Trang trong tổng số 5 trang (50 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đăng cao (Đỗ Phủ): Về câu 7

@Vanachi:

Phải nói trước là mình không rành ngữ pháp tiếng Hán, chỉ dùng từ điển tra nghĩa từ và gắng hiểu ngữ pháp liên hệ với ngữ cảnh, và cả qua các bài thơ khác.

Bạn Vanachi phản hồi rằng: "Nếu cứ áp cái đó vào câu 7, lẽ nào lại hiểu là "hận phồn sương mấn" (giận tóc mai dày)". Vậy là theo ý bạn, nếu cặp 7-8 đối nhau thì vấn đề bất cập sẽ nằm ở chỗ "phồn sương mấn". Cái bất cập bạn nói chỉ về mặt nghĩa? Nếu chỉ thế, mình sẽ không đồng ý.

Liên hệ với câu 8, mình thấy cả hai câu đều diễn cái ý "lực bất tòng tâm" của tuổi già. Gian nan, trắc trở (nhưng không vượt lên được, đành chấp nhận) đâm buồn giận tóc mai dày bạc. Mình có thể chắc là cái ý tứ giận đầu bạc, hay giận mình vì tuổi cao trí sức thuyên giảm có không ít trong văn chương. Có mấy ai mà được như Liêm Pha, Hoàng Trung hay Uy Viễn tướng công đâu.

Ngữ tính từ "phồn sương" thì sương còn có nghĩa "trắng", ngay cả nghĩa đen thì cả cụm "phồn sương mấn" cũng ám chỉ tóc mai "bạc" rồi (đã đầy sương gió).

Với cụm "khổ hận", như mình hiểu thì "khổ" là trạng, "hận" là động, còn nếu như vẫn giữ nguyên là ngữ danh thì liệu có phải Thi Thánh đã mất đến 4 từ để diễn tả các ý mà suy cho cùng đều là 1 ý, ý thơ thành ra rườm rà? Thế thì tuyệt phẩm của Thi Thánh không còn là toàn bích nữa rồi, khuôn trăng của Tây Thi nổi mụn rồi.

Thấp thỏm mong tin nhạn, à không, mong kiến giải mới từ bạn. :)

Ảnh đại diện

Đăng cao (Đỗ Phủ): Về phần dịch nghĩa

Có bạn nào cho mình hỏi là có phải phần dịch nghĩa chưa được chuẩn ở câu thứ bảy không?

Bởi vì một số bài viết mình đã đọc thì có nói là bài này của Đỗ Phủ đối cả 4 cặp câu, ví dụ như wikipedia có nói. Nếu đúng vậy, thì câu bảy sẽ có nghĩa là "Gian nan đâm buồn hận tóc mai bạc trắng".

Xin cảm ơn trước.

Ảnh đại diện

Sơ thu cảm hứng kỳ 2 (Nguyễn Du): Bản dịch của Pang De

Gió thổi trên sông lá lắt lay
Cành cao ve lạnh hết ngày rầy
Vì chưng tiếng có thanh thương điệu
Chẳng phải người buồn chẳng biết thay

Ảnh đại diện

Đề thi hậu (Giả Đảo): Góp ý với góp ý của Khoi Dinh Bang

@bác Khôi:

Bác Khôi thật chả khác bác Dũ năm nào, tiếc cái em chưa được đến một phần bác Đảo… hê hê. Bác nói chí phải, nhưng em bí vần nên dịch lại theo thể song thất lục bát. Cảm ơn bác nhiều.

Về nhận xét của bác về bài thơ này, em dù kiến văn còn nông nhưng cũng mạo muội nghĩ thế này. Cái điển “thôi xao” thì tất nhiên là hay rồi, nhưng tự bài thơ này cũng có ý vị riêng của nó. Nó tuy là “trực ý”, không mượn cảnh nói tình như cái tứ thơ (em hiểu “tứ”là cách diễn đạt) quen thuộc của Đường thi, nhưng cũng không thể xem thế là không nhã. Chả phải Trần Tử Ngang tiên sinh cũng chỉ bốn câu “trực ý” mà khiến thế nhân nghe xong phải rúng động tâm can đó sao? Thế thì liệu bác có thể cho là cả hai bài thơ của Giả Đảo và Trần Tử Ngang tự nó đều không có gì đặc sắc sao? Em cũng chưa hiểu lý do bác liên hệ đến bài thơ con cóc ở đây? :)

Ảnh đại diện

Trì thượng (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Pang De

Một thuyền gái nhỏ chèo
Sen trắng bẻ về theo
Chẳng nghĩ che tung tích
Lối đi mở mặt bèo

Ảnh đại diện

Đằng Châu ca giả Phú Nhi ký hữu sở dư, thư dĩ tặng chi (Cao Bá Quát): Hỏi

Bạn nào có bản chữ Hán thì đăng lên hộ cái nhỉ? Mình xin cảm ơn.

Ảnh đại diện

Đề thi hậu (Giả Đảo): Bản dịch của Pang De

Ba năm trời hai câu lên giấy
Khi ngâm lên lệ chảy hai hàng
Tri âm ví thử không màng
Quay về núi cũ thu sang ta nằm.

Ảnh đại diện

Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu): Bản dịch của Pang De

Người trước bay đâu cùng cánh hạc,
Chốn này trơ lại mỗi lầu không.
Hạc vàng một chuyến không về lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn lượn vòng.
Sông tạnh Hán Dương cây rõ bóng,
Cỏ thơm Anh Vũ bãi xanh nồng.
Chiều buông mắt dõi quê đâu tá,
Khói sóng khơi buồn toả mặt sông.

Ảnh đại diện

Mộ xuân tức sự (Nguyễn Trãi): Bản dịch của Pang De

Cả ngày nhàn phòng văn khép chặt
Cửa bên ngoài không khách ghé sang
Quyên kêu xuân đã muộn màng
Một sân mưa bụi hoa xoan nở đầy

Ảnh đại diện

Tháng mười (Ý Nhi): Về cách trình bày bài thơ Tháng Mười

Trong tập thơ Hai sắc hoa ti gôn do anh Ngô Văn Phú làm (NXB Hội Nhà Văn), tôi thấy bài thơ này được trình bày như sau:

Một mình qua lối cũ
gặp hàng cây bên đường
đứng lặng trong chiều gió
giữa đất trời mù sương

Chẳng cùng ai giã từ
Không cùng ai gặp gỡ
Mỗi bước một xót đau
Như đặt chân trên lửa

Niềm vui vừa xa khuất
như chiếc lá lìa cành
run run tay đón lại
nào còn đâu màu xanh

Lòng chợt buồn ngơ ngác
như người ko quê hương
lạc bước trong chiều gió
giữa đất trời mù sương

Trang trong tổng số 5 trang (50 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: