Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Vãn lập (Nguyễn Trãi): bình luận

Câu 1 và câu 2 của bài này quá tuyệt.Cụ Nguyễn Trãi có 2 câu thơ tả mùa thu vào loại độc nhất vô nhị từ xưa đến nay, từ Trung Quốc đến Việt Nam

Ảnh đại diện

Ký Thanh Phong am tăng Đức Sơn (Trần Thái Tông): bày tỏ một vài suy nghĩ

Một vị hoàng đế có một bài thơ như thế này kể cũng lạ;Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh- tự nghĩ rằng tâm của mình sạch trong như phong cảnh. Lại nữa: Cá trung tư vị vô nhân thức- mặc cho ai muốn hiểu mình như thế nào cũng được. Ý nghĩa 2 câu thơ có thể tạm hiểu: mọi người muốn hiểu mình như thế nào cũng được, chỉ cần tâm của mình sạch trong như phong cảnh.
Một vị hoàng đế nắm quyền sinh sát mà lại tự than thở và động viên mình, thế mới biết tâm tư trĩu nặng của nhà vua khi trị vì đất nước, họ hàng bên vợ không bảo vệ được, vợ thì không giữ được lại phải lấy vợ của anh ruột về làm vợ.
Thực ra Trần Thái Tông còn hai câu thơ rất hay:
" Vị minh nhân vọng phân tam giáo
Liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm"
Người đời khi chưa hiểu thì chia thành 3 giáo (nho giáo , Phật giáo. . .) khi hiểu ra rồi thì chỉ có một chữ tâm.

Ảnh đại diện

Đề vân oa (Nguyễn Trãi): dịch nghĩa

từ xưa đến nay các bản dịch đều sai câu 2:
- Tiêu tiêu thuỷ: nước chảy nghe réo réo ( như tiếng ngựa hý. Cụ Nguyển Trãi tả: Nghe như có tiếng đàn cầm bên tai.
- Trúc cư: cây trúc cư ngụ - Cũng phù hợp với rừng trúc ở Côn Sơn.
Như vậy: dịch nghĩa câu 2- ngoài sân tĩnh mịch có những thuỷ trúc , là không phù hợp, xin nói thêm thuỷ trúc là một loài cỏ cao khoảng 1m nếu có gió thổi thì chỉ phát ra tiếng kêu xào xạc hoặc rào rào mà thôi.
Nghĩa đúng có lẽ nên hiểu: Ngoài sân nước chảy róc rách giữa giữa rừng trúc
Tạm dịch thơ:
Trên giường đầy sách, nửa rèm hoa
Rừng trúc bên ngoài suối reo ca

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: