Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): 30 lần thách đấu của Puskin

Thống kê 30 lần thách đấu của Puskin

Lần đầu tiên, Piôtr Đệ nhất ban sắc lệnh cấm đấu súng ở Nga vào năm 1715. Luật quy định tước hết chức vụ, tịch thu gia sản và tử hình với người phạm tội này. Nhưng ngày đó, chuyện đấu súng rất ít khi xảy ra. Đấu súng bắt đầu diễn ra nhiều hơn chính là vào nửa đầu thế kỉ XIX (mặc dù giống như xưa kia, việc đấu súng vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật.) Vừa đúng thời Puskin đang sống. Puskin và bạn bè được giáo dục trong thời gian có cuộc chiến tranh vệ quốc chống Napoleon, họ thấm nhuần tinh thần chiến thắng, tiếp nhận nhiều truyền thống của châu Âu và có thái độ bảo vệ danh dự rất nghiêm ngặt.
Những người sống cùng thời coi Puskin có tính hay gây gổ và dễ nổi nóng. Ivan Pushin là bạn thân thời học trường lítsê của Puskin đã viết như sau: “Ngay từ ngày đầu, Puskin đã thể hiện mình là người dễ cáu bẳn hơn tất cả và vì thế không tạo được thiện cảm chung. Trong tính cách của nhà thơ có sự pha trộn tính bạo dạn hơi quá với nhút nhát một chút, hai tính cách này không hài hoà với nhau, vì thế chỉ gây hại cho Puskin mà thôi. Điềm chính là, nhà thơ bị thiếu cái gọi là sự tinh tế, khéo léo. Nhưng người chung quanh nhận thấy nhà thơ rất tốt bụng và có lòng vị tha. Cứ xem lịch sử các cuộc đấu súng của nhà thơ thì hiểu được tính cách của ông.
Nhà thơ chưa một lần làm đối thủ sứt một vảy da, trừ cuộc đấu súng cuối cùng. Nhà thơ Nga vĩ đại là “tù nhân của danh dự”. Trong mấy cuộc đấu súng nhà thơ đã tham gia, A. Puskin luôn không nổ súng trước.

1816. Puskin thách đấu với Pavel Gannibal, là bác ruột. Nguyên nhân: Pavel đã “nẫng tay trên “của cháu Puskin mới 17 tuổi, vì đã mời nhảy một quý cô mà Puskin có cảm tình trong buổi khiêu vũ. Kết cục: không có đấu súng. Gannibal đã viết:
Xasa ơi, dù cháu thách ta giữa sàn nhẩy,
Gọi chính ta, Pavel Gannibal ra đấy,
Nhưng, Gannibal, hỡi trời ơi,
Chưa bao giờ đánh lộn chỗ đông người

1817. Puskin thách đấu với nhà thơ Petr Kaverin, là bạn mình. Nguyên nhân: Kaverin đã sáng tác thơ vui trêu chọc. Kết cục: không có đấu súng.

1819. Puskin thách đấu với nhà thơ Kôndrachi Rưlêép. Nguyên nhân: Rưlêep đã kể lại trong một phòng khách thượng lưu chuyện Tolstoi cười giễu Puskin. Hình như Puskin bị đánh đòn trong văn phòng mật của Bộ nội vụ. Kết cục: không có đấu súng.

1819. Puskin thách đấu với Môđét Korph, một nhân viên bộ tư pháp. Nguyên nhân: khi đang say rượu, gia nhân của Puskin đã gây sự với gia nhân của Korph, và người này đã đánh đập gia nhân của Puskin. Kết cục: không có đấu súng.

1819. Puskin thách đấu với bá tước Phiôdor Tolstoi. Nguyên nhân: Kể chuyện vui là Puskin bị ăn vọt trong văn phòng mật. Hai bên cùng viết thơ giễu cợt chua cay nhau, nhưng không ai đến bãi đấu súng. Kết cục: không có đấu súng.

1819. Puskin thách đấu với thiếu tá Đenhisevích. Nguyên nhân: Puskin đã có thái độ khiêu khích trong rạp hát, kêu gào, la het với diễn viên. Và Đenhisevich đã lên tiếng góp ý Puskin. Kết cục: không có đấu súng.

1820. Đấu súng với một người Hy Lạp không rõ lai lịch. Nguyên nhân: người Hy Lạp ở Kishinhiôp. (không ai nhớ được họ tên người này) nhận lời thách đấu từ Puskin do người này ngạc nhiên về chuyện làm sao có thể không biết cuốn sách mà tình cờ họ vừa nói tới. Kết cục: không có đấu súng.

1821. Puskin thách đấu kiếm với một sỹ quan Pháp. Nguyên nhân: cãi nhau trong hoàn cảnh không rõ ràng. Kết cục: không có đấu kiểm. Đelgil từ chối đấu kiếm.

1822. Puskin bị trung tá Semiôn Starôp thách đấu. Nguyên nhân: không nhường nhau dàn nhạc trong khách sạn ở sòng bạc casino, do cả hai cùng ham chơi quá. Kết cục: Cả hai cùng bắn, nhưng đều trượt.

1822. Puskin thách đấu với quan tư vấn đã 65 tuồi Ivan Lanôp. Nguyên nhân: cãi nhau trong tiệc hội. Lanôp gọi nhà thơ là tên còn bú sữa mẹ, và Puskin đáp lại bằng cách gọi đối thủ là hũ rượu và thách đấu súng nhau. Kết quả: không có đấu súng, Puskin bị bắt giam.

1822. Puskin thách đấu với một viên quan người Môndavi là Todor Balsh, chủ nhà nơi Puskin đến làm khách ở Môndavi. Nguyên nhân: Maria đã trả lời cho Puskin trước một câu hỏi gì đó của ông chồng Balsh. Kết cục: cả hai đã bấm cò bắn, nhưng đều trượt.

1822. Puskin thách đấu súng một địa chủ người vùng Besarạpski Skartl Prunkulo. Nguyên nhân: đối thủ là người làm chứng trong một cuộc đấu súng, mà Puskin cũng là người làm chứng, và hai người không thoả thuận được về các điều khoản đấu súng. Kết cục: không có đấu súng.

1822. Puskin thách đấu với Severin Potoski. Nguyên nhân: tranh luận trong bữa ăn trưa về chế độ nông nô. Kết cục: không có đấu súng.

1822. Đại uý Rútkôpski đã thách đấu Puskin. Nguyên nhân: Puskin không tin rằng lại có hạt mưa đá mà nặng 3 funt (1 funt bằng 0,4535 kg, đôi khi vẫn có thể có những viên mưa đá nặng như vậy) và cười giễu viên đại uý đã về hưu. Kết cục: không có đấu súng.

1823. Puskin thách đấu nhà văn trẻ người Mônđavi, Ivan Russo. Nguyên nhân: Puskin có thái độ khó chịu với người này. Kết quả: không có đấu súng.

1826. Puskin thách đấu với Nhikôlai Turghênhep, một trong nhiều nhà lãnh đạo của Hội từ thiện, thành viên Hội phương Bắc. Nguyên nhân: Turghenhep chê bai nhiều bài thơ của Puskin, đặc biệt là các bài châm biếm. Kết quả: không có đấu súng.

1827. Vladimir Solomirski một viên sỹ quan pháo binh đã thách đấu Puskin, Nguyên nhân: khi đang có mặt tại nhà của bá tước Urusôp, Puskin được con gái nhà chủ tên là Sôphia quan tâm chú ý, nên Sôlômirski tỏ thái độ ghen tuông vì Puskin. Kết cục: không có đấu súng nhờ hai người làm chứng đã tích cực giảng hoà hai bên.

1828. Puskin thách đấu với bộ trưởng giáo dục Aleksandr Gôlitsưn. Nguyên nhân: Puskin viết một bài thơ châm biếm mạnh mẽ về bộ trưởng và ông này tổ chức tra hỏi Puskin một cách căng thẳng. Kết quả: Rút lui khỏi đấu súng cả nhà thơ, cả nhà văn chính luận Phedor Glinka.

1829. Nhà thơ thách đấu với Khvostop, một quan chức bộ ngoại giao. Nguyên nhân: quan chức này nhận xét xấu về những bài thơ châm biếm của Puskin, trong bài thơ này, nhà thơ so sánh Khvostop với lợn. Kết quả: không có đấu súng.

1836. Nhà thơ thách đấu với Rêpin. Nguyên nhân: giống nguyên nhân vụ trước, Puskin công phẫn với nhận xét tồi về thơ của Puskin. Kết cục: không có đấu súng.

1836. Đấu súng với một quan chức Bộ ngoại giao Sẽmiôn Khliustin. Nguyên nhân: Giống nguyên nhân hai vụ trước. Kết cục: không có đấu súng.

1836. Nhà thơ thách đấu với Vladimir Sologup. Nguyên nhân: Vladimir có nhận xét thiếu thiện chí về vợ của Puskin là Natalia. Kết cục: không có đấu súng.

1836. Puskin thách đấu với Dantes. Nguyên nhân: thư nặc danh gán danh hiệu mọc sừng cho Puskin, nhắc xéo việc Dantes tán tỉnh Natalia Puskína. Kết cục: không có đấu súng, do Dantes đã xin cưới chị gái cả của Natalia là Ekaterina nên Puskin và Dantes thành anh em đồng hao.

1837. Đại sứ Hà Lan Ghekkeren thách đấu với Puskin, nhưng Ghekkeren cử con trai nuôi Dantes đấu súng thay. Nguyên nhân: Puskin gửi thư kể tội Ghekkeren và Dantes. Kết cục: Puskin bị thương nặng và chết, Dantes bị thương vào tay phải.
(Theo Petersburg.center và RIA novosti)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): “Épghenhi Onheghin” được dịch ra bao thứ tiếng?

Evghênhi Ônhêghin” đã được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng trên thế giới?

Theo thống kê sơ bộ của tác giả bài báo, cho tới năm 2023, “Evgenhi Ônheghin” đã được dịch ra 75 thứ tiếng trên thế giới. Tiểu thuyết thơ được giới thiệu thông qua 308 bản dịch khác nhau: dịch đầy đủ, không đủ, theo trích đoạn, có sửa đổi, có hiệu đính lại v.v..

* Tiếng Anh: Các bạn đọc tiếng Anh có dịp làm quen với tiểu thuyết thơ “EO” của Puskin nhờ trên 40 tác giả đã dịch sang tiếng Anh vào nhiều thời gian khác nhau: Г. Сполдинг (H. Spalding) (1881), К. Филипс-Уолли (C. Phillipps-Wolley) (1883), Б. Дойч (B. Deutsch) (bản dịch đầu tiên được công bố năm 1936, còn hai bản dịch có chỉnh sửa được xuất bản các năm 1943, 1963), О. Элтон (O. Elton) (1937), Д. Радин (D.P. Radin) và Дж. Патрик (G.Z. Patrick) (1937), Б. Симмонс (В. Simmons) (1950), У. Арндт (W. Arndt) (1964 và bản dịch có sửa in năm 1992), Е. Кайден (E. Kayden) (1964), В.В. Набоков (1964 và in lại năm 1975), Дж. Хардинг (J. Harding) (1967), В. Либерсон (W. Liberson) (1975 và bản chỉnh sửa in năm 1987), Ч. Джонстон (Ch. Johnston) (1977 và bản in lần hai năm 2003), С.Д.П. Кло (S.D.P. Clough) (1988), С.Н. Козлов (1994 và một bản khác in năm 1998), Дж. Фален (J.E. Falen) (1995), М. Шерер (M. Sharer) (1996), К. Кайл (C. Cahill) (1999), Р. Кларк (R. Clarke) (1999 và tái bản năm 2011), Э. Корр (A. Corre) (1999), Д. Хофштадтер (D.R. Hofstadter) (1999), О. Эммет (O. Emmet) và С. Макуренкова (1999), Дж. Леджер (G.R. Ledger) (2001), Д. Литошик (D. Litoshick) (2001), Т. Бек (T. Beck) (2004), Е. Бонвер (E.Y. Bonver) (2004 và tái bản năm 2005), М. Стоун (M.K. Stone) (2005), Г. Хойт (H. Hoyt) (2008), С. Митчелл (S. Mitchell) (2008), Э. Клайн (A. Kline) (2009), Дж. Лоуэфельд (J.H. Lowenfeld) (2010), Д. Томас (J.D. Thomas) (2011), М. Хобсон (M. Hobson) (các bản in năm 2011 và 2016), Э. Бриггс (A. Briggs) (2016), Н. Потной (N. Portnoi) (2016). Ta phải lưu ý tới trình tự xuất bản các bản dịch sang tiếng Anh: bản dịch đầu tiên sang tiếng Anh được xuất bản ở thế kỉ XIX, tức là 40 năm sau ngày Puskin đã mất, vào năm 1881 là của Генри Сполдинг (Henry Spalding). Xin nói thêm: đây là một trong vài bản dịch đầu tiên đã cố gắng truyền đạt lại nhiều đặc điểm của khổ thơ “Ônheghin” độc đáo.
Bản dịch năm 1963 của Walter W. Arndt (ISBN 0-87501-106-3) lưu giữ được cách gieo vần nghiêm ngặt của khổ thơ Ônhêghin. Tác phẩm này đã được trao Giải thưởng Bollingen dành cho lĩnh vực dịch thuật. Hiện đây vẫn được coi là một trong những bản dịch sang tiếng Anh thành công nhất.
* Tiếng Ý: Луиджи Делате (1856, chuyển sang văn xuôi), Джузеппе Кассоне (1906), Этторе Ло Гатто (1925, văn xuôi), Этторе Ло Гатто (1937), Эридано Баззарели (1960, văn xuôi), Giacinta De Dominicis Jorio (1963, văn xuôi), Giovanni Giudici (1975), Фиорнандо Габбриэлли (2006)[27];
* Tiếng Trung Quốc: — Су Фу (1942), Люй Инь (bản dịch đầu tiên từ nguyên bản tiếng Nga) 1944), Му Дань (Чжа Лянчжэн) (1954, 1983), Ван Шисе (1982), Ван Чжилян (1985, 2004), Фэн Чунь (1982, 1991), Тинь Лу[имя?] (1996), Лю Цзунцзи (2002), Гу Юньпу (2003), Тянь Гобин (2003), Цзянь Пин (2004)[33]
* (…..)
(Theo nguồn: Wikipedia.ru và tác giả Виктор Кушниренко, nhà Puskin học)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Kể thêm về Dantes (phần hai)

Cuộc đấu súng. Bị trục xuất khỏi nước Nga
(…)
Tin về vụ đấu súng (chiều theo luật, thuộc loại tội nghiêm trọng) được báo về theo đường chỉ huy quân đội cấp cao. Ngày 29 tháng giêng 1837, vị chỉ huy Đội quân cận vệ độc lập (thuộc đơn vị này có Trung đoàn khinh kị cận vệ của Nga hoàng, là nơi nam tước Dantes-Ghekkeren nằm trong biên chế), tướng tuỳ tùng Karl Bítrom sau khi biết tin, đã trình báo lên Nga hoàng. Nga hoàng Nhikôlai đã ban lệnh:
…toà án quân sự phải xử cả Ghekkeren và Puskin, cũng như toàn bộ những người có liên quan tới vụ án, nếu trong số nghi can có người nước ngoài, thì không tiến hành tra hỏi và toà không đưa vào diện phải kết án, mà phải có bản vong lục đặc biệt ghi nhận biện pháp xử theo mức độ can phạm.
Toà án quân sự cấp cơ sở (trung đoàn) xử sơ thẩm đã kết án Dantes và người làm chứng của Puskin là K.K.Dandas tội bị tử hình bằng hình thức treo cổ - theo luật thời Piôtr I. Bản kết án được gửi lên cấp cao; cuối cùng tướng A.I.Noinski, ngày 17 tháng ba 1837, đã trình báo lên Nga hoàng bản kết án hoàn chỉnh của toà án quân sự.

Với Dantes, toà án quân sự đã đưa ra mức án: Dantes mắc tội thách đấu súng và giết chết tiểu đồng thị vệ Puskin, bị tước hết mọi phẩm hàm và danh hiệu quý tộc Nga, đưa xuống lính thường, giao cho Cục thanh tra quản lí”[36], với Puskin, do đã chết, nên bỏ qua”[39]. Bản án của Toà án quân sự ngày 18 tháng ba còn kèm theo chỉ dẫn riêng: “Thục hiện y án, nhưng Dantes là thường dân, không có quốc tịch Nga, bị tước tất cả giấy tờ chứng nhận, sao vạch, sỹ quan, cử cảnh sát đi theo trong quá trình trục xuất Dantes về nước.”(39] Người làm chứng cho Dantes, là họ hàng và là bạn của y chỉnh là tử tước d’ A siak bị buộc nghỉ việc, nhưng ít lâu sau, cũng rời khỏi nước Nga [40], nhưng vào tháng chín, đã trở lại Petersburg và làm việc tiếp hai năm tại sứ quán Hà Lan. [41]
@@@
Thành phố Shuls. Paris. Khởi đầu sự nghiệp công danh
Sau khi rời nước Nga, những năm đầu, Dantes sống cùng vợ tại Suls, ở nhà của bố ruột. Năm 1842, sau 5 năm ở ẩn, không hoạt động sôi nổi, Dantes-Ghekkeren được đăng ký là nhân viên ngoại giao với hoàng gia Viên. Dantes được xã hội thượng lưu ở Viên tiếp nhận lạnh lùng (chính phủ Áo, thời đó, đứng đầu là Karl Liudvich Phikelmon. Gia đình nhân vật này có quen biết Puskin, và lúc đó ở Viên, còn sinh sống nhiều người từng biết các sự kiện đã xảy ra ở Petersburg). Tuy nhiên, Ghekkeren đã mời Dantes cùng gia đình sang sống qua đông 1842-1843, [45]. Có thể, ông cho rằng, Dantes sẽ tạo dựng được sự nghiệp tại hoàng gia Viên., tuy nhiên, Dantes đã thất bại. [K 8] và gia đình nhỏ Dantes lại trở về thành phố Suls [47]. Ngày 22 tháng chín năm 1843, Ekaterina Nhikôlaiepna đã sinh hạ được con trai mà cả hai bố mẹ mong đợi từ lâu, bé Lui Giôdep. Ba tuần sau sinh, nàng mất do sốt hậu sản. Từ ngày đó, Dantes ở vậy, không đi bước nữa.
Trong suốt những năm này, Dantes và Ekaterina phải thường xuyên đòi khoản trợ cấp hàng năm đầy đủ (5000 rúp) mà đáng ra người anh cả của Ekaterina, chịu trách nhiệm thay cha mẹ, Đmitri Nhikôlaiep phải trả cho mình. Thư nào của Ekaterina cũng nói tới việc đòi khoản trợ cấp hàng năm, đôi khi còn gửi kèm theo nhiều bản kê thanh toán nợ nần rất chi li, tỉ mỉ. Tuy nhiên, gia đình nhỏ Dantes cũng không đến nỗi túng bấn quá, vì cha ruột của Dantes là người giàu có, thường giúp đỡ vật chất cho con [49] và cha nuôi Ghekkeren cũng thường xuyên trợ cấp thêm. Năm 1848, Dantes bắt đầu khởi kiện gia đình Gontrarôvư (và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình Puskin.) Về vụ này, Dantes đã vài lần gửi thư lên Nga hoàng Nhikôlai I. Năm 1851, Nga hoàng đã chuyển một trong nhiều thư yêu cầu của Dantes cho người đứng đầu ngành cảnh sát, A.Ph. Orlôp với mục đích thuyết phục anh em nhà Gontrarôvư, tìm cách dàn xếp thoả thuận êm thấm với Dantes. Năm 1853, nhóm phụ trách việc đỡ đầu các con của Puskin đã quyết định bác bỏ mọi yêu sách của Dantes.

Theo quan điểm ở Nga, thì Dantes mang tai tiếng là sát nhân giết “Mặt trời thi ca Nga”, nhưng khi về Pháp, câu chuyện lại mang màu sắc khác hẳn.
Dantes cho rằng mình đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ danh dự và không làm gì sai để bị trách cứ. Ở Pháp, Dantes nổi danh là “người hay gây sự dũng cảm đã hạ sát Puskin”.

Năm 1843, Dantes được bầu làm thành viên Hội đồng tối cao nghị viện Vùng thượng Rein. Tiếp sau đó, làm Chủ tịch Hội đồng Tối cao rồi lên thị trưởng [51]. Sau khi, Lui Phillip bị lật đổ vào tháng tư 1848, Dantes được bầu làm nghị sỹ đại biểu vùng Thượng Rein-Kolma - là một trong mười hai người trúng cử nhưng đạt số phiếu bầu thấp nhất. Khi các sự kiện cách mạnh mới bùng lên, Dantes đi theo nhân vật Tier, theo lời làm chứng của bà Đôn (tiếng Pháp là: Euridyce Dosne), Dantes thường lui tới nhà Tier. Tháng mười 1848, trong một lần xảy ra va chạm với nghị sỹ Biksio (Pháp), Tier cử hai người làm chứng tới là Pickatory và Dantes, còn vào tháng giêng 1849, Tier khi chuẩn bị cho cuộc đấu súng với Uliss Trela (Pháp)[9], lại chọn Dantes làm một trong hai người làm chứng cho bản thân, (cuộc đấu súng đã không diễn ra). Theo nhận xét của bà Đôn trong Nhật ký liên quan tới vụ Biksio, thì Dantes tỏ ra là người “rất quyết tâm”.[52]

Năm 1849, Dantes tái đắc cử vào Quốc hội lập hiến. Ngày hôm trước 2 tháng 12 năm 1851, Dantes đến diện kiến Hoàng tử - tổng thống Lui Napoleon nhân danh Phallu và thông báo rằng, Phallu coi là có thể tiến hành đảo chính và đề nghị với Napoleon để được tham gia. Napoleon nồng nhiệt tiếp đón Dantes và thậm chí còn giữ Dantes ở lại dự bữa ăn trưa, tuy nhiên không hề nói gì cho Dantes biết về việc cuộc đảo chính sẽ diễn ra trong vài giờ nữa. Theo sự làm chứng của một trong nhiều người thân cận của Napoleon thì Dantes tỏ ra rất tức giận khi biết rằng Napoleon thấy không cần phải cho Dantes biết về cuộc đảo chính [53]

Đế quốc Đệ nhị. Những năm cuối đời
Tháng năm 1852, Napoleon III, do muốn thiết lập mối quan hệ gần gũi với một số vương triều châu Âu, đã cử Dantes với nhiệm vụ không chính thức đi gặp vua ba nước: hoàng đế Nga, Áo và nhà vua Phổ. Nhikôlai và Dantes đã có cuộc tiếp xúc tại Potsdam. Khi đồng ý tiếp xúc, Nga hoàng Nhikôlai đã ra lệnh các quan chức ngoại giao của mình phải cho Dantes biết, rằng ngài sẽ không tiếp Dantes như một đại diện chính thức “do toà án quân sự đã có bản án phạt Dantes bị khai trừ không được phục vụ Nga hoàng”, nhưng ngài sẽ đối xử với Dantes như một sỹ quan cận vệ bị kết tội và đã được tha bổng”.(thông cáo báo chí của bộ trưởng ngoại giao Nheselrôd gửi cho đại sứ Kíelioop tại Paris ngày 15 [27] tháng năm 1852)[54]. Theo Aldanôp, trong kí sự “Con đường công danh của Dantes tại Pháp”, khi nói về buổi Dantes yết kiến Nhik ô lai I, thì “sứ mệnh này đã không thành công lắm” [55]. Tuy nhiên, theo ý kiến của Raiepskaia, Dantes đã hoàn thành mỹ mãn sứ mệnh được Napoleon giao cho, cả Ôbôđôpskaia và Đemenchiep đều có viết về việc này.[56] [57]
Do có tính đến công lao của Dantes đã đóng góp, Napoleon III đã cử Dantes làm nghị sỹ trọn đời [58]. Ngày 12 tháng 8 năm 1863, được nhận danh hiệu Sỹ quan Lê dương Danh dự, ngày 14 tháng 8 năm 1863 được nâng cấp lên hàng quý tộc cao nhất. [59]. Cuộc cách mạng 14 tháng 9 năm 1870 xảy ra, đã xoá bỏ Đế quốc Đệ nhị, Đantes buộc phải trở lại cuộc sống thường dân.
Tuy nhiên, ngày 22 tháng 3 năm 1871, Dantes tham gia cuộc biểu tình phản cách mạng của các sỹ quan bảo hoàng trên Quảng trường Vandom để hướng ứng cuộc cách mạng 18 tháng 3.[60]

Sau chiến tranh Pháp - Phổ, tuân theo Hiệp ước Phrawngphurt, Dantes đã chọn nhập quốc tịch Pháp. Dantes tiếp tục ở tại Paris, Suls, Shimell (gần với Vôgez) - trong ngôi nhà mà Lui Ghekkeren đã tặng Dantes. Cả Suls lẫn Shimell sau chiến tranh đều nằm trên lãnh thổ Đức.[61]
Năm 1875, sau khi hoàn thành sự nghiệp của mình, Lui Ghekeren đã chuyển về ở Paris. Theo lời con trai của Dantes kể lại, thì quan hệ giữa các con nhà Dantes và ông Ghekkeren luôn căng thẳng, “còn ông Ghekkeren rất ghét tôi [Lui-Giô dep], ghét đến mức độ cắt luôn quyền thừa kế của tôi”[K 10]. [63]. Lui Ghekkeren mất tại Paris ở tuổi 91.

Trong nhiều năm, Đantes giữ mối liên hệ với sứ quán Nga tại Paris và là người cung cấp nhiều thông tin: thí dụ, đại sứ Kíeli ôốc viết cho bộ trưởng ngoại giao Nheselrôd ngày 28 tháng năm 1852, rằng: “Ngài Dantes nghĩ rằng, tôi xin chia sẻ ý kiến này, Tổng thống (Lui Napoleon) rồi cuối cùng sẽ tuyên bố lập Đế quốc” [64]. Sau gần 30 năm, ngày 1 (13) tháng 3 năm 1881, bá tước Orlôp, trong bức điện đã được mã hoá, gửi bộ trưởng ngoại giao, có đưa tin sau: “Nam tước Dantes-Ghe kkeren cung cấp tin do ông nhận được từ Giơnèvơ, theo ông ta, từ một nguồn đáng tin cậy, những kẻ theo chủ nghĩa hư vô ở Giơnevơ khẳng định rằng, một đòn đánh mạnh sẽ có vào ngày thứ hai. Ở đây, ý nói tới vụ mưu sát Aleksandr II [64]

Theo lời người cháu của Dantes, có tên Lui Metman, kể thì ông nội “hết sức hài lòng với số phận của mình và giai đoạn cuối đời, ông nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng, do đấu súng mà ông phải rời khỏi nước Nga, nhưng nhờ đó ông mới có sự nghiệp công danh chính trị chói sáng, rằng, nếu không có cuộc đấu súng bất hạnh này, thì ông sẽ mãi mãi gắn chặt với tương lai mờ mịt của một sỹ quan chỉ huy trung đoàn trong một tỉnh xó xỉnh nào đó tại Nga, với một gia đình đông đúc con cháu, luôn sống trong túng thiếu.
Trong mười năm, trước khi mất, Dantes đã chuyển về ở Shuls. Dantes chết tại dinh cơ nhà mình sau nhiều năm dài bị bệnh triền miên, có con cháu luôn quây quần chung quanh. Dantes được chôn cất tại Shuls, trong khu vực thuộc gia đình, ờ nghĩa trang địa phương. Tin ông mất được đưa trên Journal des debates, nhiều đoạn tin viết tỉ mỉ hơn cũng xuất hiện trên Le Figaro và Le Temps [Pháp], các cáo phó kể rằng, Dantes là người đã bắn chết nhà thơ Nga Puskin trong một cuộc đấu súng và không hề kể thêm về con đường công danh chính trị của Dantes.[67] [68]

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Một vài chi tiết về thú chơi bài bạc của Puskin

Một số chi tiết liên quan tới thú say mê cờ bạc của Puskin
Theo nhiều quan sát, ở thế kỉ XIX, không có một nhân vật nổi tiếng nào lại không từng đốt thời gian cho việc chơi bài bạc. Грибоедов, Лермонтов, Достоевский, Некрасов, Толстой, Чехов,.. các nhà quý tộc, các chính trị gia, các thương nhân… có tiếng tăm đều được nhắc tên trong danh sách những người ham mê bài bạc.
Tất nhiên, Puskin càng không phải ngoại lệ!

Puskin bắt đầu say mê chơi cờ bạc ngay từ hồi học ở Litse Hoàng thôn: lúc đầu, thỉnh thoảng chơi tí chút trong các lần dự tụ họp đông người ở phòng khách nhà ai đó, hay quan sát người khác chơi. Năm ấy, nhà thơ đang chuẩn bị xuất bản tập thơ đầu tiên của mình. Mùa xuân năm 1820, khi các khuôn in đã xong chỉ còn chờ in, nhà thơ đã thua bạc và phải gán nợ tập thơ cho Nhikita Phsevôlôski, người sáng lập hội văn học “Ngọn đèn xanh”
Puskin thật sự say mê bài bạc trong thời gian đi đầy lần đầu về phương Nam (1820-1824). Nhiều trò cờ bạc đã dẫn nhà thơ đến chỗ đánh nhau, đấu súng và thua bạc nhiều khoản lớn.
Năm 1826, sau đợt bị quản thúc tại Mikhailôpskoie, nhà thơ suýt nữa thì thua bạc phải gán chương năm “Evghenhii Ônheeghin” và cả hộp súng lục. Bản thảo có giá trị tiền bạc rất cao: chủ nhà xuất bản đã trả cho Puskin mỗi dòng thơ là 25 rúp tiền giấy (tiền rúp giấy tồn tại song song với tiền rúp bạc đúc ở Nga được dùng từ 1769 tới 1849 thì dừng, một rúp giấy bằng một phần tư giá trị đồng bạc đúc). May mà cuối cùng, nhà thơ gỡ lại được cả sách và súng lục.
Ngay trong năm 1829, nhà thơ đã có tên trong danh sách theo dõi của cảnh sát Mátxcơva. Trong số 93 người được lưu danh lại, tên nhà thơ đứng dòng 39 với ghi chú là tay chơi bạc có tiếng. Một nhà du lịch người Anh tên là Tômas Rêyke đã nhắc lại câu nói của Puskin trong một lần chuyện trò ở Petersburg như sau: “Tôi thà chết còn hơn không được chơi cờ bạc”
Sau khi lấy vợ rồi, đam mê cờ bạc của nhà thơ có bớt đi chút nào không? Hình như, có bớt. Nhìn chung, không thấy nhà thơ thua bạc các món to nữa. Nhưng bắt tay chơi lão làng dừng thú vui này là điều không thể. “Về mặt tiền nong, anh có lỗi với em hoàn toàn,- nhà thơ viết cho vợ từ Petersburg vào tháng sáu năm 1834,- Đúng là anh có tiền thật, nhưng anh thua bạc hết sạch rồi. Nhưng biết làm gì đây? Anh đang bứt rứt quá, mà phải giải khuây tí chút chứ”
Mấy tháng sau lễ ăn hỏi, Puskin thành thật thú với người bạn P. Pletnhiop:”Cuộc sống của chú rể ba mươi tuổi còn tệ hại hơn ba mươi năm tự do chơi cờ bạc. Tình hình mẹ vợ tương lai thật ngán ngẩm. Đám cưới của tôi cứ hoãn mãi, lùi mãi..”
Vào giữa tháng năm 1830, sau lễ ăn hỏi với Natalia Nhikôlaiepna một tuần, Puskin đã thua bạc mất 24.800 rúp. (Giá một con bò thời đó là 3 rúp).
Qua văn bản, giấy tờ, người ta có thể khẳng định rằng, trong suốt đời mình, nhà thơ đã thua bạc hơn 70.000 rúp. Trên thực tế số tiền thua có thể lớn hơn nhiều. Nhà thơ cũng được bạc, thu về hơn 11. 000 rúp.
Sau khi Puskin mất, Nga hoàng Nhikôlai I đã thanh toán hộ toàn bộ khoản nợ của gia đình Puskin là 138.000 rúp, trong đó có 94.000 rúp tiền Puskin thua bạc chưa trả được.
Aleksêy Vulf là bạn của Puskin đã nói về nhà thơ như sau:
Khi thua bạc nặng nề, con bạc càng hy vọng sẽ có cơ may gỡ lại. Tôi được nghe nhiều lần từ những con bạc khát nước, như Puskin, hay nói: Say mê bài bạc là say mê mạnh nhất trong mọi thứ say mê.
Bá tước P.A. Viademski kể trong Sổ ghi chép cũ của mình:
Trong thời gian bị đi đầy ở miền nam nước Nga, một lần Puskin phải vượt qua mấy trăm vecta đường mới tới được vũ hội, nơi chàng hy vọng sẽ gặp mặt đối tượng thầm mơ của mình, Chàng đến thành phố và ngồi ngay vào bàn đánh bạc, chơi xuyên đêm liền một mạch tới tận gần trưa ngày hôm sau, vậy là nướng sạch tiền vào bài bạc và quên luôn mục đích đến thành phố này là dự vũ hội và gặp gỡ bạn gái.
Tóm lại, (phụ nữ sẽ khó chịu phải nghe điều này) phải nói thẳng ra là, Puskin mê bài bạc còn mạnh hơn mê phụ nữ.

Để kểt thúc chủ đề này, và cũng muốn “biện hộ” cho Puskin, ta có nên nhắc lại câu nói cửa miệng của người Nga:
Hỏi có người Nga nào mà lại không thích phóng xe nhanh và không mê cờ bạc?
(Theo nhiều nguồn báo mạng)

MỐi TÌNH ĐẦU CỦA PUSKÍN

Еkaterina Pavlôpna Bakunhina đã trải qua cuộc đời đáng kính trọng: không hề có tì vết do vướng vào bất kì chuyện scandal và thêu dệt, đặt điều nào. Bà là ngự tiền phu nhân được ân sủng trong đoàn phục vụ hoàng hậu, một hoạ sỹ vẽ chân dung tài năng, là nàng thơ của nhiều hoạ sỹ. Tuy nhiên, Bakunhina được ghi vào sử xanh trước hết là mối tình đầu, đơn phương, của đại thi hào Puskin.

Một thiếu nữ xuất thân từ giới quý tộc thượng lưu
Ekaterina Bakunhina, sau khi lấy chồng, mang họ: Pôltoraskaia, sinh năm 1795, là con gái của Pavel Petrôvich Bakunhin, một nhà văn học Nga, có chức vụ cao và danh hiệu quý tộc và là quan tư vấn trong triều đình. Nàng là cháu gái nghị sỹ Aleksandr Aleksandrovich Saplukốp và cũng là cháu đằng nội của nhà ngoại giao nổi tiếng Dmitri Pavlovich Tatishep.
Hồi nhỏ Ekaterina được học các gia sư, như thường thấy trong các gia đình tầng lớp quý tộc ở nửa thứ hai thế kỉ XVIII. Nàng được hưởng nền giáo dục tại gia rất đáng khen, ngoài ra, gia đình nàng còn sống 6 năm ở Châu Âu. Năm 1804, do gặp khó khăn về tài chính, gia đình Bakunhin buộc phải chuyển về Sankt-Petersburg sinh sống, ở đây, sau khi người cha mất, Ekaterina và hai người em nhỏ tuổi hơn đã được ông nội đón về nuôi tại nhà ông.

“Thế là, tôi đang hạnh phúc”

Năm 1811, em trai của Ekaterina, Aleksandr Bakunhin, xin vào học trường lisê Hoàng thôn mới thành lập, trường này được mở ra nhằm thành chiếc nôi nuôi dưỡng các tài năng xuất chúng của Đế quốc Nga. Mỗi mùa hè, Ekaterina đều cùng mẹ chuyển về sống tại Hoàng thôn, thường đến thăm trường và được mời dự tất cả các vũ hội và ngày lễ của trường Li sê..
Ekaterina Bakunhina, ở tuổi 16, trông ra dáng thiếu nữ, luôn thu hút ánh mắt say mê của đám học sinh nam trong trường. Đôi vai nàng xuôi xuôi, dáng người thanh mảnh và mái tóc màu hạt dẻ uốn lượn của nàng khiến con tim nhiều chàng trai đêm về mơ tưởng đến nàng.
Rất nhiều chàng trai đã chết chìm trong vực sâu đôi mắt màu hạt dẻ của nàng- đó là Manhilski, Pushin và, tất nhiên, cả Puskin. Nhà thơ trẻ bị hạ gục và tuyệt vọng tận cùng. “Trờii ơi! Chàng biết tình yêu sao chỉ thấy độc khổ đau!”- nhà thơ Puskin đã ghi lại trong nhật kí của mình.
Đúng, đây là mối tình đầu của chàng thiếu niên, đầy thi vị thật sự và với bao hứng khởi - Ekaterina đã thành nàng thơ trong lòng thì sỹ và là đối tượng không thể với tới trong giấc mộng của chàng.
Một người bạn của Puskin, Secgêy Kômốpki có nhắc tới Bakunhina trong nhiều lá thư, cũng thừa nhận rằng, anh ta quả thật bị lay động tận sâu xa và phải lòng nàng sâu sắc. Puskin đã viết tặng Ekaterina cả loạt bài thơ tuyệt vời - “Gửi Bakunhina”, “vậy là, anh đang hạnh phúc trong lòng”, “Sáng mùa thu”, “Ô cửa sổ “, “Khúc bi ca” và nhiều bài khác (tất cả có 23 bài thơ).

Họ không hợp đôi
Nhà thơ Puskin đã yêu đơn phương. Puskin, dù rất muốn, vẫn không thể hy vọng người đẹp Bakunhina trong mơ đáp lại. Chàng còn quá trẻ và kinh nghiệm non nớt, nàng hơn Puskin bốn tuổi, đã là thiếu nữ xinh đẹp, trưởng thành được nhiều người hâm mộ, theo đuổi.
Tuổi trẻ rồi cũng lấy đi phần của mình, và Puskin sau những đam mê tình yêu sôi nổi, chàng nhạt quên dần mối tình đầu của mình. Nói chung, kí ức về những tình cảm tươi đẹp được nhà thơ mang theo bên mình suốt cuộc đời - nhiều năm sau, khi bắt tay vào viết “Evghenhi Ônheghin “, ở chương tám, Puskin có nhớ lại biết bao ngày tháng tuyệt vời tuổi trẻ đắm chìm trong tình yêu.
Ngự tiền phu nhân và nàng thơ
Năm 1817, Ekaterina Bakunhina được cử làm ngự tiền phu nhân phục vụ hoàng hậu Aleksandra Pheđôrôpna. Nàng thuộc trong số những quý cô trong hoàng cung được sủng ái và theo tháp tùng hoàng hậu trong chuyến đi sang Đức.
Một thời gian ngắn sau đó, Bakunhina bắt đầu đam mê hội hoạ. Nàng học vẽ dưới sự hướng dẫn của Briulôp, đã đạt được những thành công nhất định, mặc dù chỉ là hoạ sỹ nghiệp dư thôi. Ekaterina thích vẽ chân dung nhiều hơn và tự nàng cũng động viên các hoạ sỹ khác. Nàng được nhiều hoạ sỹ vẽ đưa lên tranh của mình: Kiprenski, Sôkôlôp và Briulôp.
Thời gian đó, liệu Puskin và Bakunhina đã gặp mặt nhau lần nào chưa - không ai biết. Nhà thơ trẻ đã tốt nghiệp trường Lisê, còn Bakunhina có vị trí trong đoàn phục vụ hoàng hậu. Người ta phỏng đoán nàng sẽ gặp và cưới một người tuyệt vời nhất, nhưng không có mối tình nào của nàng kết thúc bằng một lễ cưới. Mãi tới năm 1828, Puskin và Ekaterina mới có dịp gặp nhau trong một lễ hội thuộc giới thượng lưu. Đúng lúc này, Puskin đang đam mê một người đẹp khác - nàng Anna Olênhina và Puskin có cầu hôn nàng nhưng bị khước từ.

Hạnh phúc bình lặng
Ekaterina Bakunhina lấy chồng khá muộn - mãi đến tuổi 39. Người nàng chọn lựa là Aleksandr Aleksandrovich Pôltaratsski, một viên đại uý đã giải ngũ.
Cuộc sống của Ekateruna hoàn toàn thay đổi: nàng thôi không tham gia sinh hoạt giới thượng lưu và ra đi theo chồng. Như sau này, chính Ekaterina có viết, cuộc sống của nàng vẫn hoàn toàn hạnh phúc. Ekaterina sinh hạ được ba con: hai trai và một gái. Con trai đầu mất sớm, hai người con còn lại sống khá thọ. Ekaterina Pavlôpna từ giã cõi đời ở tuổi 74, được người đời sau lưu giữ hình ảnh là mối tình đầu của đại thi hào Puskin.

(Theo nguồn: dzen.ru
Истории об истории
29 tháng 12 năm 2018)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Lịch sử dịch Evghenhi Onheghin ở Trung Quốc

(Chúng tôi xin giới thiệu bài đăng tạp chí của hai tác giả sau:
Н.Г. Мельников, канд. филол. наук, доц., Московский государственный университет имени М.В. Ломоносова, г. Москва, E-mail: alcect@yandex.ru
Чжу Янь, соискатель, Московский государственный университет имени М.В. Ломоносова, г. Москва, E-mail: zhuyan5148@yandex.ru
Tạp chí: МИР НАУКИ, КУЛЬТУРЫ, ОБРАЗОВАНИЯ. No 2 (99) 2023

ИСТОРИЯ ПЕРЕВОДА РОМАНА В СТИХАХ
«ЕВГЕНИЙ ОНЕГИН» А.С. ПУШКИНА В КИТАЕ
(Lịch sử dịch tiểu thuyết thơ “Evghênhi Ônhêghin” của A.X. Puskin ở Trung Quốc)

(Chúng tôi chỉ dịch vài ý quan trọng, tên người Trung Quốc được giữ nguyên theo cách phiên âm sang tiếng Nga)
Những khó khăn khi dịch từ tiếng Nga sang tiếng Trung:
Hai ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ khác nhau, nên có rất nhiều điểm không giống nhau.
Khổ thơ Ônhêghin là trở ngại rất lớn.
Tiếng Nga có loại vần đực, vần cái. Tiếng Trung không có.
Tiếng Trung thường dùng vần cách, chữ cuối dòng vần với nhau nhờ phát âm giống nhau, gần giống nhau, trừ câu thơ đầu có thể tính đến chuyện hiệp vần, vần luôn rơi vào câu thơ số chẵn. Những câu thơ số lẻ không bao giờ hiệp vần.
Tiếng Nga có trọng âm, tiếng Trung không có, mà có thanh điệu., nên khó áp dụng luật thơ iamb, kho rây, daktil, v.v.
Với tiếng Trung, các khái niệm như: đổi âm -luật bằng trắc, đổi ý, niêm, vần (các chữ có cách phát âm giống nhau, gần như nhau, tạo ra âm điệu), bố cục là rất quan trọng.

Sơ đồ khổ thơ Ônhêghin là: AbAb CCdd EffE gg, bốn dòng đầu là vần cách, bốn dòng tiếp theo vần liền, bốn dòng tiếp dùng vần ôm, hai dòng cuối là vần liền («a» thường là vần đực - hai từ hiệp vần cùng có trọng âm ở âm tiết cuối, «A» hoa là vần cái- hai từ hiệp vần cùng có trọng âm ở âm tiết trước âm tiết cuối)
Ван Шисе không dùng hệ thống vần khổ thơ Nga, vì không hợp tiếng Trung, mà dùng luật vần cách, vần ở chữ cuối dòng, theo mẫu: “xa xa xa xa xa xa xa” («x»là dòng không vần). Tuy nhiên kiểu gieo vần này, trong tiếng Trung, dễ gây ra hiện tượng lặp từ.
ФениЧунь dùng luật thơ tiếng Trung, có thể đổi vần vài lần trong một khổ.
xa xa -xbxb-xc-xc-dd,
xa-xa- xbxb-xcc-dxd (x là dòng không vần)
Cách gieo vần này làm bản dịch nghe mượt mà hơn, có nhiều khả năng chọn lựa từ dịch phong phú hơn.

Дин Лу dùng luật thơ tiếng Trung:
xaxa- bbcc- xdd- xee (“x” là dòng không vần)

“Vậy là, từ lúc công bố bản dịch đầu tiên tiểu thuyết thơ Evghênhi Ônhêghin (1942) ở Trung Quốc, đến nay đã 80 năm.
Như đã nói ở trên, hiện Trung Quốc có 15 bản dịch “Evghênhi Ônhêghin” sang tiếng Trung. Tuy có một số khiếm khuyết, 11 bản vẫn có thể coi là đủ giá trị tương đương với bản gốc, phản ánh “bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga”, có giá trị nghệ thuật, còn 4 bản không đạt yêu cầu về dịch thuật: dịch thiếu, chất lượng dịch kém,, tự ý thay nội dung văn bản, cắt xén văn bản, dịch thiếu nhiều khổ thơ, thêm lời của djch giả vào bản dịch, dịch sai nhiều chi tiết trong văn bản, do hạn chế khối lượng nên bàn dịch cắt bớt nội dung, cắt các đoạn xa đề, chêm, chỉ giữ cốt truyện, dùng lại nhiều đoạn dịch tốt của các tác giả đi trước, bản dịch ra sau mà mắc lỗi dịch nhiều hơn bản ra trước, thay chi tiết v.v…

Ngoài ra, nhiều thế hệ dịch giả tiếp bước nhau đều đặt vấn đề về việc làm thế nào để truyền đạt được những đặc điểm của khổ thơ Ônhêghin. Ở Trung Quốc, quá trình dịch EO cố gắng giữ nguyên khổ thơ trên đã trải qua nhiều giai đoạn: hồi đầu, có dịch giả dùng thơ tự do; sau đó đi theo nguyên tắc dịch thơ - tức là dùng luật thơ tiếng Trung. Đa số các bản dịch chỉ ở mức gần giống khổ thơ Ônhêghin mà thôi. Tuy nhiên cũng có một số dịch giả đã truyền đạt được đến mức tối đa đặc điểm hình thức của “Evghênhi Ônhêghin”. Phải thừa nhận rằng, tiếng Nga và tiếng Trung có đặc điểm rất khác nhau, nên việc tái lập hết mọi đặc điểm của khổ thơ Ônhêghin sang tiếng Trung là điều không thể. Có lẽ, chỉ có thể tiệm cận gần với nguyên bản ngày càng sát hết mức mà thôi.

L.X. Barkhuđarôp trong tác phẩm “Ngôn ngữ và dịch thuật” đã nhận xét: “Nói đúng ra thì bản dịch phải đạt trình độ tương đương bản gốc ở mức độ khác nhau, nghĩa là bản dịch phải ít nhiều đạt tới tương đương hoàn toàn, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một bản dịch lý tưởng nào đó, chứ không phải thực tế đạt được “[24, trang 189]. Để tiệm cận gần tới bản dịch lý tưởng, yêu cẩu phải cần đến sự nỗ lực vô cùng, mà có lẽ, phải nhiều thế hệ dịch giả kế tiếp cùng góp sức thì mới có thể đạt tới.”

Ảnh đại diện

“Đừng gọi nàng thức dậy lúc hừng đông...” (Afanasy Fet): Phân tích bài thơ “Đừng gọi con thức dậy lúc rạng đông”

Nếu không nắm vững tiểu sử của A.Phet, thì câu chuyện sáng tác bài thơ “Đừng gọi con thức giấc lúc hừng đông” có thể coi là có liên quan tới mối tình của ông với Maria Laditr. Giả thuyết này rõ ràng là sai, vì khi xuất hiện bài thơ này, Phet chưa hề quen thiếu nữ sau này trở thành người tình bên ông suốt đời.
Theo một trong nhiều giả thuyết, thì năm 1842, trong một lần đến thăm nhà bạn và ở lại qua đêm, Phet biết chuyện là, cô con gái bé bỏng của chủ nhà bị bệnh nặng, bé bị suy tim, không chữa được và đang chết dần chết mòn, nhà thơ tỏ ra rất thương cảm cháu bé xinh xắn, thơ ngây mà gặp số phận không may. Nhân vật trữ tình đã miêu tả cô bé xinh xẻo, mảnh mai, yếu đuối, vào lúc rạng đông - buổi bình minh của cuộc đời - nghĩa là đang tuổi ấu thơ. Phet đã khuyên người mẹ đừng đánh thức con dậy vào lúc rạng đông, khi con đang bình yên ngủ say.
Theo một số người cùng thời không được xác thực, em gái sau đó đã chết trong khi ngủ. Đó là lối thoát duy nhất cho em để thoát khỏi căn bệnh vô phương cứu chữa và cách ra đi nhẹ nhàng nhất cho em.
(Theo nguồn: https://obrazovaka.ru/ana...e-ty-ee-ne-budi.html)

Ảnh đại diện

I (Aleksandr Pushkin): Kể thêm vài chuyện khác

Chú thích của Nabô kôp
Về việc gia đình Puskin nhận hợp tác quản lí nhà thơ tại Mikhailôpskoie

Hình như, trong khoảng thời gian giữa các ngày 13 tháng 6 năm 1824 và ngày 5 tháng chín, Puskin đã ngừng công việc sáng tác tiểu thuyết thơ của mình. Nhà thơ rời Odessa vào ngày 31 tháng bảy và lên đường bằng xe đưa thư theo một lịch trình do cảnh sát vạch sẵn, đi qua Nhikolaiep, Elidavetgrat, Krementruk, Trẻnhigôp, Môghilép và Vichepsk, đến Ôpôtrka vào ngày 9 tháng 8 và như vậy, đoạn đường 1075 dặm đi mất 10 ngày (82). Ngày 4 tháng mười, thống đốc B.Aderkaz (83) đã thông báo cho Ph. Pauluutri, viên tướng kiêm thống đốc vùng Baltic, (84), rằng quan tư vấn nhà nước Sergeey Puskin đã đồng ý hợp tác với chính phủ để quản thúc con trai mình theo chế độ nghiêm ngặt tại Mikhailôpskoie, khu điền trang của gia đình gần Ôpôtrka. Cách cư xử của ông bố đã gây ra cuộc cãi lộn trong gia đình vào tháng tám, và khoảng ngày 17 tháng 11, hai bậc phụ huynh của Puskin đã rời đi khỏi Mikhailôpskoie.
===

Chú thích của Nabôkôp
Tin đồn Puskin bị đánh đòn tại Phòng mật Bộ Nội vụ
Ngày 15 tháng 4 năm 1820, bá tước Mikhail Milorodovich, (1771-1825), là tướng kiêm thống đốc của Petersburg, một hiệp sỹ, bon vivant [559] và là một chính khách hay có các việc làm nặng tính khoa trương, đã cho mời Puskin đến nói chuyện về các bài thơ chống đối bạo chúa trong bản chép tay và được coi là của Puskin. Đây là cuộc tiếp chuyện giữa hai quý ông thật sự. Trước sự có mặt của viên tướng, Puskin đã chép lại bài tụng ca tuyệt vời “Tự do”, bài “Noel” đọc thấy hơi ngớ ngẩn (“Ura, nước Nga có bạo chúa sống lang thang.”)và có thể, còn vài bài thơ ngắn nữa, nhưng chúng ta không được biết. Nếu như Miloradovich không có cách làm việc thật thân thiện đến mức đó, thì chưa chắc, nhiều bạn bè có tầm ảnh hưởng rộng của nhà thơ (Karamdin, Giukốpski, Aleksandr Tủghenhep, Traadaep) đã có thể thuyết phục nổi Nga hoàng Aleksandr I làm quyết định cử nhà thơ đến văn phòng của ông lão Indôp, người phụ trách Ban các khu cư dân nước ngoài ở miền Nam Nga (88), và cho phép nhà thơ lưu lại một mùa hè ở Kavkaz và Cruwm để cải thiện sức khoẻ - chứ không, đáng ra đã phải cùm chân tay nhà thơ và tống đi đầy đến những vùng đài nguyên trên miền Bắc lạnh giá. Cùng lúc đó, có tin đồn lan tới Matxcowva và rồi bắn ngược trở lại Petersburg kể rằng, làm theo lệnh Nga hoàng, bá tước Miloradovich đã dùng roi nện cho nhà thơ một trận tại Phòng mật của Bộ nội vụ ở Petersburg. Chuyện được thêu dệt này rồi cũng truyền đến tai nhà thơ vào cuối những ngày tháng tư; Puskin không tìm ra được người phát tin ban đầu này và đã phải đấu súng (chính quyền không biết có cuộc đấu súng này)với người đã phát tán tin đồn trên ra khắp thành phố Petersburg.

Chú thích của Nabôkôp
Về Tolstoi - “người Mỹ”
Ngày 4 tháng năm, bá tước Karl Rôbert Nheselrôđ (1780-1862), bộ trưởng ngoại giao, đã kí lệnh phát cho viên thư lại nhà nước Puskin một ngàn rúp là tiền đi đường và cử nhà thơ làm nhân viên vận chuyển công văn về Ekaterinoslap, nơi đóng tổng hành dinh của Indôp. Một vài ngày sau, Puskin đã rời khỏi Petersburg và chỉ qua lá thư nhà thơ nhận được sau đó, (có lẽ ở Kavkaz), mới biết được rằng, một người nổi tiếng ở Mátcowva hay gây chuyện rắc rối là bá tước Phêdo Tolstoi (1782-1846); người anh họ của người này, có tên Nhikôlai là bố đẻ ra Lep Tolstoi) đã chiêu đãi đám bạn bè ở Petersburg của mình bằng những câu chuyện về việc nhà thơ bị “ăn đòn roi”. (Nhiều chi tiết của vụ này làm tôi có phỏng đoán rằng, Shakhôpskooi cùng với Kachenhin đã tận tâm hết sức bác bỏ tin đồn này.)
Biệt danh của Phêdo Tolstoi, “người Mỹ” là mẫu mực cho chuyện hài hước của Nga: năm 1803, khi đang tham gia cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới nổi tiếng đầu tiên, do đô đốc Krudenstern tổ chức, Tolstoi đã bị trục xuất khỏi đoàn thám hiểm do bất tuân lệnh khi đang ở trên một trong nhiều hòn đảo Aleutski (đảo Kruwsin), và Phêdo buộc phải tự mình tìm đường về nhà xuyên qua Đông Xibir, trong thời gian hai năm. Phedor là anh hùng trong hai cuộc chiến tranh, chiến tranh Nga- Thuỵ Điển (1808-1809) và chiến tranh Nga-Pháp (1812). Tham gia nhiều cuộc đấu súng và làm chết 11 đối thủ. Có tiếng là tay chơi bạc lừa đảo. Trong suốt 6 năm phải đi đầy ở nhiều nơi, Puskin vẫn nuôi ước mơ có ngày đấu súng với Tolstoi và vào tháng 9 năm 1826, ngay sau khi quay trở lại Matxcowva, đã gửi lời thách đấu cho Tolstoi. Nhiều bạn bè của Puskin đã có công giảng hoà hoàn toàn hai đối thủ, đó là kết quả thật tuyệt vời. Tolstoi còn thành nhân vật đáng tin cậy, được tháp tùng Puskin trong việc đi hỏi xin cưới Natalia Gontrarôva[89} Trong lời cuối cùng của “Rútlan và Liudmila” (được sáng tác vào tháng 7 năm 1820 tại Piatchigorsk và trong lời đề tặng “Người tù Kavkaz” (gửi cho Nhik ôlai Raiepski) nhà thơ nhắc lại những chuyện bịa đặt một cách ầm ỹ của đám người ngu ngốc” (lời cuối cùng, dòng 8) và khẳng định: “Tôi là nạn nhân của những lời bịa đặt và những kẻ ngu ngốc quen thói thù hằn” (lời đề từ, dòng thơ 39). Để trả thù trước những lời bịa đặt, qua các bài thơ của mình (1820,1821), Puskin đã hai lần vạch mặt Tolstoi có thói vô đạo đức[560]
Ngày 23 tháng tư năm 1825, nhà thơ của chúng ta đã viết từ Mikhailôpskoie gửi tới Petersburg cho người em trai: “Tolstoi sẽ hiện nguyên hình trong chương 4/“Ônheghin “, nếu như những bài phỉ báng của anh ta xứng đáng phải chịu như vậy… Ở đây, Puskin ý muốn nói những dòng thơ cô đọng, cay độc, được chép tay, (Tolstoi đã viết các bài thơ này vào năm 1821 để đáp lại các bài giễu cợt của Puskin). Puskin có nghe về các bài thơ này vào năm 1822.
Trong bài thơ châm biếm có sáu dòng viết theo thể Aleksandr, Tolstoi nhắc đến “Чушкина» có gốc từ «чушь- chuyện nhảm nhí»và “чушка -thứ bẩn thỉu, đồ lợn bẩn thỉu”, rằng, anh ta cũng có đủ hai má (chắc để khi cần, giơ má ra ăn tát như ai). Ta không hiểu nổi, một người như Puskin vốn có tính thâm thù rất dai, có lòng danh dự rất cao và amour -proper [561] lại có thể tha thứ một chuyện xấu xa như vậy. Chắc chắn không còn một cách nào khác là Tolstoi vào tháng chín năm 1826 đã nhận được sự tha thứ từ Puskin với một cái giá khủng khiếp thế nào.

Tôi cho rằng, khi cân nhắc về nội dung chương 4, Puskin đã sáng tác hai khổ bị bỏ dở dang dưới đây (đã đọc cho Kaverin nghe ở Kaluga ngày 1 tháng 8 năm 1825, Sôbôlépski chép lại theo trí nhớ cho Lôgìnnôp khoảng 1855, và được Anhenkôp xuất bản vào năm 1857, là thơ châm biếm. Với ý định phát triển chủ đề “lời vu khống đáng khinh bỉ” và có thể miêu tả Tolstoi trong các khổ kể về Matxcowva, là nơi gia đình Larin chuyển tới trong chương này.

Ảnh đại diện

XXXI (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

Chú thích của Nabôkôp
Ai là chủ “chiếc hài cườm pha lê“- “đôi chân tuyệt vời“trong khổ thơ XXXIII?

Việc đi tìm mỹ nhân nguyên mẫu là người thử vừa chân với đôi hài cườm pha lê trong khổ thơ XXXIII đã buộc không chỉ một thế hệ nhà nghiên cứu Puskin học phải thể hiện sự sáng tạo đặc biệt, hay tỏ ra ngây thơ, chất phác đến mức tột cùng. Ít nhất, có bốn người đẹp được dư luận chọn lựa là “mỹ nhân nguyên mẫu” chân ướm vừa đôi hài cườm pha lê ở trên (20).
1.Ta sẽ xem xét trường hợp đầu tiên - người có nhiều khả năng là ứng viên nguyên mẫu thứ nhất - Maria Raiepskaia.

Năm 1820, tuần cuối cùng trong tháng năm, một kế hoạch đầy hấp dẫn được thực hiện, kế hoạch này hình thành không sớm hơn một tháng trước đó. Tướng Nhikôlai Raiepski, một anh hùng thời chiến tranh vệ quốc chống Napoleon, đã lên đường cùng một trong hai con trai và hai trong bốn tiểu thư con gái ông, từ Kiep đến Piatchigorsk (miền Bắc Kavkaz); trên đường đi, khi đến Ekaterinoslav (ngày nay là Đnheprô Petrôpsk) gia nhập vào đoàn có Puskin, hai tuần trước đó, Puskin bị buộc rời khỏi Peterburg đến nhận sự quản thúc của một viên tướng khác, vốn có cảm tình với Puskin, đó là tướng Ivan Indôp. Đoàn đi gồm con trai Nhikôlai, là bạn thân của Puskin; hai cô con gái Maria, mười ba tuổi rưỡi, và Sô phia, mười hai tuổi; một nhũ mẫu người Nga, một nữ gia sư người Anh, (cô Matten), một thiếu nữ tác ta (dame de compagnie), Anna huyền bí sẽ được nói tới phần dưới đây. bác sỹ (bác sỹ Rudưkôpski) và một gia sư người Pháp (Phủnhie). Con trai trưởng Aleksandr, mà Puskin còn chưa quen biết, đã đợi sẵn ở Piatchigorsk, trong tháng tám cả đoàn sẽ đến Gurzup (Nam Crưm), thăm bà Raiepskaia cùng hai cô con gái lớn (Ekaterina và Elena).

Ngay đoạn đường ngắn đầu tiên, từ Ekaterinaslav đến Taganrog, đã giúp nhà thơ thoát khỏi bệnh sốt cao mà chàng mắc phải khi ở Đnhepr. Một lần vào sáng sớm, ngày 30 tháng năm, khi đến giữa đường đi từ Sambek và Taganrog, thì năm vị khách nữ trên một trong hai xe ngựa chở đông người- đó là hai bé gái, một nhũ mẫu già và một gia sư cùng cô bạn- đã nhìn thấy cảnh phía biển bên phải từng cơn sóng nhấp nhô tung bọt trắng xoá và mọi người xuống xe đổ ra biển ngắm cảnh sóng nước vỗ chập chùng. Nhà thơ trẻ Puskin từ chiếc xe thứ ba lặng lẽ bước xuống theo mọi người.

Sau một mùa hè qua lại khu suối nước nóng ở Kavkaz, Puskin đã rơi vào tầm ảnh hưởng của Aleksandr Raiepski vốn rất xấu tính, những người trong đoàn du lịch của ta, trừ Aleksandr ra, đều đi Crưm và rạng sáng ngày 19 tháng 8 năm 1820, đoàn đã đến Gurdup. Trong quãng thời gian bốn năm tiếp theo, Puskin có vài lần gặp Maria Raiepskaia. Tất nhiên, các nhà nghiên cứu về Puskin không được phép bỏ qua những bức vẽ của Puskin trên lề các bản thảo., chẳng hạn, trong phác thảo khổ IXa, chương 2, đối diện với các dòng 6-14,;

Puskin vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11 năm 1823, khi ở Ôddessa có dùng bút vẽ hình nhìn nghiêng của một phụ nữ đội mũ, qua hình vẽ, ta dễ dàng nhận ra Maria Raiepskaia (khi nàng đã gần 17 tuổi), phía trên hình vẽ này, nhà thơ vẽ chính bản thân mình, lúc đó Puskin đã cắt tóc ngắn, [231]. Nếu khổ XXXIII, chương 1, cuối cùng là nói tới chính đôi chân nuột nà được sóng biển vỗ về, vuốt ve, thì cảm tưởng của nhà thơ thật sự đầy mê hoặc và làm lộ rõ “những niềm hân hoan xa xưa“(những bức vẽ thể hiện hình ảnh Maria Raiepskaia, ta tìm thấy trong cuốn vở 2369, tr.26, mặt sau, 27 mặt sau, 28-30 mặt sau, hãy xem chú thích của tôi với chương I2, IXa).

Năm mười tám tuổi, nàng lấy chồng (tháng giêng năm 1825). Chồng nàng là bá tước Sergây Vôlkônski, một nhà cách mạng tháng Chạp nổi tiếng, là thành viên của hội miền Nam, bị bắt sau khi cuộc nổi dậy ờ Peterburg thất bại vào ngày 14 tháng 12 năm 1825. Người vợ trẻ rất can trường lên đường đi theo chồng về nơi đầy tận Xibir xa xôi, nhưng khi đến đây, lại xảy ra câu chuyện rất đời thường, người vợ đã đem lòng yêu một nhà cách mạng tháng Chạp khác. Một giai đoạn dũng cảm trên đường đời của nàng, được Nhecrasôp ca ngợi trong một trường ca dài lê thê và chán ngắt, thơ không hay, không xứng đáng với thiên tài thật sự, và thật buồn, “Những người phụ nữ Nga”(1873), trong bản viết tay có tên là “Những người phụ nữ tháng Chạp”), một tác phẩm yêu thích của những bạn đọc coi tính xã hội của chủ đề quan trọng hơn tác động nghệ thuật của nó. Trong cả bài, tôi chỉ thích hai câu thuộc phần hai, có tính nhạc điệu cao hơn, trong đoạn nói về công việc làm của những nhà cách mạng tháng Chạp:
Làm sưu tập bướm và thực vật Trita,
Các cảnh một miền quê sao mà khốc liệt
Qua tháng 11 năm 1823, Puskin nếu có gặp Maria Raiepskaia thì phải đến tận 26 tháng 12 năm 1826 tại Matxcơva (tại nhà của con dâu nữ bá tước Dinaida Vôlkônskaia), vào hôm trước ngày đi theo chồng đến Xibir, khu Nhertrinsk, trong mỏ Blagowđátki, cách Matxcơva bốn nghìn dặm. Ngày 27 tháng 10 năm 1828, tại Malinhik thuộc tỉnh Tver, Puskin đã viết lời đề tặng nổi tiếng cho trường ca “Pôltava “(16 dòng thơ, thể Iamb, vần cách abab), theo ý kiến nhiều người, lời đề tặng này viết tặng Maria Vôlkônskaia:

Tiếng nàng thơ tôi trong đêm vắng
Đôi tai em có nghe thấu không em?
Tâm hồn em khiêm nhường lắm
Có hiểu ra tiếng nói con tim tôi?
Hay lời thơ tôi tặng em rồi,
Như mối tình tôi ngày nào đó
Ngỏ cùng em mà em chẳng trả lời
Và em lại bước qua một lần nữa?
Em hãy nhớ những thanh âm dù ít nhất,
Vốn thân thương tha thiết với em -
Em hãy nghĩ những ngày ta xa cách,
Trong cuộc đời đầy xáo động của tôi,
Sự cách xa buồn bã của em,
Tiếng em nói lần cuối cùng nhớ mãi
Là kho báu, là thành trì vững chãi,
Là tình yêu theo mãi tâm hồn tôi.

Trong bản thảo viết tay và chụp lại đoạn thơ đề tặng có viết bằng tiếng Anh:”I love this sweet name»(Tôi yêu cái tên ngọt ngào này),[232] (nữ nhân vật trong “Pô ltava” có tên Maria). Tôi rất muốn được tận mắt nhìn thấy bức vẽ này (cuốn vở 2371, tờ 70), theo lời Bônđi (Viện Hàn lâm, 1948, tập V, tr. 324), có dòng thơ 13, ở dạng đang sửa, bị bỏ đi, như sau:
Miền Xibir xa xôi lạnh lẽo.
Đây là bằng chứng duy nhất, làm cơ sở cho giả định này, rằng “Pô ltava “được viết tặng Maria Vô lkônskaia. Bạn đọc sẽ luôn thấy sự giống nhau đến mức khác thường giữa các câu thơ 11-16 trong lời đề từ cho “Pô ltava” và giữa các dòng 9-14 khổ XXXVII, chương 7, EO (được sáng tác trước đó một năm), trong đoạn thơ này, nhà thơ đã nhắc đến việc kết thúc thời kì đi đầy ở làng quê của mình, nhà thơ đã nói với Matxcowva như nói với nữ hoàng goá bụa của mọi thành phố Nga.

2.Ứng viên thứ hai vào vai chủ nhân đôi chân đẹp trong khổ XXXIII chương I là chị cả của Maria Raiepskaia, tên Ekaterina, hai mươi hai tuổi, (năm 1821, lấy chồng là Mikhail Orlốp, một trong nhiều nhà cách mạng tháng Chạp, có địa vị bình thường). Trong thời gian, khi mọi người còn lại đang đi du lịch, thì Ekaterina cùng với mẹ và chị Elena đã thuê một toà villa không xa Gur dup - một làng Tác ta trên bờ biển tuyệt đẹp phía Nam Crưm, với nhiều mỏm đá rất hoành tráng, những con đường cây mọc hai bên lộ khoe hết bộ rễ ra, và nhiều mái nhà thờ hiện ra mờ mờ ảo ảo, những rặng cây trắc bá trông tối sẫm, nhũng căn nhà gỗ và bóng cây thông tuyệt vời, với những cao nguyên đá phẳng nhô ra, như treo mình cao hơn chung quanh, nhìn từ biển vào, có cảm tưởng như là cả dãy núi chạy dài, nhưng chỉ cần ta bước đến gần, thì thấy nó lại biến hoá thành một thảo nguyên phủ kín cỏ rậm, mượt mà, như vươn dài mãi về phương Bắc. Chính ờ đây, tại Gurdup, Puskin cùng với hai con trai nhà Raiepskaia, cậu lớn và cậu nhỏ, và hai cô con gái Maria và Sô phia- lên thuyền hai cột buồm, buồm phẳng, khởi hành từ Pheôđôxia vào ngày 19 tháng 8 năm 1820, Puskin đã làm quen với Ekaterina Raiepskaia. Xem kể chi tiết hơn về chuyến đi này, trong phần chú thích của tôi với khổ XVI, “Chuyến du lịch của Ônheeghin” trong phần này, Puskin, sau mười năm, đã viết những dòng thơ tạm được khi nhớ lại cuộc tình chớp nhoáng sau ánh nhìn đầu tiên:
Đẹp làm sao những bờ biển Tavrida,
Từ trên tầu thấy dáng em hiện ra,
Kiprida trong buổi mai rực sáng,
Lần đầu dung nhan em tôi say đắm,

Đây là một mỹ nhân trẻ tuổi, đầy kiêu hãnh, đẹp đến mức như thiên thần - đó là hình ảnh Puskin tả lại người đẹp trong khổ XVII “Chuyến du lịch của Ônheghin”, khi đứng giữa cảnh sóng biển xô vào bờ, những khối đá nhô ra và những hình ảnh lãng mạn. Có thể, đây là những vần thơ ca ngợi viết tặng nàng “Mây từng đám bay đi, loang tan hết…(182, thể thơ Alessandro, vần đôi), thiếu nữ được ví như nữ thần Venhera, đang cố tìm ra sao Venhera trên bầu trời (Theo nhận xét của N. Kudnhesốp trong “Thế giới luận”[1923], tr. 88-89, với thời gian và địa điểm cụ thể -tháng 8 năm 1820, Crưm - là việc không thể làm được.)và gọi nàng theo tên riêng, đã lẫn lộn một cách hài hước, hình như, katharos và Kypris, Kitti R. Và Kythereia (Ekaterina bị gọi là “tất xanh”, vì là người hơi khác biệt, mang tính nam rõ hơn, không thích lập gia đình)(22)
Ở lại thành phố Gủdup, trong ba tuần, có lẽ, Puskin có nghe do Katerina (“Gửi”- xem phần phụ chương Đài phun nước Bakhtrisaraiski” 1822) kể truyện thần thoại tác ta về đài phun nước trong lâu đài Bakhtrisaraiski, là nơi, sau này, chừng 5 tháng chín 1820, nhà thơ đã cùng với Nhikôlai Raiepski trên đường đi miền Bắc, một vấn đề khác được đặt ra là, các làn sóng nước tung bọt trắng xoá trên biển Đen có dịp nào, dù chỉ một lần, được vuốt ve, ôm hôn đôi chân người đẹp hay không nhỉ.

3.Đến đây, là lúc phải chia tay với hai chị em nhà Raiepskaia, chúng tôi xin giới thiệu ứng viên thứ ba cho chiếc hài cườm pha lê

6-8.Puskin đã viết bài này vào ngày 22 tháng mười năm 1823 ở Ôdesa, bảy tháng sau đó, bên lề bản thảo viết tay chương 3, XXIX (2370, л. 2; Эфрос, с. 197), cạnh các dòng 6-8:
Tôi thấy thú chiêu vay từ Pháp văn nhiều quá
Hệt như sai lầm của tuổi trẻ trước kia,
Như các bài thơ của Bogđanôvích ta mê,

Nhà thơ đã vẽ một đôi chân phụ nữ đi tất trắng để chéo lên nhau lộ ra dưới lớp váy áo lịch lãm, mang giày đen mũi nhọn đánh xi bóng, có tết nơ ở phần đế. Éphrôs cho rằng, những dòng thơ này viết về Elidaveta Vôrôntsôva, bức chân dung của nàng (trừ đôi chân) được vẽ phác bên phải tại ngay trang đó trong bản thảo, trên các dòng thơ và ngay giữa các dòng đó. Quả thật, trên cổ cân đối không thấy đeo chuỗi vòng. Đoạn phác thảo chương 3, XXIX được ghi chú lấy ngày 22 tháng năm 1824 - ngày này (2370, tờ1) có ghi trong bản nháp bức thư nổi tiếng của Puskin (được dừng ở hình vẽ nghiêng của Elida Vôrôntsôva trên tờ 2), gửi cho Aleksandr Kadnatrêép (1788-1880), giám đốc văn phòng của bá tước Vôrôntsôp, một người tốt bụng và đáng yêu. Trong thư này, Puskin giải thích rằng, việc thực thi trách nhiệm của một nhân viên dưới trướng của vị tướng là thị trưởng thành phố Nôvơrasítk sẽ không giúp ích nhiều cho hoạt động sáng tác văn học của nhà thơ.

Do muốn vẫn được chính thức đăng kí là nhân viên thuộc văn phòng, Puskin có bệnh giãn tĩnh mạch (sensu stricto [338] là hiện tượng giãn tĩnh mạch không bình thường, do thành động mạch tim bị bệnh, thực ra, Puskin bị giãn tĩnh mạch chân, các bác sỹ đã chẩn đoán như vậy vào cuối tháng chín năm 1825 ở Pskôp, sau một lần, nhà thơ định dùng “bệnh giãn tĩnh mạch nguy hiểm chết người “để lấy li do xin phép ra nước ngoài chữa bệnh, nhưng bất thành, nhà thơ xin chính quyền “để mình yên, không động tới trong một đoạn thời gian sống còn lại ngắn ngủi, có thể, sẽ không còn bao lâu nữa.” (những dòng này đã kết thúc bức thư tại tờ 2; “Lời phê: “Đúng” bị chìm nghỉm, mất dạng trong hình vẽ mái tóc của Elida Vôrôn tsôva).
Raiepskl, chắc chắn, đã tiếp xúc với bức thư của Tachiana; như vậy, bức thư này được viết từ trước khi Puskin rời khỏi Odessa.

4.Còn mỹ nhân thứ tư có thể là ứng viên chủ nhân hài cườm pha lê, theo một vị tên là Đarski, vị này có sáng kiến được đưa ra thảo luận và bị bác bỏ thẳng cánh, trong một buổi tối lạnh lẽo và thiếu ánh sáng, 21 tháng 12 năm 1922, bởi Hội những người yêu quý tiếng Nga, họ đầy tinh thần quả cảm họp trong điều kiện đói ăn và tăm tối, thời Lênin trị vì.[243] Đarski tuyên bố nữ chủ nhân đôi “hài cườm pha lê - đôi chân đẹp nuột nà“trong khổ thơ XXXI và XXXIII là bạn của hai người đẹp nhà Raiepski, đó là người đẹp tác ta đã nói trên: Anna Ivanôpna (ta không biết họ của nàng).
Cảm tưởng cuối cùng của tôi: nếu Ekaterina Raiepskaia là chủ nhân một chiếc hài cườm pha lê, thì Elidaveta Vôrônsôva là chủ nhân chiếc hài còn lại. Nói khác đi là, những cảm xúc ở Crưm vào tháng tám năm 1820 và những bài thơ viết tặng họ (được sáng tác khoảng 16 tháng tư năm 1822) vào tuần thứ hai tháng sáu 1824 đã được chuyển thành một khổ thơ trong EO, đã ghi lại cuộc tình say mê chớp nhoáng thời Ôddesa của nhà thơ.

Ảnh đại diện

“Lấy không yêu, như ngõ cụt chui vào...” (Svetlana Chekolaeva): Bản dịch của Nguyễn Tùng Cương

Lấy không yêu, như ngõ cụt chui vào
Mê hồn trận biết lối nào ra thoát,
Chuyện nói thầm nghe gào thét ầm ào,
Bị đá nặng vô hình đè đến chết.
Hai tâm hồn mà sống khác người sao:
Cả tiếng cười, ánh nhìn, bao lời nói,
Muốn phất cờ trắng phấp phới trên đầu,
Xoá bình địa tất những gì lồi lõm.

Cưới không yêu, sống đầy đoạ ngục tù
Án chung thân mang đến cùng, hạn hết.
Ngày mỗi ngày, thấy phát khiếp, phát rồ,
Đầu vương vấn một điều bao giờ chết.
Chè ngọt mà nhấm nháp vẫn thấy đau,
Pha khổ ải với bao nước mắt,
Đầu ong ong, ý nghĩ như búa bổ tận sâu,
Thái dương rần rật, như mũi kim đâm buốt.

Không yêu nhau, sống cạnh thật đáng thương.
Nhưng hai nạn nhân cùng chung số kiếp.
Hai con người một nỗi khổ đau chung:
Hạnh phúc mất hay luôn luôn thấy thiếu.
Đời ngắn mà phải đập hết tận cùng
Phá nào phải là xây, nhưng tim người đâu gỗ đá.
Hãy đủ nghị lực ra đi, giải toả nhẹ lòng
Hãy bỏ kẻ ta không mảy may còn thương xót!

Ảnh đại diện

Thư Tatyana gửi Ônêghin (Aleksandr Pushkin): Chú thích của Nabôkôp

13, 19, 23 В деревне нашей <…> В глуши, в деревне <…> В глуши забытого селенья…
Gia đình Larina sống trong dinh thự của riêng, ít nhất có hai mươi phòng, đồng đất rộng mênh mông bát ngát, có công viên, trại trồng hoa, vườn rau, khu nuôi ngựa, khu chăn nuôi súc vật, các cánh đồng trồng trọt. Tôi cho rằng họ sở hữu khoảng 350 десятин, (chuyển sang hệ m là 381,5 ha đất đai), con số nêu trên không phải lớn lắm so với tỉnh này, và gần hai trăm nông nô, không tính phụ nữ và trẻ con. Một phần số nông nô này phục vụ trong điền trang của chủ, số còn lại sinh sống trong các ngôi nhà gỗ, hợp thành các làng (hay vài làng nhỏ). Tên gọi làng này hay vài làng ở gần thường trùng với tên gọi khu vực có đồng ruộng và các cánh rừng. Hai nhà hàng xóm của bà Larina, là Ônhêghin và Lenski, còn giàu có hơn nhiều, và mỗi chủ này có thể có hơn hai nghìn nông nô.

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: