Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Ophélie (Arthur Rimbaud): Bản dịch của Lý Lãng Nhân

I

Trên sóng nước huyền im sao lặng ngủ
Trôi bồng bềnh hoa huệ trắng Ô-phê-ly
Khăn sô dài che phủ dáng lâm ly
Nghe tiếng vọng mơ hồ rừng xa gọi

Ngàn năm qua Ô-phê-ly nàng hỡi
Bóng ma buồn lãng đãng nuớc sông huyền
Đây ngàn năm còn ngây dại, đảo-điên
Lời ân ái gởi gió chiều thỏ thẻ

Hôn ngực nàng gió tung từng cánh nhẹ
Buờm căng phồng theo sóng sẽ lắc lư
Liễu rũ buồn sướt mướt khóc vai bờ
Trên trán mộng trúc la-đà gục xuống

Sen thở dài quanh mình nàng lá cuốn
Tỉnh giấc nồng đôi lúc dưới cội cây
Tổ chim nào run cánh chập chờn bay
Tiếng hát mật từ sao vàng rụng xuống


II

Ô-Phê-Ly nàng đẹp như tuyết trắng
Đã qua đời tuổi trẻ dưới giòng sông
Từ núi cao Na-Uy trận cuồng phong
Đã quyến rũ nàng tự do siêu thoát

Cơn gió lốc thổi tóc nàng bay dạt
Vọng tiếng đồng trong cơn mộng triền miên
Để tim nàng nghe giọng hát Thiên nhiên
Đêm thở dài, quyện lời than cây cỏ

Biển cuồng điên thét gào theo sóng vỗ
Vỡ tan rồi tim trẻ dịu thơ ngây
Một sáng Xuân nguời dũng sĩ đẹp trai
Im lặng duới chân nàng như ngây dại

Trời hỡi! Yêu! Tự do! Ôi cuồng mộng!
Yêu chàng như tuyết rã truớc lửa hồng
Lời nghẹn ngào khi cảm xúc đuợm nồng
Hư vô đó mắt xanh đầy kinh dị


III

Thi sĩ bảo duới ánh sao huyền bí
Nguời đi tìm hoa đã hái trong đêm
Đã thấy nàng trên nuớc phủ khăn im
Ô-phê-ly trắng bồng bềnh như hoa huệ


Dịch: Madison, 6-6-2005
Ảnh đại diện

Đêm đầu tiên (Arthur Rimbaud): Bản dịch của Lý Lãng Nhân

Áo nàng trể xuống làn hông
Cây cao vươn lá ngoài song thầm thì
Xuyên qua khung kính nhòm chi
Bóng cây sàm sỡ đã ghì sát nhau

Nàng ngồi trên ghế dựa cao
Nữa thân để lộ biết bao nhiêu tình
Hai tay khẻ chắp bên mình
Hai bàn chân nhỏ hữu tình làm sao

Mầu da sáp mịn ngọt ngào
Lung linh tia sáng dọi vào cành tươi
Chập chờn cánh bướm môi cuời
Trên bồng ngực đó lả lơi nụ hồng

Tôi hôn chân nhỏ tình nồng
Tiếng cuời nàng chợt vở tung mãnh tình
Tiếng cuời thánh thót xinh xinh
Thủy tinh trong vắt giọng tình véo von

Đôi bàn chân nhỏ thon thon
Dấu trong vạt áo như còn thiết tha
Buớc đầu bạo dạn đã qua
Giọng cười như thể phạt vờ đấy thôi

Đôi mi chớp mở dưới môi
Tôi hôn đôi mắt lả lơi sóng tình
Ngã đầu nàng nũng nịu xin:
“Thế ni còn thích hơn mình đã yêu…

Nầy anh! Thôi, chẳng nói nhiều…”
Ngực nàng chữa dứt lời yêu nồng nàn
Nụ hôn tôi đã rộn ràng
Nàng cười quyến rũ ngập tràn ái ân.

Áo nàng trể xuống làn hông
Cây cao vươn lá ngoài song thầm thì
Xuyên qua khung kính nhòm chi
Bóng cây sàm sỡ đã ghì sát nhau


Dịch: Madison, AL., 20-5-2004
Ảnh đại diện

Cảm giác (Arthur Rimbaud): Bản dịch của Lý Lãng Nhân

Chiều xanh mùa hạ lối mòn
Lúa vàng nhẹ xót cỏ lòn dưới chân
Mộng hồn bay bổng lâng lâng
Gió lùa tóc rối mát chân người về.

Lặng im tôi chẳng nghĩ suy
Tình dâng man mác hồn si ngập trời
Rồi như lãng tử xa xôi
Hẹn cùng non nước yêu đời lứa đôi.

Ảnh đại diện

Nguyên âm (Arthur Rimbaud): Bản dịch của Huỳnh Phan Anh

A đen, E trắng, I đỏ, U lục
O xanh: nguyên âm, nảy sinh tiềm tàng
A, bụng lông đen loài ruồi sặc sỡ
Vo ve quanh mùi hôi thúi hung hăng

E, vẻ trong trắng của lều và hơi.
Mũi băng chĩa, vua trắng, dù run rẩy,
I, màu đỏ tía, máu phun, môi cười
Trong giận dữ hoặc ngất ngây sám hối,

U, chu kỳ, chấn động của biển xanh,
Niềm yên ả bãi chăn thú, sóng gợn,
Thuật luyện đan in lên vầng trán chăm

O, hồi kèn cuối cùng vang điệu lạ,
Niềm im lặng của thế giới, thiên thần.
Hỡi Omega, tia Mắt Nàng tím ngát!


Bài thơ khơi gợi cả một văn chương với vô số những nỗ lực soi sáng, giải mã dựa trên những cơ sở khoa học lẫn văn học mặc dầu nói theo Verlaine, Rimbaud "bất cần A có màu đỏ hay màu lục, anh thấy nó như vậy, chấm hết!". Điều không chối cãi ở đây là Rimbaud gán cho màu sắc một giá trị biểu tượng, màu đen gợi ý tưởng về sự chết chóc, màu trắng thuần khiết, màu lục thanh thản..., và chàng đã viết nên bài thơ của mình bằng trực giác thị quan hơn là thính quan, chàng nhìn thay vì nghe các nguyên âm, từ đó, nói theo Suzanne Bernard , bài thơ gợi lên dưới mắt người đọc những bức tranh rực rỡ, những hình ảnh chuyển động, một thứ kính vạn hoa lấp lánh màu sắc và ấn tượng. Sự liệt kê không bình thường từ A tới O (còn gọi Oméga) cho thấy Rimbaud muốn bao gồm cả cái toàn thể, cái phổ quát. Hồi kèn cuối cùng tức hồi kèn tận thế đánh dấu sự kết thúc của thời gian, điểm Oméga của thế giới.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: