Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đăng cao (Đỗ Phủ): Bản dịch của Bùi Khánh Đản

Tiếng vượn kêu thương, gió lộng trời,
Chim bay, cát trắng, bãi xanh phơi.
Bạt ngàn cây gãy tơi bời rụng,
Dằng dặc sông dài cuộn cuộn trôi.
Muôn dặm sầu thu thêm não khách,
Một thân đa bệnh bước lên đài.
Buồn phiền vất vả phai màu tóc,
Chén rượu vừa ngưng, lảo đảo rồi.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Đăng cao (Đỗ Phủ): Thưởng thức bài "Đăng Cao 登高" của Đỗ Phủ.

1. Trước hết, theo Tiêu Đồng nên sửa lại phiên âm chữ 下 ở câu thứ 3, chữ thứ 7 là "há". Và sửa thêm "trường giang" (câu thứ 4) là "Trường Giang", vì ở đây sông là sông Trường Giang chứ không phải là con sông dài bất kỳ.
2. Tiêu Đồng Vĩnh Học xin cung cấp phần chú thích và phần bình giải bài thơ “Đăng cao” được lấy trong sách “Thơ Đường bình giải” của Nguyễn Quốc Siêu để bạn đọc rộng đường tham khảo:

Giải đề: Bài thất luật này Đỗ Phủ viết tại Biện Châu (Biện Châu nay thuộc về địa phận các huyện: Phụng Tiết, Vu Khê, Vu Sơn, Vân Dương tỉnh Tứ Xuyên) vào mùa thu năm Đại Lịch thứ 2 (767). Bốn câu đầu viết về ngày tết Trùng Cửu lên cao thấy những gì và đã vẽ nên cảnh thu, tiếng thu mênh mông bất tận. Bốn câu sau bày tỏ cảm xúc “vạn dặm thu buồn” của ông già bệnh tật sống phiêu bạt tha hương. Qua đó cũng biểu đạt đan xen thế vận gian nan của đất nước. Người xưa rất cảm, rất thích bài thơ này và coi là bài thất ngôn luật thi số một trong tập thơ Đỗ Phủ. Cũng có người đề cao hơn: là bài thơ đứng đầu trong tất cả những bài thất luật từ xưa đến nay.

登高
風急天高猿嘯哀,
渚清沙白鳥飛回。
無邊落木蕭蕭下,
不盡長江滾滾來。
萬里悲秋常作客,
百年多病獨登臺。
艱難苦恨繁霜鬢,
潦倒新停濁酒杯。

Phiên âm:
Đăng cao (1)
Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai,
Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi.
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu há,
Bất tận Trường Giang cổn cổn lai.
Vạn lý bi thu thường tác khách, (2)
Bách niên đa bệnh độc đăng đài. (3)
Gian nan khổ hận phồn sương mấn, (4)
Lạo đảo tân đình trọc tửu bôi. (5)

Chú thích:

(1) Đăng cao: Đây là bài thơ bày tỏ cảm xúc lúc trèo lên cao vào ngày tết Trùng Cửu (mồng 9 tháng 9 âm lịch, còn gọi là tết Trùng Dương). Tào Phi trong bài “Cửu nhật dữ Chung Do thư” có viết: “Năm qua tháng lại, bỗng tới mồng 9 tháng 9. Chín là số dương (số nhiều), mà tháng và ngày cùng ứng thì tục lệ đón mừng là để hợp với sự trường cửu, cho nên bày tiệc hội”. Ở Trung Quốc tục lệ có từ cổ xưa là đến ngày lễ tết này thì trèo trên đồi cao và cắm cánh thù du lên đầu hoặc mình nhằm tránh nạn dịch.
(2) Bi thu: Trong bài “Cửu biện” của Tống Ngọc (Tr CN 290 - Tr CN 223), nhà thơ lớn người nước Sở) viết: “Bi tai, thu chi vi khí dã, tiêu sắt hề thảo mộc dao lạc nhi biến suy, liêu lật hề nhược tại viễn hành” (Nghĩa là: Buồn thay khí thu, xào xạc cỏ cây trút lá mà tàn, thê lương lạnh lẽo như trên chặng đường xa). Sau Tống Ngọc, các nhà thơ nhà văn thời xưa cũng làm nhiều bài về thu buồn. Vạn lí: Vạn dặm, ở đây chỉ xa quê. Khách: Người li hương.
(3) Bách niên: Nói về một đời người: Người xưa coi thượng thọ là 100 tuổi.
(4) Sương mấn: Tóc mai như sương, sợi trắng nhiều hơn đen.
(5) Lạo đảo: Đau yếu (Đây là từ đa nghĩa, Từ Hải coi từ này trong câu thơ của Đỗ Phủ mang nghĩa: ốm yếu. Đường thi tam bách thủ toàn dịch – NXB Nhân dân Quý Châu cũng chú thích là đau ốm quặt quẹo, do bị lao phổi).

Dịch nghĩa:

Gió (thu lạnh) thốc, trời cao (xanh), tiếng vượn kêu sầu thảm,
Bến nước trong, bãi cát trắng, chim bay lượn.
Rừng cây mênh mông xào xạc trút lá,
Con sông Trường Giang mênh mông cuồn cuộn đổ về.
Thường phải tha hương nơi đất khách xa muôn dặm mà gặp cảnh thu buồn,
Lại còn cuối đời lắm bệnh tật nữa chứ, lúc này ta một thân một mình trèo lên đài cao.
Thời thế gian nan, tiếc thương tóc mai đã nhuốm sương,
Ốm đau quặt quẹo không còn gần với chén rượu được nữa.

Lời bình:

Bốn câu đầu là bức tranh thiên nhiên thảm đạm, với cảnh gió thốc vượn kêu, lá rụng và cả sóng nước cuồn cuộn mà quạnh vắng. Đó cũng là bức tranh về xã hội đương thời. Bốn câu sau nói về cảnh ngộ nhà thơ, là lời than về nỗi buồn đau tích tụ. Liên thứ ba: Vạn lí … đăng đài thật là xúc tích mà hàm nhiều tầng nghĩa, bao đời nay các nhà bình thơ rất thán phục.
Về nghệ thuật, điểm đặc sắc thứ nhất là tình và cảnh đã hòa quyện làm một, không thể chỉ ra là nhân cảnh mà sinh tình hay nhân tình mà sinh cảnh. Hãy quay lại bốn câu đầu với cảnh tượng thê lương do lên cao mà thấy được, đó cũng chính là nỗi đau về nhà về nước và về mình. Điểm thứ hai là lời thơ hàm súc, sâu lắng và tinh luyện, nhất là với liên thứ ba. Điểm thứ ba là rất đối chỉnh, cách luật chặt chẽ. Ở đây, ta thấy cả 8 câu đều đối, 4 liên đối rất chỉnh mà lại rất tự nhiên. Hồ Ứng Lân đời Minh cho rằng bài thơ này: rất có sức nặng mà tỏa sáng muôn xa.


Nguồn: Nguyễn Quốc Siêu, Thơ Đường bình giải, NXB Giáo dục, 2005.
Ảnh đại diện

Vịnh Nguyễn hành khiển (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Gặp hội gió mây quyết ruổi rong,
Dân đen khát sống, nỡ ngồi trông?
Diệt trừ giặc giữ tìm mưu lược,
Thu lại cơ đồ lập đại công.
Sự nghiệp oai hùng ngời sử sách,
Tiếng tăm lừng lẫy rạng non sông.
Công danh, nếu biết con đường khó,
Thà sớm lên non với Xích Tùng.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Vịnh Nguyễn hành khiển (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Văn Huyền

Gặp hội phong vân gắng ruổi rong,
Dân lành khắc khoải những chờ mong.
Rắp đem mưu lược lui quân Bắc,
Thu lại giang sơn rạng giống Hồng.
Dậy đất, thanh danh lừng cõi giặc,
Chống trời, sự nghiệp nức non sông.
Công danh ví biết khôn toàn vẹn,
Thà sớm đi theo bước Xích Tùng.

Ảnh đại diện

Sơn trà (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Trần Văn Nhĩ

Xuân sang có khách tặng sơn trà,
Măt loá say rồi chẳng thấy hoa.
Tóc bạc da mồi mình lão nhỉ!
Đai vàng áo tía bác đây à?
Gớm phường xỏ lá, kinh mưa bụi,
Sợ gió lộng mai, oán rớt hoa.
Cũng muốn xem hoa đành cậy mũi,
Hơi hương đếch thấy, chỉ cười khà!


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Sơn trà (Nguyễn Khuyến): Bản dịch của Nguyễn Khuyến

Tết đến người cho một chậu trà,
Đương say ta chẳng biết rằng hoa.
Da mồi tóc bạc ta già nhỉ,
Áo tía đai vàng, bác đấy a!
Mưa bụi những kinh phường xỏ lá,
Gió to, lại sơ nó rơi già.
Xem hoa ta vẫn xem bằng mũi,
Chẳng thấy mùi hương, một tiếng khà.


Bản dịch của chính tác giả, chép trong Nam âm thảo (VHv.2381), Quốc văn tùng ký (AB.383), Quế Sơn Tam nguyên thi tập (A.3160).

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tặng Võ công (Hồ Chí Minh): Bản dịch của (Không rõ)

Ngàn dặm cụ tìm đến,
Một lời trăm cảm thông!
Thờ dân tròn đạo hiếu,
Thờ nước vẹn lòng trung.
Cụ đến tôi mừng rỡ,
Cụ đi, tôi nhớ nhung.
Một câu xin tặng cụ:
“Kháng chiến ắt thành công”.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Tặng Võ công (Hồ Chí Minh): Bản dịch của Vũ Ngọc Khánh

Bác tìm tôi trải dặm ngàn,
Một lời nói đủ muôn vàn cảm thông.
Thờ nước xin hết chữ trung,
Xin đem chữ hiếu hết lòng thờ dân.
Bác ra, tôi rất vui mừng,
Bác về, tôi những ân cần nhớ nhung.
Gửi cho Bác chỉ một dòng,
Kháng chiến nhất định thành công hoàn toàn.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Thường cam (Nguyễn Tư Giản): Bản dịch của (Không rõ)

Quê hương vắng bặt tin chờ,
Vùng đầm đất Sở chén no cam đường.
Ước chi cánh nhạn Hành Dương,
Lại bay theo gió về phương Nam nhà.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Ảnh đại diện

Thường cam (Nguyễn Tư Giản): Bản dịch của Hoàng Tạo

Quê nhà tin tức bặt,
Chằm Sở nếm no cam.
Ước được như đàn nhạn,
Vượt Hành Dương về Nam.


[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn]

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: