quát): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Thanh Đàm vội chia tay,
Sông Nhị áo ướt đầy.
Mây vàng chiều cát lộng,
Vòm thấp mặt trời xoay.
Sông chiều màu u ám,
Khách lạnh thuyền day day.
Không thấy sóng lớn mạnh,
Sao biết chí cao dày.

Ảnh đại diện

Mộng đắc thái liên kỳ 1 (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Buộc chặt quần cánh bướm
Chèo thuyền con hái sen
Nước hồ sao lai láng
Mặt nước bóng người in

Ảnh đại diện

Chu phát (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Đông nam đi khắp xứ
Thấm thoát trọn năm chừ
Thuận đường Giang Hán khẩu
Dong thuyền Động Đình hồ
Người gầy hơn lần đến
Sông vẫn ngày thu xưa
Chốn lầu thơ hạc cũ
Mây trắng bay lững lờ

Ảnh đại diện

Hoàng Mai đạo trung (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Núi Ngô đã đi khắp
Bao núi Sở cũng qua
Núi xanh đến cùng tận
Đầu bạc biết sao mà
Hành Nhạc tuyết vừa tạnh
Động Đình xuân sóng xa
Đường tháng ba về tới
Kịp tường vi nở hoa

Ảnh đại diện

Hoàng Mai sơn thượng thôn (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Chân núi có tùng cao
Trên núi có xóm vào
Ngọn tùng cao dưới núi
Vươn tới cổng trên cao
Người ở trong núi ấy
Quanh năm việc gì đấy?
Đàn bà xe sợi gai
Đàn ông nghề cầy cấy
Cấy cầy, khi nhàn nhã
Xuống núi chặt cành tùng
Lo đủ tiền thuế má
Thi thơ chẳng bận bùng
Quan thuế mà không đến
Gà chó vui phởn phơ
Đá dầy cản xe ngựa
Hoa mọc báo tin mùa
Bên ngoài hưng hoặc phế
Trong núi biết gì đâu
Cứ một năm như thế
Chẳng lúc nào lo âu
Cho nên người trong núi
Ai nấy đều sống lâu
Hoa tùng, quả bách mà ăn được
Bạc đầu, về đó chứ về đâu...

Ảnh đại diện

Sở kiến hành (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Một mẹ dắt ba con
Cùng nhau ngồi vệ đường
Đứa nhỏ nằm bụng mẹ
Đứa lớn giỏ tre mang
Trong giỏ đựng chi lắm?
Rau lê, hoắc lẫn cám
Trưa rồi chửa được ăn
Áo quần, ôi rách thảm
Thấy người không ngẩng đầu
Vạt áo dòng lệ mau
Lũ con mải nô giỡn
Không biết lòng mẹ đau
Lòng mẹ đau ra sao?
Năm đói đến làng nào
Mùa màng thu hoạch tốt
Giá gạo không quá cao
Miễn tìm ra cách sống
Bỏ làng nước biết sao
Một người làm hết sức
Không đủ bốn miệng ăn
Ngày ngày đi khất thực
Cách ấy mãi sao đang
Mai bỏ xác bên ngòi
Máu thịt nuôi hùm sói
Mẹ chết đã đành rồi
Ôm con lòng đau nhói
Đau xót tận tim gan
Mặt trời phải úa vàng
Gió lạnh bỗng ào tới
Khách qua cũng đoạn tràng
Đêm qua trạm Tây Hà
Mở tiệc thật xa hoa
Gân hươu cùng vây cá
Đầy bàn dê, lợn, gà
Quan lớn không đụng đũa
Quân hầu chỉ nếm qua
Vứt bỏ không luyến tiếc
Chó xóm chê thịt thà
Không biết trên đường cái
Mẹ con khổ dường này
Ai vẽ bức tranh ấy
Dâng cho nhà vua hay

Ảnh đại diện

Tây Hà dịch (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Cầu đá xanh bên bờ
Còn y xóm nhỏ xưa
Đường tiếng người chộn rộn
Nhà bóng trúc lưa thưa
Gốc rạ đốt lò sớm
Câu đối đợi giao thừa
Gặp nhau không biết nói
Chỉ nhoẻn miệng cười trừ

Ảnh đại diện

Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đài (Nguyễn Du): Bản dịch của Đặng Thế Kiệt

Nơi Lương thái tử từng chia kinh
Hai chữ “Phân kinh” khắc rõ rành
Nền đá góc gai mưa bụi lấp
Trăm loài cỏ lạnh chết điêu linh
Chẳng thấy kinh xưa để lại đâu
Chỉ nghe kể chuyện đã từ lâu
Chiêu Minh thái tử mê văn tự
Chú giải lôi thôi chữ với câu
Phật vốn là không, chẳng vướng vật
Sao lại đem kinh chia với cắt?
Văn thiêng không nhờ ngôn ngữ khoa
Chi là Kim Cương, chi Pháp Hoa?
Sắc Không cảnh giới mù không hiểu
Theo Phật, u mê, Phật hoá ma
Cha con một họ cùng đui cả
Một niệm dấy lên, đến cửa ma
Lăng núi, đài sen không nổi dậy
Một hôm ngựa trắng vượt Trường Giang
Rừng cây nước Sở bừng bừng cháy
Kinh biến ra tro, đài sụp tan
Muôn nghìn lời cũng hoàn vô ích
Sư ngu hậu thế tụng lăng nhăng
Thế Tôn ở núi Linh truyền Pháp
Cứu người nhiều tựa cát sông Hằng
Người hiểu tâm này, người tự độ
Linh Sơn chính ở lòng ta đó
Gương sáng chẳng phải đài
Bồ đề cây không có
Ta đọc Kim Cương quá số nghìn
Yếu chỉ bên trong chưa thực rõ
Đến đây, nền đá đài “Chia kinh”
“Không chữ” chân kinh, giờ mới tỏ

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối