Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Vào chùa (Đồng Đức Bốn): Đôi nét về bài thơ "Vào chùa"

Tác phẩm này giống như một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta mà Đồng Đức Bốn đã gióng lên. Kẻ ăn mày trong bài thơ chính là đại diện cho những con người nông cạn, thiếu hiểu biết, không biết tự đi tìm giá trị sống cho mình mà chỉ dựa vào sự bố thí của người khác, Lá bùa sư cho là một lời ngầm ý rằng: hãy đi học, hãy tự làm việc mà nuôi sống lấy bản thân mình đi; ta không cho con thức ăn, nhưng ta cho con một thứ còn giá trị hơn thế. Hay cũng có thể hiểu lá bùa ấy như một lời an ủi cho tâm hồn của người ăn mày, và nhắc nhở y về những phép nhiệm màu vẫn ẩn hiện trong thế gian mà Phật đã ban cho con người. Nhưng y nào có nhìn thấy được phép màu đó. Rốt cuộc, lá bùa thiêng liêng ấy lại bị nhét túi, còn ăn mày lại đi ăn mày, và cả đời y sẽ chẳng thể nào thoát khỏi số kiếp ăn mày ấy. Trong cuộc sống, cũng có biết bao những con người như vậy: không biết tự thay đổi để làm cho mình tốt đẹp hơn nên mãi mãi sẽ chỉ là một kẻ vô dụng, đến một lúc nào đó sẽ lặng lẽ ra đi khỏi thế gian này như một cái bóng mà chẳng ai hay biết. Đó là những kẻ ăn mày - không chỉ về vật chất, mà còn là tinh thần.

Ảnh đại diện

Vào chùa (Đồng Đức Bốn): Vào chùa

Giữa trưa ăn mày vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Ăn mày chẳng biết làm gì
Lá bùa đút túi lại đi ăn mày.

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: