Trang trong tổng số 5 trang (50 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lãng đào sa kỳ 4 (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Pang De

Xin hỏi: triều sông cùng nước bể,
Tình chàng ý thiếp khác chi đâu?
Hận nhau chẳng được triều y hẹn,
Thương nhớ thì hay bể kém sâu.

Ảnh đại diện

Lãng đào sa kỳ 4 (Bạch Cư Dị): Về bắt bẻ của ilovekazehikaru

Tại hạ xin tiếp thu ý kiến. Từ "oán hận" sẽ sửa thành "hận nhau", như thế là sát nghĩa với "tương hận". Từ "nhớ thương" thì sẽ giữ nguyên, bởi dựa vào ngữ cảnh thì ai cũng có thể thấy ngay ở đây là trai gái nhớ thương nhau, cho nên bắt bẻ của cô nương là không hợp tình hợp lý chút nào. Về mặt chuyển nghĩa, thì giải pháp để nguyên từ "tương tư" là đạt nhất, và đây cũng là từ Hán Việt ai cũng biết. Nhưng do tại hạ dịch thơ theo thể luật, nên do yêu cầu về thanh âm mà không để thế được.

Tại hạ đăng bản dịch lại bên dưới đây, xin mời cô nương thưởng lãm!

Ảnh đại diện

Hạ nhật thuỵ khởi (Thái Thuận): Về bản chữ Hán

Bác gái Bruce Lee xem lại chữ "曜" ở câu 4 trong bản chữ Hán có sơ xuất gì không? Chữ này có âm HV là "diệu". Em thấy chữ đúng phải là "躍", âm là "dược" đúng theo bản phiên âm, và cũng đúng theo bản dịch nghĩa.

Ảnh đại diện

Luận thi kỳ 1 (Triệu Phồn): Cách phiên âm chữ 禅

@hongha83: Theo mình trong bản phiên âm, chữ 禅 bị gõ nhầm hoặc phiên nhầm thành "thiện", mà đúng ra phải là "thiền". Theo tự điển Thiền Chửu, chữ này có thể phiên thành "thiện" (Đường vận) hoặc "thiền" (Quảng vận), nhưng đúng theo niêm luật thì phiên thành "thiền" mới chuẩn. :))

Ảnh đại diện

Tẩu bút tạ Vương Phác cư sĩ trụ trượng (Hoàng Đình Kiên): Bản dịch của Pang De

Mộc qua cành tuyết bạn trao ta,
Lưu lạc sáu năm chẳng lại nhà.
Nghìn núi vạn khe không quản tới,
Chân vào chốn hiểm chẳng ngờ qua.

Ảnh đại diện

Tẩu bút tạ Vương Phác cư sĩ trụ trượng (Hoàng Đình Kiên): Bản dịch của Đông A

Tặng tớ mộc qua nhánh tuyết sương,
Sáu năm lưu lạc bặt quê hương.
Ngàn hang vạn hốc tu từng đến,
Chân dẫm lúc nguy hạnh thấy đường.

Ảnh đại diện

Cảm tác kỳ 4 (Nguyễn Xuân Ôn): Bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Hà Văn Đại

Nước nhà sao cứ rối ren hoài?
Nửa tại trời xui, nửa tại người.
Ba hộ diệt Tần ai dễ biết
Năm Hồ loạn Tấn lắm người hay.
Dâng vàng hiến lụa thêm nhiều chuyện,
Múa giáo khua chèo được mấy ai?
Ngán nỗi đất này xiêm áo cũ,
Mà nay lũ lượt diện đồ Tây!

Ảnh đại diện

Cúc (Trần Minh Tông): Bản dịch của Pang De

Cúc vàng ngâm vịnh rượu nên bày,
Thu muộn giậu hoa hương vẫn bay.
Nhân vật cổ kim đâu biết xuể,
Núi Nam đôi chắc gì hay.

Ảnh đại diện

Lãng đào sa kỳ 4 (Bạch Cư Dị): Thầy Phò vs. Kimthoty

Tại hạ xin có đôi nhời thô thiển thế này, cái bản dịch của thầy Phò, của cô nương, tiếc thay lại không đạt ở câu 2. Nói thế, ấy là bởi tại hạ thấy thứ tự sự vật được đối chiếu đã bị thay đổi, hoặc là thầy Phò đã vô ý vô tứ quên béng mất đi. Tức là, theo ngụ ý ở đây thì “quân tình” đối với “giang triều”, “thiếp tâm” đối với “hải thủy”. Khó tính hơn nữa, thứ tự từ “tình quân”, “giang triều” tới “thiếp tâm”, “hải thủy” cũng không nên thay đổi…

Tại hạ cũng đồng ý cả cô nương ở chỗ là bản dịch của kimthoty khá là kỳ kỳ ở cặp câu 3,4. Câu 3 thì dịch chẳng giống nguyên bản, và tối nghĩa. Câu 4 thì hình như đã được dịch theo cáí hiểu, cái suy rộng ra của người dịch, tức là cũng không sát với nguyên bản nữa. Thơ văn đôi khi đa nghĩa, phần nào do cách dụng ngôn cô đọng, cho nên nếu người đọc không hiểu kĩ, không suy rộng ra khỏi cái nghĩa của mặt chữ thì e là câu thơ có khi thành tối nghĩa…

Tại hạ lấy ví dụ như câu ba trong nguyên bản này. Nếu bê nguyên xi nghĩa của câu thơ gốc thì nó là “Tương hận chẳng (được) như triều đúng hẹn”, giống y như cách dịch của thầy Phò. Nhưng cái gì ở đây chẳng như “triều đúng hẹn”, không nhẽ chính là cái nỗi giận hờn nhau? Có thể lắm, tại hạ chẳng có lý gì để phủ nhận cách hiểu như thế cả. Nhưng theo cảm quan của tại hạ, và cũng theo cách mà các sự vật đã được tỉ dụ ở cặp câu 1,2, thì câu ba có thể hiểu rộng ra là “Hận nhau vì tình chàng chẳng được như triều đúng hẹn”. Thế thì tại hạ có nên dịch thơ theo như cách hiểu rộng ra của mình, hay là nên bám sát nguyên bản? Thiết nghĩ, đây là một câu hỏi hay mà mong là vào dịp khác tại hạ sẽ bàn luận với cô nương sau.

Còn dưới đây, tại hạ xin dịch lấy một bản để gửi tặng tới cô nương:

Xin hỏi: triều sông cùng nước bể,
Tình chàng ý thiếp khác chi đâu?
Oán hờn chẳng được triều y hẹn,
Thương nhớ thì hay bể kém sâu.

Pang De.


Thăng Long một ngày mùa thu lạnh lẽo, năm 2010.
Ảnh đại diện

Cam Lộ tự (Trần Minh Tông): Bản dịch của Pang De

Xa trông biếc núi xanh cây
Bóng ô chếch mái phía tây khe đồi
Bên rừng chim hót lẻ loi
Thông già một lối hoa rơi rụng dần

Trang trong tổng số 5 trang (50 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: