Trang trong tổng số 2 trang (18 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Kim Lăng tửu tứ lưu biệt (Lý Bạch): Dịch bài thơ này

Xin có 1 số ý kiến để hiểu và dịch bài này:
-Ngô phi: Đất Ngô chỉ vùng đất thuộc tỉnh Giang Tô ngày nay (địa danh Kim Lăng cũng thuộc Giang Tô)nên theo tôi không cần dịch sát lắm ý này.
-"Áp": Một số bản dịch có dịch là ép khách (hiểu áp là áp chế?), hoặc rượu ép (áp là tính từ bổ nghĩa cho tửu). Theo thiển ý tôi thì ý ép uống rượu là sai (vì có "hoán" ở sau mà, hơn nữa sau đó là từ "thường/thưởng" rất u nhã, không có có chuyện ép ở đây). Theo tôi thì "áp" ở đây là động từ, mang ý đem rượu lại gần, kèm rượu 1 bên.
-Dục hành bất hành: muốn đi mà không đi (được).
- "các" có nghĩa là mỗi/mọi người (everybody): mỗi người (tử đệ) ai cũng cạn ly mình (everybody drank up his cup). Tôi nghĩ không phải họ uống 1 lúc mà hàm ý ở đây là ai cũng muốn mời riêng Lý Bạch 1 ly (uống cạn)để tiễn ông, do đó mới dùng dằng lâu, muốn đi mà không đi được.
- câu cuối có ý so sánh các bản dịch đều lột tả được:đông lưu thuỷ: dòng nước chảy xuôi về Đông (nước sông Trường Giang?)

Ảnh đại diện

Tống Linh Triệt thượng nhân (Lưu Trường Khanh): Dịch bài này

" vãn" ở đây là trạng từ chỉ thời gian, biểu thị tiếng chuông nghe vào lúc cuối chiều.
" viễn" ở đây cũng là trạng từ (adverb) chỉ địa điểm, bổ nghĩa cho cả câu, hàm ý là : xa xa,(bóng nhà sư)một mình quay trở lại chốn núi xanh (Far away, he came back to...) chứ không phải là tính từ bổ nghĩa cho núi xanh (núi xanh xa xa). Tác giả tiễn nhà sư, nhà sư đi xa rồi (mà còn thấy),thấy sư ở xa xa..
Khi dịch cần chú ý lột được ý này

Ảnh đại diện

Khiển hoài (Đỗ Mục): dich bài này

Xin thảo luận thêm lúc dịch bài này:
Đề bài thơ: Khiển hoài: khiển có nghĩa là vứt bỏ, từ bỏ.Vd khiển muộn có nghĩa là vứt bỏ sầu muộn. Khiển hoài có nghĩa là vứt bỏ hoài niệm (hay từ gì đó phù hợp hơn xin các bạn chọn)

Câu 1 chữ thứ 2: ở đây nên để là "bạc" chứ không nên để là "phách" vì tuy nó có 3 cách đọc (3 nghĩa) nhưng ở đây là "bạc". Bạc có 2 nghĩa a)dáng rộng rãi không nhìn thấy bờ (bàng bạc) 2)không nơi nương tựa, trôi nổi đó đây (lạc bạc), đây là nghĩa nên chọn lúc dịch bài này.

"Tải/tái" ở đây có nghĩa là mang theo, không có ý vận tải, chuyên chở (như Trương Đình Tín-Đường Thi Tuyển Dịch-Nxb Thuận Hoá" đã hiểu).

Câu 2: Chưởng trung khinh: Trương Đình Tín có đề cập đến tích Triệu Phi Yến nhưng tôi thấy không thuyết phục. Theo tôi hiểu khinh ở đây là khinh thường (verb), chưởng trung là trong bàn tay. Hiểu nôm na là xem thường bao nhiêu cô lưng ong có trong tay.

"Nhất" ở đây không phải là số từ mà là trạng từ (adverb) bổ nghĩa cho động từ "giác" với nghĩa là hoàn toàn (totally) nghĩa này có thể gặp trong các cụm "nhất thiết, nhất tâm".

"Hạnh" có nhiều nghĩa nhưng ở đây nghĩa nên hiểu: hạnh = sự cưng chiều (như trong các cụm từ: sủng hạnh, đắc hạnh

Ảnh đại diện

Thiền (Lý Thương Ẩn): Phan Thế Nguyện

Các vấn đề cần bàn ở bài này:
1. Ve ban đêm có kêu không? Ngũ canh là canh 5 hay là suốt 5 canh (phiếm chỉ: như ta nói Sáng chiều là chỉ cả ngày?
2. Chữ hận có nghĩa khác ngoài 2 nghĩa hối hận và hận thù? Có liên thông với nghĩa "rất"(hẫn/ngận) không?
3. "Bão" đây vói nghĩa là ăn no (full) hay là nghĩa hài lòng (content,satisfied)?

Theo ý tôi hiểu:Bài này tác giả cho là ve thanh cao, khổ cực mà phí hoài kêu mãi trong lúc kẻ sát mình là cây tùng vẫn thờ ơ.
Nghĩ lại cảnh mình trôi nổi phiêu bạt, quê cũ qua hồi loạn lạc đã trở lại thanh bình, cảm thấy đã làm phiền ve đã tận lực cảnh tỉnh nên nguyện cả nhà mình sẽ sống thanh cao như ve?
Sơ dục đoạn: tiếng kêu thưa dần như muốn tắt hẳn.

Ảnh đại diện

Lạc hoa (Lý Thương Ẩn): Dịch bài thơ này

-Tác giả đứng ở đâu lúc mô tả: có thể thấy hoặc là trên gác cao hoặc là trong vườn nhưng qua ý các câu sau thì có lẽ ông đứng trên gác cao mới thấy cảnh ở xa như vậy.
-Theo thiển ý của tôi thì 2 câu 3 & 4 không nói gì đến hoa cả: chỉ mô tả các (đường) bờ ruộng"mạch", so le, liên tục gãy khúc (như chữ chi)"sâm si liên khúc",chạy dài đến chân trời, như muốn đưa tiễn ánh tà dương ở nơi xa "điều đệ tống tà huy". Đây là cảnh thường thấy về buổi chiều khi bạn đứng trước một đồng rộng lúc cuối chiều.Như vậy đường bờ ruộng như muốn tống tiễn tà dương chứ không phải hoa muốn tiễn.
Hơn nữa trước đó có nói hoa trong vườn, còn có hoa ở bờ ruụong đến tận chân trời (không phù hợp)
-Ba câu cuối theo ý tôi hiểu là:
xuyên: không có nghĩa xuyên như thông thường mà nghĩa là nắm bắt, ngộ dược, hiểu được (hiện tượng)
Nhưng: nghĩa là luôn luôn,mãi mãi.
Như vậy các câu này ý: (tác giả)đã hiểu được (cái lẽ vô thường của hoa rơi)nên luôn muốn quay về để tâm hồn mình được hướng về cảnh sắc lúc cuối xuân, dù rằng cái thu được (sở đắc) là lệ tràn ướt áo.
(phương: chỉ người có đạo đức, như trong từ Lưu Phương)

Biết là xem hoa rơi là đau buồn mà vẫn muốn xem. Điều này có gì lạ!
Tôi đã đọc Nhất Hạnh, thầy có nói đại ý rằng: người ta luôn muốn dời nghĩa trang ra xa chố đông người (lý do vệ sinh mà)chứ không thì nghĩa trang ở cạnh cũng có cái hay. Thấy cái chết, hiểu được cái lẽ vô thường của đời người nhiều lúc làm người ta sống tốt hơn.
My email:bsthenguyen@yahoo.com

Ảnh đại diện

Tống Kỳ Vô Tiềm lạc đệ hoàn hương (Vương Duy): Dịch ý

Từ bài "Tống biệt" của cùng tác giả, tôi thấy khi tiễn biệt không hẳn người tiễn bày rượu. Nên câu 9-10 của bài trên có Ý:

 (Anh)bày tiệc rượu trên đường Trường An
  Nhất trí là sẽ chia tay với tôi

Ý là bạn nhất trí với tôi sẽ về quê, không ở lại.
Tôi không đồng ý với Trương Đình Tín trong Đường Thi Tuyển Dịch (Nxb Thuận Hoá)khi dịch từ "đồng tâm" là "bạn cùng chí hướng", theo tôi từ "đồng tâm" chỉ có nghĩa là nhất trí (với tác giả)về việc về quê thôi.

2 câu cuối:
 Mưu lược là nghĩa bóng, chỉ tài năng của 1 người
 Dịch: Tài của anh nếu chưa được sử dụng
       Cũng đừng cho rằng hiếm người tri âm
       (còn có tác giả mà)
Điểm tôi muốn nhấn mạnh là từ "thích" phải dịch với nghĩa "nếu như_if" câu sau có hàm ý "thì cũng..."

Ảnh đại diện

Tặng Mạnh Hạo Nhiên (Lý Bạch): Dịch ý bài "Tặng Mạnh Hạo Nhiên"

Xin đề xuất ý kiến sau, mong được các bậc cao minh chỉ giáo thêm:

Phần dịch nghĩa bài thơ này, 2 câu cuối, các bài trên đều dịch "an" là "làm sao". Theo tôi biết nó còn có nghĩa "ở đâu".
"khả ngưỡng" là đáng được ngưỡng mộ (respectable)
Cao sơn theo tôi ở đây là nghĩa bóng chỉ bậc quân tử đức cao vọng trọng.
Theo thiển ý của tôi thì ý của 2 câu cuối là:
" Các bậc cao sơn (không biết) đáng được ngưỡng mộ chỗ nào.
  Chỉ riêng những điều này,(tôi) cũng cung tay bái phục sự thanh cao của ông rồi"
Theo tôi thì "đồ thử" dịch là chỉ riêng những điều này-only these  (trẻ coi thường mũ áo, già nằm giữa mây & thông, mê hoa , mê rượu, không mà thế tục. Chỉ xét các điểm này thì Lý Bạch tự nhận mình cũng khâm phục Mạnh Hạo Nhiên rồi!


Mong được nhận thêm chỉ giáo của các bậc cao minh, xin thư về: bsthenguyen@yahoo.com
Ảnh đại diện

Giai nhân (Đỗ Phủ): Giai nhân

Tôi mới học thêm chữ Hán, mới làm quen thơ Đường qua các bản dịch. Với bài này từ câu 6-8 tôi chưa hiểu rõ "hà túc" nên hiểu như thế nào nhưng 3 câu này nếu dich như trên thì ý có vẻ không logic (anh em bị giết mà còn nói đến chuyện làm quan). Theo ý tôi, các câu này có thể hiểu là anh em nàng bị giết, điều này các quan trên (quan cao) liệu có luận tội đúng (hà túc luận)mà nay xương thịt cũng không tìm được. "Luận" đây là luận đúng tội.Câu này nếu hiểu vậy thì quan cao là chủ ngữ.Nếu như vậy thì ý thơ có vẻ logic hơn. Còn hiểu theo các bản dịch trên thì quan cao là tân ngữ (object)của luận.

Mong được bậc cao minh chỉ giáo. Xin email về: bsthenguyen@yahoo.com
Xin đa tạ

Trang trong tổng số 2 trang (18 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: