Trang trong tổng số 13 trang (121 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Dĩnh Đình lưu biệt (Nguyên Hiếu Vấn): Bản dịch của Châu Hải Đường

Chia tay bạn luyến lưu,
Bên sông dừng nấn ná.
Trông trời đất xa vời,
Muôn vật nương nhau cả.
Gió bắc tuyết ba ngày,
Đổi thay tuỳ tạo hoá.
Chót vót chín núi xanh,
Chẳng chịu ai lăng mạ.
Lăn tăn sóng lạnh dâng,
La đà chim trắng hạ.
Mong về người nóng lòng,
Vật lại thường nhàn nhã.
Rượu chẳng giúp thơ ngâm,
Cát bụi thêm than thở.
Ngoái nhìn bạn trong đình,
Một dải rừng như hoạ.

Ảnh đại diện

Dương liễu chi nhị thủ kỳ 1 (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Châu Hải Đường

Muôn nhành một gốc gió xuân;
Mềm hơn tơ lại tươi hơn sắc vàng.
Tây Vĩnh Phong, góc vườn hoang;
Trọn ngày vắng lặng, biết rằng về ai?

Ảnh đại diện

Dương liễu chi nhị thủ kỳ 1 (Bạch Cư Dị): Châu Hải Đường

Về bài thơ này, Bản sự thi có chép như sau: Bạch Thượng thư (Cư Dị) có người thiếp tên gọi Phàn Tố, giỏi hát, lại có người kỹ nữ là Tiểu Man, giỏi múa. Bạch từng viết thơ rằng:

Anh đào Phàn Tố khẩu;
Dương liễu Tiểu Man yêu.

(Anh đào thắm môi hường Phàn Tố;
Dương liễu mềm eo nhỏ Tiểu Man.)
Đến khi Bạch tuổi tác đã cao, mà Tiểu Man mới đương trẻ trung, diễm lệ, bèn viết một bài từ Dương liễu chi để tỏ ý vào đó rằng:
Nhất thụ xuân phong vạn vạn chi;
Nộn vu kim sắc, nhuyễn ư ti.
Vĩnh Phong phường lí đông nam giác;
Tận nhật vô nhân thuộc ả thuỳ?

(Muôn nhành một gốc gió xuân;
Mềm hơn tơ lại tươi hơn sắc vàng.
Góc đông nam, Vĩnh Phong phường;
Trọn ngày vắng lặng,biết rằng về ai?)
Kịp đến triều Tuyên Tông, ban quốc nhạc hát bài này, vua hỏi là thơ của ai, Vĩnh Phong là nơi nào? Tả hữu bèn tâu rõ lên vua. Nhân có sứ đi sang phía đông, vua bèn lệnh cho lấy hai cành liễu ở Vĩnh Phong, đem về trồng trong cung. Bạch cảm động vì vua biết đến tên mình, lại có lòng yêu nét phong nhã, nên lại viết một bài thơ, câu cuối là:
Định tri thử hậu thiên văn lí;
Liễu tú quang trung thiêm lưỡng chi.

(Thiên văn nay biết chắc rằng;
Ánh ngời sao Liễu lại tăng hai nhành)
Như vậy, câu 3 trong bài, Bản sự thi có khác một số chữ so với Toàn Đường thi (giống như ở đây).

Ảnh đại diện

Đề đô thành nam trang [Đề tích sở kiến xứ] (Thôi Hộ): Bản dịch của Châu Hải Đường

Năm trước ngày này cũng cửa này;
Hoa đào hồng ánh má hồng ai.
Má hồng nay biết nơi đâu nhỉ?
Chỉ thấy hoa đào trước gió cười.

Ảnh đại diện

Đề đô thành nam trang [Đề tích sở kiến xứ] (Thôi Hộ): Bản dịch của Châu Hải Đường

Ngày này năm ngoái cửa đây;
Hoa đào ánh má hồng ai một màu
Má hồng nay biết nơi đâu?
Hoa đào riêng vẫn cười chào gió xuân.

Ảnh đại diện

Ký Lý tư không kỹ (Lưu Vũ Tích): Bản dịch của Châu Hải Đường

Lối cung trang, vấn tóc mây;
Gió xuân phơi phới, khúc này “Đỗ nương”.
Tư không quen mắt thấy thường;
Giang Nam thứ sử đoạn trường xiết bao.

Ảnh đại diện

Tặng Quảng Lăng kỹ (Trương Hựu Tân): Bản dịch của Châu Hải Đường

Mưa tạnh mây tan hai chục niên;
Ngày nao cầu mộng ngủ không nên.
Đến nay gặp lại chừng đầu bạc;
Chính bữa Tương vương mở tiệc tiên.

Ảnh đại diện

Di gia biệt hồ thượng đình (Nhung Dục): Bản dịch của Châu Hải Đường

Đình trên hồ gió xuân phơi phới;
Dây liễu bìm buộc mối ly sầu.
Cái oanh ở mãi quen nhau;
Chia xa gắng hót vài câu sót lòng.

Ảnh đại diện

Hựu đề Lạc uyển ngô diệp thượng (Thiên Bảo cung nhân): Bản dịch của Châu Hải Đường

Đề thơ mảnh lá vượt thành;
Ai người hoạ lại ý tình xiết bao.
Ngẫm thua mảnh lá sóng dào;
Chơi xuân mấy bận ra vào tung tăng.

Ảnh đại diện

Diệp thượng đề thi tòng uyển trung lưu xuất (Cố Huống): Bản dịch của Châu Hải Đường

Thâm cung hoa rụng oanh hờn;
Thượng Dương cung nữ đoạn trường xiết bao.
Nước xuôi vua chẳng ngăn nào;
Lá đề thơ muốn gửi vào tay ai?

Trang trong tổng số 13 trang (121 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: