Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Đom Đóm ngày 10/07/2022 00:10
Đoạn cuối bài thơ là một thắc mắc không rõ thừa hay thiếu, có 2 bản khác nhau:
1. “Ta nằm trong vũng trăng.”
2. “Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra.”
Các nguồn đăng theo bản 2 mà theo mình thấy đáng tin cậy:
- Tạp chí Văn học Việt online - Ra thường kỳ vào các ngày 5 - 15 - 25 hàng tháng
https://sites.google.com/...%C3%A0o%20quang%E2%80%9D.
- Báo Tiền phong
https://tienphong.vn/han-...-gioi-tinh-post903829.tpo
- Luận án thạc sĩ Tìm hiểu nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử của Lê Thị Hải, hướng dẫn bởi PGS-PTS Phùng Quy Nhâm
https://vannghiep.vn/2016...ghe-thuat-tho-han-mac-tu/
- Bài luận đã đăng trên Tạp chí văn học (?)
https://2konmuwkj.wordpre...han-the-nay-benh-tat-nay/
Gửi bởi Đom Đóm ngày 10/05/2022 23:23
Có một lần ở tại nhà trọ của Lư phố Hàm Long tôi cười hỏi Lưu Trọng Lư:
- Lư ơi, bài thơ Tiếng thu có phải thật của cậu không?
Có Nguyễn Xuân Huy ngồi đấy, Lư “cười như nắc nẻ”:
- Thằng này mơ mộng thật! Mi tưởng bài đó của Thế Lữ à?
- Thế Lữ làm gì nổi một bài thơ như thế. Nhưng tao có đọc một bài thơ của một thi sĩ Nhật Bản, giống hệt bài thơ của mày, và bài thơ Nhật cũng tựa đề là Tiếng thu.
Lưu Trọng Lư ngó Xuân Huy:
- Huy, mầy thấy thằng Vỹ nó điên không?
Huy bảo tôi:
- Bài thơ Nhật như thế nào?
- Mày muốn chép, tao đọc cho chép. Đây là một bài Tanka nổi tiếng:
Oku yama niTác giả là Sarumaru, thế kỉ VIII.
Momoji fumi wake
Naku shika no
Koe kiku toki zo
Aki wa kanashiki
Combien triste est l’automne- Karl Petit, trong quyển La poésie japonaise (Ed. Seghers) lại dịch đảo ngược lại, nhưng đúng theo nguyên văn bài thơ Nhật:
Quand j’entends la voix
Du cerf qui brame
En foulant et dispersant les feuuilles des érables
Dans les profondeurs de la Montagne.
Aux profondeurs de la MontagneDịch đúng nghĩa ra Việt văn:
Ecartant et foulant les feuilles d’érable
Le cerf brame
Et à l’entendre ainsi,
Ah! que l’automne m’est lourdement triste!
Trong núi rừng sâuBài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư!
Ta nghe tiếng xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Ôi buồn làm sao!
…Lưu Trọng Lư cãi liền:
Em không nghe mùa thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
…Tôi cười:
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ.
Partir c’est mourir un peuChỉ đổi động từ Partir thành Yêu mà thôi.
(Đi, là chết trong lòng một tí).
Gửi bởi Đom Đóm ngày 24/04/2022 14:42
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đom Đóm vào 24/04/2022 14:45
‘’Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay…
Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!‘’
Đây là một bài thơ đã quá nổi tiếng. Người ta có thể đọc nó làu làu. Nhạc sĩ Vũ Thành An thậm chí đã phổ nó thành “Bài không tên số 50”, Duy Quang và Trần Thu Hà đã thâu nó vào đĩa hát, nam thanh nữ tú vào thuở chưa có Internet đã chép vào sổ thơ, rồi chép tặng cho nhau. Vậy mà đến tận bây giờ, người ta lại chẳng tỏ tường gốc tích của bài thơ đó.
Giọng điệu của bài thơ rõ ràng là nữ. Ấy vậy mà một thời gian, người ta vẫn gán ghép nó cho những nhà thơ nam như Evgueni Evtushenko hay lạ lùng hơn, Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Sau một hồi tra cứu, người viết đã có thể xác nhận bài thơ này là của Silva Kaputikian, một nữ thi sĩ người Armenia rất nổi tiếng ở nước bà.
Bà Silva Kaputikian sinh ngày 5/1/1919 trong một gia đình giáo viên. Bà bắt đầu in thơ từ năm 1933 và là tác giả của hơn 60 tập sách/thơ, được xuất bản bởi tiếng Nga lẫn Armenia. Thơ bà từng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tháng 2/1988, khi tiếp bà tại điện Kremlin, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev nồng nhiệt thừa nhận vợ mình, bà Raisa, cực kỳ mê thơ của bà. Thơ của Silva Kaputikian được đưa vào chương trình giáo dục tại Armenia. Ở thành phố Yerevan, nơi bà sinh ra, có trường học và đường mang tên bà.
Ngay đầu năm nay thôi, để ghi nhận những thành tựu của bà trong văn chương lẫn xã hội, Armenia đã phát hành con tem có hình bà. Trong hàng trăm bài thơ của bà, có bài thơ “bí ẩn” mà chúng ta đang nói đến, nhan đề: “Em bảo anh: Đi đi”.
Bài thơ ấy, nguyên gốc tiếng Nga như sau:
Да, я сказала: “Уходи”
Да, я сказала: “Уходи.” –
Но почему ты не остался?
Сказала я: “Прощай, не жди”, –
Но как же ты со мной расстался?
Моим словам наперекор,
Глаза мне застилали слезы.
Зачем доверился словам?
Зачем глазам не доверялся?”.
Dịch Nghĩa:
Vâng, em bảo: “Đi chỗ khác đi”
Nhưng sao anh không ở lại?
Em nói: “Tạm biệt, đừng chờ đợi”
Nhưng tại sao anh chia tay?
Trái ngược lời nói của em
Mắt em đầy nước mắt.
Tại sao anh tin lời em nói?
Tại sao anh không tin đôi mắt em?.
Và có rất nhiều bản dịch cho bài thơ này, với nguồn gốc và xác nhận rõ ràng của dịch giả. Ví dụ như bản dịch dưới đây của Nguyễn Viết Thắng, một dịch giả người Hà Tĩnh chuyên dịch thơ Nga.
EM BẢO ANH ĐI ĐI
Em bảo anh: “Đi đi!”
Sao anh không ở lại?
Em bảo anh: “Đừng đợi!”
Sao anh lại ra đi?
Những lời em trái ngược
Mắt em lệ đầy vơi
Tại sao anh tin lời?
Sao không nhìn đôi mắt?
Một bản dịch khác, của Thái Bá Tân, như sau:
Em bảo anh: Đi đi!
Sao anh không đứng lại?
Em bảo: Thôi, ích gì...
Ai ngờ anh xa mãi.
Đôi mắt em, lặng im.
Nhưng mắt em nói thật.
Sao anh tin lời em,
Mà không tin đôi mắt?.
Một bản dịch khác, của Huyền Anh:
Em bảo: anh đi đi!
Sao anh không ở lại?
Em bảo: đợi chờ chi!
Sao anh xa em mãi?
Lời em buông cứng cỏi,
Lệ em trào mắt đen.
Sao anh tin lời nói,
Mà không nhìn mắt em?.
Đọc một loạt 3 bản dịch vừa nêu, có lẽ bạn đọc cũng đồng ý: bản dịch đầu tiên của dịch giả “bí ẩn” vẫn hay nhất. Nó toát ra được nét đáng yêu cực kỳ nữ tính. Đặc biệt là ở 4 câu sau:
“Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!”.
Chữ “ngốc” không có trong bản gốc, mà là một sáng tạo của dịch giả. Sự sáng tạo này, tuỳ bạn theo trường phái dịch thuật nào, mà thích hay không thích. Nhưng rõ ràng khi đặt vào toàn bài, nó lại rất đắt, bởi nó là lời mắng yêu, rất phù hợp với không khí toàn bài thơ.
“Bài không tên số 50” của nhạc sĩ Vũ Thành An đã lấy hoàn toàn bản dịch này. Sau đó, Vũ Thành An còn viết thêm vài khổ cho bài nhạc dày dặn hơn. Điều lạ lùng là chính nhạc sĩ cũng không biết bài thơ đó của ai. Sách Tình khúc Vũ Thành An (NXB Văn Hoá – Văn Nghệ TP.HCM, in năm 2015) có lời nói đầu của ban biên soạn: “Tuyển tập được xuất bản tuyệt đối trung thành với ấn bản do chính tác giả ký âm và ghi lời hát”.
Khi tìm đến “Bài không tên số 50”, chúng ta thấy sách ghi: “Cảm hứng từ một câu thơ vô danh”. Nghĩa là vào thời cũ Vũ Thành An phổ nhạc, bài thơ này đã nổi tiếng lắm rồi, một sự nổi tiếng bí ẩn vì chả ai biết tác giả của nó là ai.
Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay 974 (1-9-2017) có một bài viết rất đáng chú ý của tác giả Phan Xi Păng. Theo tác giả, bài thơ bí ẩn kia không chỉ được Vũ Thành An soạn thành ca khúc, mà còn được nhạc sĩ Văn Ký viết thành một ca khúc khác. Văn Ký là tác giả của nhiều ca khúc như Bài ca hy vọng, Nha Trang mùa thu lại về, Hạ Long chiều tím, Trời Hà Nội xanh… Tác giả khẳng định ông Văn Ký đã nói với mình như sau:
- Phanxipăng à, ca khúc Sao mà anh ngốc thế! do tôi soạn năm 1993, phổ thơ Kaputikyan, bản Việt dịch của Hồ Ngọc Đại đấy.
Hồ Ngọc Đại ở đây chính là vị Giáo sư đã nổi tiếng như cồn sau cuộc tranh luận tốn nhiều giấy mực về công nghệ giáo dục hồi năm ngoái. Để chứng minh cho luận điểm của mình, tác giả Phanxipăng còn cẩn thận chụp lại một trang trong cuốn Tuyển tập ca khúc Bài ca hy vọng (NXB Hà Nội, 2015) của Văn Ký. Trang ấy ghi lại bản nhạc rất rõ ràng: “Thơ: KAPUXTIAN. Dịch thơ: Hồ Ngọc Đại”.
Nhưng hôm qua, tôi gọi điện trực tiếp cho giáo sư Hồ Ngọc Đại, ông khẳng định mình chưa từng dịch một bài thơ nào như thế. Ông cũng bảo mình chưa nghe đến tên nhà thơ người Armenia lần nào!
Lại có nguồn bảo người dịch bài thơ trên là Xuân Diệu. Tôi càng cảm thấy lạ, bởi vì một cái tên lừng lẫy như Xuân Diệu, bài thơ vừa dịch thì đương thời đã lập tức “viral” như thế, sao người ta có thể tự dưng bỏ mất cái tên của ông ở phần dịch thơ được.
Vậy rốt cục, dịch phẩm tuyệt vời của bài thơ “Em bảo anh đi đi” rốt cục là ai? Tại sao nó lại có một đời sống dai dẳng mà rất ít người biết về nó? Đấy là một dịch giả tài tử nào đó dịch rồi quên ghi tên, hay của một văn nhân nổi tiếng nào mà tên dịch giả đã bị rơi rụng theo thời gian?
Nhưng chí ít chúng ta cũng đã biết được: tác giả của nó là một nhà thơ nữ, lừng danh người Armenia. Và nó đã nói lên thuộc tính muôn đời của phái nữ khi yêu: Nói vậy chứ… không phải vậy!
Gửi bởi Đom Đóm ngày 24/04/2022 13:49
Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay…
Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!
Gửi bởi Đom Đóm ngày 14/03/2022 16:12
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đom Đóm vào 14/03/2022 16:13
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em.
Chiều thu lá rụng êm đềm
Vàng sân lá đổ cho mềm chân em
Tại vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn
Nhìn vầng trăng sáng lung linh
Nhìn em mười sáu như cành hoa lê
Rồi mùa thu ấy qua đi
Chợt em mười tám chợt nghe lạnh lùng
Thuyền đành xa bến sang sông
Hàng cấy trút lá tình đi lấy chồng
Chiều nay nhớ ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Người đi biết về phương nào
Bỏ ta với ngọn trúc đào bơ vơ.
Gửi bởi Đom Đóm ngày 31/10/2021 19:19
Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thuỵ ơi và tình ơi
Như loài chim bói cá
Trên cọc nhọn trăm năm
Tôi tìm đời đánh mất
Trong vũng nước cuộc đời
Trong vũng nước cuộc đời
Thuỵ ơi và tình ơi
Điệp khúc:
Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh run
Vì sao chân không vững
Vì sao và vì sao
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thuỵ bây giờ về đâu
Thuỵ bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Thuỵ bây giờ về đâu
Bây giờ về đâu
Thuỵ bây giờ về đâu
Bây giờ về đâu
Đừng đừng bao giờ em hỏi
Vì sao và vì sao
Gửi bởi Đom Đóm ngày 07/10/2021 01:10
Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, thà như giọt mưa khô trên tượng đá.
Thà như mưa gió đến ôm tượng đá, có còn hơn không, có còn hơn không (2 lần)
Người từ trăm năm về như dao nhọn, người từ trăm năm về như dao nhọn.
Dao vết ngọt đâm, ta chết trầm ngâm. Dòng máu chưa kịp tràn (2 lần)
Người từ trăm năm về khơi tình động, người từ trăm năm về khơi tình động.
Ta chạy vòng vòng ta chạy mòn hơi, nào có hay đời cạn nào có hay cạn đời..
Đó là ca từ trích trong bài nhạc Boston quen thuộc, nổi tiếng, bất hủ, phổ từ thơ của thi sỹ Nguyễn tất Nhiên, sáng tác vào năm 1972 của nhạc sỹ PHẠM DUY, bài THÀ NHƯ GIỌT MƯA.
Một chút câu chuyện về bài hát này, nhiều người yêu nhạc như chúng ta biết nhạc phẩm ‘Thà Như Giọt Mưa’ của nhạc sỹ Phạm Duy là phổ từ bài thơ ‘Khúc Tình Buồn’ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Thế nhưng có đọc bài thơ và nghe nhạc thì mới thấy lời bài hát có nhiều điểm khác với bài thơ. Cụ thể trong bài hát chúng ta nghe “Người từ trăm năm về ngang trường Luật” hay “Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu”. Những ý này hoàn toàn không có trong bài thơ ‘Khúc Tình Buồn’, tiếp tục trong đoạn kết bài hát có nhắc đến một người con gái tên Duyên thế và trong bài thơ cũng không có chi tiết này. Tất cả những chi tiết hơi khác biệt so với bài thơ gốc trên, thật ra n/s chúng ta đã lấy dữ liệu ở một bài thơ khác của thi sỹ, đó chính là bài thơ “Duyên Tình Con Gái Bắc” viết cho cô bạn học chung phổ thông (trung học Ngô Quyền, T/p Biên Hoà) cùng lớp tên Duyên gốc bắc di cư, cô cũng là mối rung động đầu đời của n/s, nhưng sau khi ngõ ý qua việc trao tặng tập thơ và nhận hồi âm, cô chỉ xem n/s như là bạn bè không sinh tình ý gì khác. Một thời gian sau thi sỹ nhà ta lại một lần nữa yêu một cô gái gốc bắc khác và cô này mới làm ông si tình chạy vòng vòng, mệt mỏi, mòn hơi với nhiều sáng tác lồng nỗi đau khổ, buồn than..(trong Khúc Tình Buồn) và nhạc sỹ PD khi lấy thơ ông phổ nhạc nào biết thi sỹ đào hoa, có đến hai cô gái gốc bắc nên mới sinh ra sự nhầm lẫn thú vị khi gắn cô bạn học tên Duyên là người tạo nên sự đau khổ muôn niên, đau khổ trăm năm…mà lời lẽ ca từ dường như muốn bảo chính “Duyên” là người đã phụ tình tác giả.
Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]