Trang trong tổng số 28 trang (273 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Pháp Huệ tự Hoành Thuý các (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Sáng Ngô san nằm ngang đã thấy
Chiều Ngô san đứng dậy sững cao
Ngô san dáng vẻ vốn nhiều
Luôn thay đổi thế để chiều thú vui
Người nhàn nhã đứng nơi gác tía
Thấy thênh thang mọi phía chân trời
Ai bày Thiên Bộ dáng đồi
Để làm biển hiệu chiêu bài cảnh quan
Xa quê mãi mỗi lần xuân tới
Nỗi buồn xuân hơn nỗi buồn thu
Nhớ Trạc Cẩm bơi Bình Hồ
Ngắm Hoành Thuý các nhớ tòa Nga Mi
Lan can chạm đẹp chi được mãi
Chẳng riêng người tựa thấy già nua
Trăm năm hưng phế được thua
Ao đài mai mốt hóa ra gò đồi
Du khách muốn tìm nơi ta tới
Tìm Ngô san dáng núi nằm ngang.

Ảnh đại diện

Hoạ Tử Do “Mãnh Trì hoài cựu” (Tô Thức): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Đời qua mọi nẻo giống gì đây
Tựa cánh hồng bay dẫm tuyết dầy
Móng ngón bỗng in bùn tuyết giữ
Đông tây đâu kể cánh hồng bay
Sư già thâm tịch thành ngôi tháp
Tường đổ thơ đề mất dấu tay
Đường khấp khểnh ngày qua có nhớ
Nhoài người mệt mỏi hý la gầy.

Ảnh đại diện

Ô diêm giốc hành (Đới Phục Cổ): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Sáo long tu trống đà tiêu phượng
Say sắc xuân đèn sáng tiệc tùng
Ca hay múa đẹp đắm lòng
Chỉ là vui thú, ngoài không ích nào
Cuốn kèn lá bằng sao thôn dã
Để trong thôn biết đã mùa màng
Thôn nam, thôn bắc tiếp vang
Sau mưa cày ruộng bê vàng đồng xanh
Mùa đại mạch vàng nhanh tiếng thúc
Xanh biếc mầu mạ mọc tiếng đưa
Giốc này người bảo trẻ đùa
Là ai biết giốc người xưa thổi gì?
Nhà nông oán khổ vì vất vả
Mượn tiếng này vui hả cho khuây
Tiếng giốc thổi sáng ra cày
Nhà nông thổi giốc chứa đầy niềm vui
Giốc này sánh so vời Trâu Tử
Luật hợp cùng chung lữ, cung thương
Tiếng rất cổ, hình rất thường
Thổi trong hang lạnh mọc bừng lúa kê.

Ảnh đại diện

Hoài thôn binh hậu (Đới Phục Cổ): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Không chủ trồi đào tự nở hoa
Quạ sương cỏ rậm trải là là
Mấy nơi tường đổ bao quanh giếng
Tất cả đó đây trước có nhà.

Ảnh đại diện

Hu Di bắc vọng (Đới Phục Cổ): Bản dịch của Hà Như

Nhìn lên chốn Bắc xa vời vợi
Chim lại quay về bay chẳng tới
Nỗi nhớ Trung Nguyên lệ chảy tràn
Đô Lương lựa sức trèo trên núi.

Ảnh đại diện

Quá Thuỳ Hồng (Khương Quỳ): Bản dịch của Lê Xuân Khải

Cũ điệu, mới lời cứ lựa theo
Tiểu Hồng nhẹ giọng, dặt dìu tiêu
Đường Tùng Lăng hết, câu ca dứt
Mười bốn nhịp vương khói sóng chiều.

Ảnh đại diện

Trừ dạ tự Thạch Hồ quy Điều Khê kỳ 10 (Khương Quỳ): Bản dịch của Hà Như

Qua đêm vòng ngọc lạnh còn vương
Tuyết đọng rêu xanh bám mạn tường
Tiếng sáo oán ai, từ đâu vẳng
Trên cành liễu rủ chấm xuân vàng.

Ảnh đại diện

Hồ thượng ngụ cư tạp vịnh (Khương Quỳ): Bản dịch của Hà Như

Lá sen phe phẩy mát hồ trong
Lều cỏ đêm trăng vắng khúc nồng
Phiêu bạt giang hồ đời vẫn thế
Tiếng thu chợt nhắc vị hương đồng

Ảnh đại diện

Trừ dạ tự Thạch Hồ quy Điều Khê kỳ 01 (Khương Quỳ): Bản dịch của Hà Như

Cỏ non xuyên cát tuyết dần tan
Khói nước cung Ngô lạnh lẽo tàn
Khuất trúc hoa mai ai thấy được
Đêm về cầu đá thoảng hương lan.

Ảnh đại diện

Trừ dạ tự Thạch Hồ quy Điều Khê kỳ 01 (Khương Quỳ): Bản dịch nghĩa

Dịch nghĩa:
Đêm Ba mươi Tết từ Thạch Hồ về Diều Khê kỳ 01
Cỏ nhỏ xuyên qua cát tuyết tiêu gần hết
Cung Ngô lạnh lẽo nước từ xa chảy lại
Hao mai khuất trong trúc không ai trông thấy
Đêm đến hương thơm thoảng ra cầu đá.


Thạch Hồ: ở phía đông nam Thái Hồ thuộc Tô Châu, nơi ở của Phạm Thành Đại.
Diêu Khê: Tên khác của huyện Ngô Hưng, nơi ở của Khương Quỳ.

Trang trong tổng số 28 trang (273 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: