Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Người con gái Việt Nam (Tố Hữu): Cảm nhận đoạn thơ sau:

Em là ai ?
Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây, hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
*
Nếu phải trả lời câu hỏi ai là nhà thơ của phụ nữ việt nam thời hiện đại, có lẽ sẽ có nhiều đáp án khác nhau.Song tôi vẫn muốn trả lời trước hết đó là Tố Hữu.Tố Hữu đi đầu trong thơ viết về phụ nữ VN.Không hẳn ông là nhà thơ đã viết nhiều nhất về phụ nữ,nhưng điều đáng để lưu tâm là vào thời kì nào Tố Hữu cũng có những bài thơ nởi tiếng về phụ nữ,những bài thơ đã nằm trong lòng bạn đọc,mà trải qua thời gian đọc lại vẫn không nguôi cảm xúc.
  Hình ảnh người phụ nữ VN hiện lên trong bài thơ của tố hữu vs những lời thơ thật nồng hậu, đằm thắm và rõ nét.Điển hình như trong bài 'Người con gái VN" có đoạn:
                           Em là ai?
                           ...
                           Thịt da em hay là sắt là đồng?
  Bài thơ ra đời trong kháng chiến chống Mĩ và đã gặt hái được ko ít thành công.Người con gái VN ở đây ko chỉ là người chịu thương chịu khó,đằm thắm tình yêu nước,yeu cách mạng, mà còn nổi bật phẩm chất anh hùng,như Trần Thị Lý từ miền nam máu lửa.
(còn nữa)

Ảnh đại diện

Khi mùa mưa đến (Trần Hoà Bình): Phân tích cái hay của những biện pháp tu từ trong đoạn văn trích trong bài “Khi mùa mưa đến” của Trần Hoà Bình

Sông đã phổng phao trời đẫm ướt
Núi không kỳ hẹn mỗi khoang đò
Khi mùa mưa đến, mùa mưa đến
Trống gõ vô hồi lá chuối tơ

Gặp gỡ mùa mưa lòng trẻ lại
Làng ta tươi tốt một triền đê
Thở mãi không cùng hương đất bãi
Mưa như gót trẻ kéo nhau về

...Khi mùa mưa đến em ra bãi
Ngô mía đôi bờ xanh vút theo...

*Nội dung: Đoạn thơ diễn tả cảnh sắc quê hương và niềm vui của lòng người khi mùa mưa đến.

*Các biện pháp tu từ:
-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá:
+con sông phổng phao:nước dâng lên như rộng lớn thêm ra.
+Ngọn núi nhạt nhoà trong màn mưa như một người bạn không kì hẹn vs khoang đò.
+Mưa như gót trẻ kéo nhau về:nhân hoá gót trẻ
=>Dòng sông, ngọn núi, con đò được nhân hoá trở nên hữu tình trong mùa mưa.
-So sánh:
+”trống gõ vô hồi lá chuối tơ”:âm thanh của mưa gõ liên hồi vào lá chuối tơ được nhà thơ so sánh vs tiếng trống gõ vô hồi ->gợi tả niềm vui hân hoan, xôn xao của cảnh vật.
+Mưa-gót trẻ:âm vang của mưa được so sánh như nhịp bước chân của gót trẻ nhịp nhàng,hân hoan.Mùa mưa đem lại hương sắc và sức sống dạt dào cho quê hương.
-Điệp ngữ:“Khi mùa mưa đến,mùa mưa đến”diễn tả cảnh mưa rơi suốt đêm ngày, lòng người và cỏ cây vui mừng đón đợi mùa mưa sau những tháng ngày dài nắng hạn.
-Đảo ngữ:“làng ta tươi tốt một triền đê”->miêu tả bức tranh đồng quê vô cùng xinh đẹp,đầy sức sống khi mùa mưa đến.
-Từ “vút” như là điểm sáng, thi nhãn của bài thơ.

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: