Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Chiếc rổ may (Tế Hanh): ùa

đọc bài thơ này khổ thơ cuối làm mình nhớ mẹ!
bất chợt thấy dường như có gì đó làm xót xa
có chút gì đó đôi khi vẫn vô tình lãng quên
không hẳn chỉ là tình yêu mẹ dành cho ta mà lãng quên chính tình yêu ta dành cho mẹ

Ảnh đại diện

Dưới màu hoa rất đỏ (Hoàng Nhuận Cầm): vj

xuân qua, hạ qua rồi thu cũng qua để lại cho lòng người một chút hụt hẫng với dấu chân của thời gian vì thời gian đã qua không thể trở lại và những điều đã làm cũng không thể nào làm lại được. và vì vậy mình vẫn cần một chỗ trú chân trong tâm hồn mình.
đọc bài thơ này mình rất thích nhưng kèm với nó là một nỗi buồn khó tả

Ảnh đại diện

Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên): Khát vọng hoà nhập với cuộc đời mới trong “Tiếng hát con tàu”

Tiếng hát con tàu là một dấu mốc cho thấy hành trình “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui” của hồn thơ Chế Lan Viên. Ra đời trong những năm tháng ở miền đang hồ hởi với công cuộc dựng xây cuộc sống mới, bài thơ thể hiện khát vọng hoà nhập của thơ ca, nghệ thuật, xúc cảm ở người nghệ sĩ với cuộc sống rộng lớn đang rộn ràng nơi ấy. Cảm hứng này thể hiện rõ trong khổ thơ:

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Người nghệ sĩ đã tìm thấy sự đồng vọng trong tiếng gọi của đất nước, của nhân dân. Tiếng gọi của đất nước, nhân dân ngoài kia đã trở thành tiếng lòng thôi thúc: “Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi”. Ý nguyện lên đường, hoà vào cuộc sống mới được khẳng định dưới hình thức câu hỏi tu từ. Tự giác như thế, nhà thơ đồng thời cũng cảm nhận thấy rõ sự mong đợi, ngóng chờ của đất nước, nhân dân đối với nhiệt huyết của mình: Tình em đang mong, tình mẹ đứng chờ. “Tình em”, “tình mẹ” ở đây vừa là tình nghĩa của những con người cụ thể đã được nhà thơ nhắc đến ở phần trước bài thơ, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa khái quát về nhân dân, những tình cảm của cuộc sống mới.

Cảm hứng của thi sĩ còn gắn với khát vọng lên đường, ra đi. Khi Tổ quốc bốn bế lên tiếng hát. Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu, nhà thơ mong muốn con tàu – cũng chính là khát vọng lên đường, tiếng hát gọi từ cuộc sống – chắp cánh cho tâm hồn mình, mơ ước được bay lên cùng tiếng hát đang vang lên nơi nơi. Ngữ điệu mệnh lệnh, cầu khiến của hai câu thơ sau (Tàu hãy vỗ dùm ta đôi cánh với — Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga) diễn tả cảm xúc say mê, háo hức khác thường. Chữ “Vội” cho thấy sự hối hả của thời gian tương phản với “trăm ga” — chỉ không gian rộng lớn. Ra đi trong thời gian gấp gấp, không gian rộng lớn như thế, nhà thơ đã thực sự để hồn mình tự do trong niềm say mê cháy bỏng được hấp dẫn từ chính vẻ đẹp của cuộc sống mới.

Chế Lan Viên đã thể hiện chân thành khát vọng hoà nhập vào cuộc đời mới bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.


(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: