Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Chùm thơ vô đề (Tuệ Thiền): Bổn Lai Diện Mục & Quê Hương-Nguồn Cội

Trích trong tác phẩm Đồng Nhất Thể của tác giả Lê Huy Trứ (Thuvienhoasen org):

“Tuệ Thiền Lê Bá Bôn diễn tả về sơ ngộ Bản Lai Diện Mục: “Kiên trì tỉnh giác (kiến chiếu, lắng nghe) thâm sâu và toàn diện trạng thái mê (trạng thái niệm tưởng, tâm ngôn tâm hành), thì tâm có sự đột chuyển (chuyển y, dừng lại): trạng thái sơ ngộ Tâm Không (Viên Giác, tánh Không, niết-bàn, Phật tánh) hiện tiền (bản lai diện mục hiện tiền); và tiếp tục hành thâm (ngộ nhập Viên Giác - mang năng lượng và diệu dụng tự lợi lợi tha tối thượng).”
--

“Trưởng dưỡng Tuệ Giác đại thừa: Miên mật hải triều âm-tuệ quán về Nguồn (định-tuệ nhất thể)”.
Mời đọc thêm phần thảo luận dưới 3 bài thơ: Không Đề, Được Tặng Chân Kinh, Quê Hương Trong Tôi (cùng tác giả). (Dưới bài thơ Không Đề có 3 bài viết ngắn: Lễ chùa trong tâm, Một phương tiện minh tâm-kiến tánh, Nhân quả của năng lượng cảm xúc và suy nghĩ tích cực).
-----------

“Đừng sợ Tánh Không, như kinh điển Bát-nhã thường hay cảnh giác:
Ngôn ngữ đã dứt
Tâm hành cũng xong
Thấm nhuần an lạc
Tự tâm tịch tĩnh.
Phải tìm kiếm cái Tâm tịch tĩnh này ở đâu, đấy là vấn đề trọng đại của tôn giáo, và câu trả lời rất quyết liệt của Đại thừa Phật giáo là: Trong Tánh Không”.
(Thiền luận-quyển trung; thiền sư học giả Daisetz Teitaro Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).
--

“(…) Môn đệ của Triệu Châu, Vân Môn và các bậc cổ đức khác không nhằm chứng gì hơn là hoàn toàn đồng hoá hoặc viên dung cái tôi, năng tri và đối tượng của tư tưởng, sở tri”.
(Thiền luận-quyển thượng; D.T.Suzuki; Trúc Thiên dịch).
--

“Điều lôi cuốn nhất đối với chúng ta ở đây là quan niệm về Bản thệ (Pranidhàna) mà một vị Bồ tát phải có khi bắt đầu sự nghiệp của mình và hiện diện suốt tất cả cuộc đời sau này.
Những bản thệ của ngài là: hướng đến giác ngộ, giải thoát hay cứu rỗi hết thảy chúng sinh các loài hữu tình và vô tình”.
(Thiền luận-quyển hạ; D.T.Suzuki; Tuệ Sỹ dịch).
--------------------------------------

NGÂN VỌNG LÒNG TÔI TIẾNG QUÊ XƯA
(Sưu tầm)

* Trích trong Thiền Luận-quyển thượng (Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư học giả; Việt dịch: Trúc Thiên; Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, PL. 2533 – 1989; Thuvienhoasen org):

“Thiền, cốt yếu nhất, là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát. Đưa ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn, Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sanh linh hữu hạn, luôn luôn quằn dưới ách khổ luỵ trong thế gian này. Ta có thể nói Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta, nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được.

Thật vậy, thân thể ta có thể ví như một cục “pin” điện, trong ấy tiềm phục một năng lực huyền bí. Khi nguồn nội lực ấy không được vận dụng đúng cách thì, hoặc bị mốc meo mà mai một, hoặc nghịch biến mà phát loạn. (…) Ta thường quáng mắt không biết mình đang làm chủ cả một kho tàng vô tận gồm đủ năng khiếu cần để sống vui, và thương yêu lẫn nhau. Mọi cuộc tranh đấu diễn ra quanh ta toàn bắt nguồn từ sự vô minh ấy, nên Thiền muốn ta mở bừng con mắt thứ ba - huệ nhãn - theo thuật ngữ Phật giáo, trên cảnh giới ấy ta chưa bao giờ mơ tưởng đến, bị khuất lấp bởi vô minh. Hễ vẹt mây vô minh thì càn khôn toàn hiển, và đó là lúc nhãn quang ta, lần đầu tiên, phóng chiếu tận thể tánh của chúng ta. Bấy giờ, ta nhận ra ý nghĩa cuộc sống, ta biết rằng đó không phải là một nỗ lực mù quáng, mà cũng không phải là trường thao diễn những bạo lực vô tri. Nhưng dầu không thấu triệt được ý nghĩa tối hậu của kiếp người, vẫn có cái gì trong đó khiến ta vui không cùng để mà sống, và qua mọi cuộc thăng trầm ta vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế.”
--

* (Sách nêu trên)

“Linh hồn bất tử hay không bất tử, đó là một vấn đề lớn. Ta có thể nói lịch sử tôn giáo toàn xây dựng trên một câu hỏi ấy. Ai ai cũng muốn biết về cái sống sau khi chết. Ta đi đâu sau khi bỏ trái đất này? Thật có một đời sống khác không? Hay hết đời này là hết tất cả? Trong khi phần đông có lẽ không hề bứt rứt về ý nghĩa tối hậu của người cô liêu, “người không bạn”, nhưng chắc không ai khỏi tự hỏi, ít nhất một lần trong đời mình, về số phận của mình sau khi chết.”
--

* (Sách nêu trên)

“Nếu nhân “một niệm dấy lên”, vô minh đi vào đời ta, thì sự thức tỉnh của một niệm (hoặc tư tưởng) khác phải chấm một dấu chấm hết cho vô minh, và quyết định cơ Giác Ngộ. Và trong trạng thái ấy không còn một tư tưởng nào là đối tượng của bất cứ ý thức luận lý hoặc suy luận kinh nghiệm nào; vì trong Giác Ngộ, người nghĩ, sự nghĩ và ý nghĩ đều hoà tan trong một hành vi duy nhất là kiến chiếu trong thực thể của Chính Mình.”
--

* (Sách nêu trên)

“Nếu Giác Ngộ đã làm cho toàn thể vũ trụ rung chuyển sáu cách khác nhau như kinh chép thì vô minh, khi chưa bị hàng phục, ắt vẫn có đủ thần lực ấy, dầu rằng, vì bổn chất và hiệu lực, thần lực ấy diễn ngược hẳn lại với Giác Ngộ. (…).

Thoạt tiên - nhưng thực sự không đâu là thoạt tiên hết trong lẽ đạo, ngoại trừ trong cuộc sống hữu hạn của ta, ý chí nảy ra một cái muốn, muốn tự biết nó; ấy thế là mống lên một ý thức, là động niệm, và hễ động niệm thì ý chí bị phân hai. Ý chí, bổn lai là một, là viên mãn một, giờ đây bỗng phân hoá làm hai, thành chủ và khách. Xung đột, do đó, không tránh được. Chủ thì muốn thoát ly tất cả những gì ràng buộc nó trong ước vọng hiểu biết. Kể ra tự nó, nó có khả năng biết được, nhưng đồng thời, với tính cách là khách, vẫn có cái gì nó không thể biết được. Trên đường cầu hiểu biết, vô minh theo liền kiến thức, khắc nghiệt như một định mạng, như bóng theo hình, không sao tách rời được hai ông bạn đồng hành ấy. Nhưng ý chí với tính cách là chủ, buộc phải trở về uyên nguyên, như khi chưa phân hoá thành mâu thuẫn, tức là chốn thanh tịnh an nhiên. Nhưng “tình quê” ấy không thể thoả mãn được nếu không trải qua những thử thách dẳng dai, đầy kham khổ. Bởi lẽ một khi cái một bị tách làm hai rồi thì chiến đấu là cần, rất dõng mãnh, mới phục hồi được nguyên trạng. Nhưng phục hồi không phải chỉ là phản bổn hoàn nguyên, vì cái “bổn” ban đầu nhân phân hoá, chiến đấu và hoàn phục còn được sang giàu thêm gấp bội.

Khi sự phân hoá mới phát hiện đầu tiên ở ý chí, ý thức mảng say mê nó mới nó lạ, nó có tài giải quyết những vấn đề thực dụng nên quên mất sứ mạng của nó, là chiếu sáng ý chí. Thay vì chuyển ngược cái sáng vào trong chính nó nghĩa là vào ý chí, tự đó nó bắt nguồn hiện hữu, nó lại đeo dính thế giới khách trần, hiện tượng và khái niệm. Thảng hoặc nó phản tỉnh lại mà nhìn vào trong thì thấy ngay ở đó một thế giới thuần nhất tuyệt đối, và những gì là đối tượng bấy lâu nó khao khát tìm hiểu lại vẫn là chủ thể, tức chính nó vậy. Gươm không tự chặt được gươm. Ý thức không quét sạch được vô minh vì vô minh là thể chất cố hữu của ý thức. Chỉ còn có cách là ý chí vận hết khí lực bình sanh để tự minh tự độ, mà vẫn không phá đổ ý thức cố hữu, hoặc nói đúng hơn, là để thấu đạt đến căn nguyên xung yếu nhất của ý thức. (…) Trong ý chí thật ra còn có cái gì khác hơn là ý chí, còn có cái biết và cái thấy. Thấy là tự thấy, nhân đó Ý Chí được tự do tự chủ. (…)”.
--

* (Sách nêu trên)

“Vô minh là bỏ nhà ra đi, và Giác Ngộ là trở về. Suốt thời gian phiêu bạt, ta nếm đủ mùi khổ đau cay đắng, nên cõi trần ta sống đây chắc không có gì đáng thèm khát quá vậy. Tuy nhiên, Giác Ngộ đến là chấm dứt tất cả, tưởng như một lần nữa ta trở về ngồi yên trong nhà ta, ở đó bổn lai là tự do và yên tịnh. (…).

Cảm giác trở về nhận lại những cựu sự xa xưa chứng nghiệm trong giây phút thành đạo là việc rất thường gặp ở những người tu Thiền. (…) Với người thâm ngộ, “phản bổn hoàn nguyên” có nghĩa là sau bao thuở lưu lãng phong trần, một lần nữa Ý Chí trở về ngôi nhà cũ an thân lập mệnh với một kho tàng chứng nghiệm vô biên, và một huệ giác chiếu diệu khả dĩ sẽ soi từng bước đi trong cõi đời vô tận.”
--

* Trích trong Thiền Luận-quyển trung (Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư học giả; Việt dịch: Tuệ Sỹ; Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, PL. 2533 – 1989; Thuvienhoasen org):

“Như vậy, Ngộ là toàn thể của Thiền, Thiền bắt đầu từ đó mà chấm dứt ở đó. Bao giờ không có Ngộ, bấy giờ không có Thiền. “Ngộ là thước đo của Thiền” như một tôn túc đã nói. Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức; phải là sự thức tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm lý, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh nghiệm vốn là đặc tính đời sống thường nhật của chúng ta. Thuật ngữ của Đại thừa gọi đó là chuyển y (Paravritti) “quay trở lại” hay lật ngược ra cái cơ sở của tâm ý, ở đây toàn bộ kiến trúc tâm thức trải qua một cuộc thay đổi toàn diện. Điều kỳ diệu là một cái thấy của Ngộ (satori) có thể gây ra một lần tái tạo như thế trong cái nhìn của tâm linh. Nhưng các ký lục của Thiền minh chứng điều này có thực. Do đó sự phát khởi của Bát-nhã ba-la-mật, một biệt danh của Ngộ (satori), là tinh yếu của Thiền.”
--

* (Sách nêu trên)

“Sự kiện quan trọng đối với kinh nghiệm tôn giáo, cần phải ghi nhận nơi đây. Là nó ráo riết đòi hỏi kẻ tìm kiếm Thượng Đế hay chân lý vứt bỏ tất cả kiến thức và học thuật mà y thâu lượm được. Dù là Kitô hữu hay Phật tử, dù là Tịnh độ hay Thánh đạo, sự đòi hỏi ráo riết ấy đều quan trọng ngang nhau. (…).

Lý do tại sao các bậc Đạo sư không ưa lối trí năng là thế này: nó không mang lại cho chúng ta bản thân sự vật, mà chỉ có những biểu tượng, những hình ảnh, những giải thích và những liên hệ của chúng; luôn luôn nó dẫn chúng ta ra khỏi chính mình, nghĩa là chúng ta lạc vào rừng rậm của suy lý và tưởng tượng không cùng, không cho chúng ta sự thanh bình nội tại và sự an dưỡng tâm linh. Trí năng bao giờ cũng nhìn ra ngoài, quên rằng “có một cái nhìn bên trong có khả năng trực nhận Thượng Đế chân thật Độc Nhất.”
--

* Trích trong Thiền Luận-quyển hạ (Daisetz Teitaro Suzuki-thiền sư học giả; Việt dịch: Tuệ Sỹ; Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản, PL. 2533 – 1989; Thuvienhoasen org):

“Phát bồ đề tâm” trong Phạn ngữ là bodhicittotpàda, mà nói đủ là “anuttaràyàm samyaksambodhau cittam utpàdam”, tức là : Phát khởi vô thượng chánh giác tâm. (…).

Do đó, Bodhicittotpàda là một sự kích phát tâm linh mới mẻ, nó thay đổi trung tâm năng lực của ta. Đó là sự trước ý về một khát vọng tôn giáo mới mẻ, tạo ra một sự đột biến trong cơ cấu tinh thần của ta. Một người trước kia vốn là kẻ bàng quan đối với đời sống tôn giáo, nay y ấp ủ một ước vọng nóng bỏng mong giác ngộ, hay mong cầu nhất thiết trí (sarvajnatà), trọn cả dòng sống ngày mai của y được xác định từ đó - đó là Bodhicittotpàda. (…).

Giác ngộ không phải là một công việc riêng tư chẳng can dự gì đến khối lớn cộng đồng; điểm tựa của nó được đặt ngay trong lòng vũ trụ. Khi mà tôi giác ngộ, thì trọn cả Pháp giới (Dharmáphàtu) cũng giác ngộ; thực sự , cái lý giác ngộ của tôi là cái lý của Pháp giới (Dharmadhàtu), cả hai buộc trói lẫn nhau rất sít sao. Vì vậy, nói rằng tôi đã có thể thai nghén một hoài bão to tát cho sự giác ngộ, cái đó nghĩa là cả thế gian đều muốn được giải phóng khỏi vô minh và những dục vọng tội lỗi. Đó là ý có nghĩa của những lời được dẫn dưới đây, phát ra từ Hải Vân tỳ kheo (Sàgramegha), một trong những vị thầy mà Thiện Tài (Sudhana) đến viếng trong cuộc lữ hành cầu đạo trường kỳ của mình: “Hay thay, ông đã làm trỗi dậy ước vọng mong cầu giác ngộ tối thượng; đó là việc không thể có cho những ai chưa từng chứa nhóm đầy đủ thiện căn trong những đời quá khứ.” Cái được gọi là “thiện căn” chỉ có giá chừng nào nó làm ích lợi cho tất cả thế gian. Nếu không thể phụng sự cho toàn thể môi trường gồm những thân thuộc mà mình đứng trong đó, nghĩa là, nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì Thiện đức (kusala) của y không phải là “Thiện đức” thứ thiệt, và chẳng có cái lối chứa nhóm nào như vậy mà lại có thể làm trỗi dậy ước vọng giác ngộ.”

Ảnh đại diện

Dấn thân (Tuệ Thiền): Lời Thiền Trực Ngộ

* Vậy Giác ngộ, hoặc là sự PHÁ VỌNG ĐỂ HIỂN CHÂN, mà cũng tức là lý tưởng của sinh hoạt Phật giáo, sự Giác Ngộ ấy thật quá tỏ rõ không thể là một hành vi của trí thức, mà chính là sự chuyển hoá hoặc đúc kết lại toàn thể con người bằng phép tinh luyện một thứ trí năng căn bản nhất SẴN ĐỦ trong mỗi người chúng ta. Trí thức thuần tuý có cái gì hời hợt, bàng quan, hầu như không thâm nhập được trong cuộc sống. Nếu Giác Ngộ, như kinh điển dạy, có sức tác động ly kỳ như vậy trong thế giới nội tại của ta, thì quyết đó không thể là thành quả thâu lượm được bằng một kiến giải suông về lý Nhân Quả. Ngộ là ngộ bằng trí huệ, và TRÍ HUỆ PHÁT RA TỪ Ý CHÍ - ý chí muốn TỰ TRI tự giác, và tự hiện thực trong chính nó. Do đó mà Phật luôn luôn nêu cao lý do khẩn thiết phải tự chứng, luôn luôn nhấn mạnh đến sự trầm lặng THAM THIỀN nhằm tạo cơ duyên chứng ngộ. Bằng tham thiền, ý chí nỗ lực giữa cơn dấy động của ý thức vượt qua những giới hạn tự nó buộc vào (…).

* Vậy Vô Minh không thể chiến thắng được bằng bất cứ phương tiện siêu hình nào, mà chỉ bằng nỗ lực của ý chí. Được vậy, ta còn giải trừ luôn BỊNH NGÃ CHẤP, tức CÁI TÔI, do Vô minh tạo ra, hoặc nói đúng hơn, là căn bản của Vô Minh, trên miếng đất ấy nó tuỳ thuộc và phát triển. Cái tôi là một xó tối không một tia trí thức nào lọt vào được, là sào huyệt cuối cùng dành cho Vô minh làm chỗ núp an toàn trốn ánh sáng. Hễ sào huyệt bị phá vỡ, bị xáo trộn, thì Vô minh tan như giá băng gặp mặt trời.

* Nói “biết như thực, thấy như thực” không có nghĩa là biết thấy bằng trí thức những sự kiện hoặc chân lý nằm ngoài giới hạn kinh nghiệm của ta, mà chính là biết thấy những cơ sự hiển nhiên diễn ra TRONG CHÍNH TA. Không thể có sự hiểu bằng trí khi không có sự chứng bằng tâm yểm trợ hiệu lực cho trí.

* Cái bị huỷ diệt là cái thế mâu thuẫn của sự vật, chớ không phải tự thể của sự vật. Và giải thoát có nghĩa là trở về chỗ ban sơ. Như vậy cái thấy của đạo nhãn là THẤY CÁI MỘT trong cái nhiều, là thấu rõ rằng hai tư tưởng nghịch đảo nhau không có nghĩa là tương sanh tương thuộc nhau, mà chính cả hai đều bình đẳng như nhau ứng hoá từ một nguyên lý duy nhất; và chính đó là xứ sở của tự do tuyệt đối. Tâm có điêu luyện đến mức đó mới thấy cả khẳng định (atta) và phủ định (niratta) đều không áp dụng được cho thực tại, vì cái thực là cái thấy biết sự vật đúng “như thực”, hoặc nói đúng hơn, đúng như cái thế DUYÊN KHỞI của chúng. Một tinh thần hoàn toàn thành khẩn và tinh khiết là điều kiện tiên quyết để thấy biết thực tại trong bản thể “như thế là như thế”.

* Hễ Giác ngộ còn là chỗ chứng đến của tất cả nỗ lực tinh thần cao độ nhất thì đó là một trạng thái tích cực nhất của tâm linh trong đó chứa cả một KHO TÀNG tiềm năng vô tận. Đó là CÁI MỘT bao hàm vô lượng vô biên cái nhiều. “Suối con chảy mạnh, biển cả lắng im”. Trong biển Đại Giác là sự im lặng của cái một ấy. Các pháp sư Hoa Nghiêm còn ví đó như một thế chuyển dậy trùng trùng của một biển cả vắng lặng và trong suốt phản chiếu tất cả thiên thể sáng ngời, mà đồng thời vẫn không một đợt sóng gào thét và phá phách nào là không y nhiên nằm im trong lòng biển cả.

* Thật vậy, nếu Giác ngộ chỉ vỏn vẹn là cái thấy ấy, hoặc cái chiếu diệu ấy, ắt không soi sáng được nội tâm đến độ khử diệt được tất cả dục vọng và chứng đến tự do tự tại. Vì trực giác không sao đi sâu được vào đầu mạch sống, không trấn an được ngờ vực, không đoạn tuyệt được tất cả triền phược chấp trước, trừ phi ý thức được chuẩn bị chu đáo để nhận lấy cái Tất cả trong hình tướng toàn diện cũng như trong thể tánh “như thị”. Giác quan và ý thức thường tục của ta quá dễ bị khuấy động và lệch xa con đường hiện thực chân lý. Nên KỶ LUẬT TU TẬP trở thành cần thiết.

Ta nên nhớ đức Phật đã nhận lấy kỷ luật ấy dưới sự hướng dẫn của hai đạo sư thuộc phái số luận, và cả sau ngày thành đạo Ngài vẫn đặt sự tham thiền ấy làm phép thực tập cho môn đồ. Chính Ngài, khi thuận tiện, cũng thường lánh mình vào nơi cô tịch. Chắc rằng đó không phải Ngài buông thả trong thú trầm tư hoặc sa đà theo ngoại cảnh phản chiếu trong gương tâm của Ngài. Đó chính là một phép luyện tâm, cả đến đối với Ngài, và cả đến sau khi Ngài đã thành đạo. Ở phương diện này, Phật chỉ giản dị làm theo phép tu luyện của các bậc hiền triết và đạo sư Ấn Độ khác. Có khác là Ngài không cho đó là đủ. Ngài còn thấy ở kỷ luật tu tập một ý nghĩa thâm diệu hơn, là cốt đánh thức dậy một ý thức tâm linh siêu tuyệt nhất để hiểu Pháp. Chắc chắn thiếu sự TỈNH THỨC rốt ráo ấy thì hành thiền, dầu tinh tiến đến đâu, vẫn thiếu hiệu lực viên thành cuộc sống đạo. Nên kinh Pháp Cú nói:
Vô Thiền bất Trí
Vô Trí bất Thiền
Đạo tòng Thiền Trí
Đắc chí nê hoàn.
(Đoạn 372)
Không Thiền chẳng có Trí
Không Trí chẳng có Thiền
Đạo do Thiền và Trí
Chứng đến cảnh Niết Bàn.

Sự hỗ tương liên hệ giữa Thiền và Trí là điểm đặc trưng của Phật giáo khác với các giáo phái Ấn Độ đương thời. Thiền phải đưa đến Trí, phải mở cái THẤY BIẾT NHƯ THỰC, vì không có Phật giáo trong sự trầm tư mặc tưởng suông. Và đó là lý do Phật bất mãn giáo lý của các vị đạo sư ban đầu của Ngài, cái học ấy, theo lời Phật nói, “không đưa đến Thắng trí, Giác ngộ và Niết bàn”.

* Vô minh là bỏ nhà ra đi, và Giác ngộ là trở về. Suốt thời gian phiêu bạt, ta nếm đủ mùi khổ đau cay đắng, nên cõi trần ta sống đây chắc không có gì đáng thèm khát quá vậy. Tuy nhiên, Giác ngộ đến là chấm dứt tất cả, tưởng như một lần nữa ta trở về ngồi yên trong nhà ta, ở đó bổn lai là tự do và yên tịnh. (…).

Dầu sao rốt cùng ý chí cũng thành tựu trong việc TỰ TRI tự giác, và trở về ngôi nhà cũ. Niềm YÊN VUI trong Giác ngộ đích thục là niềm yên vui của một đứa con hoang yên ổn trở về nhà.

* Bi kịch của thế gian phát sanh từ đó, tấn bi kịch “khổ” mà Phật đặt làm cơ sở cho Bốn Diệu Đế. Cái khổ ấy chính là cuộc sống của hầu hết chúng ta trong thế gian này; thực tế là cái khổ ấy vậy, phô trần tất cả, không quanh co. Tất cả đều do Vô minh mà ra, do tâm thức ta KHÔNG TỰ SÁNG TỎ được bổn thể, sứ mạng và công dụng của nó đối với ý chí. Tâm thức trước hết phải trở về với ý chí, và chỉ lúc ấy tâm thức mới thành tựu những “bổn nguyện” theo ý muốn của “đấng chân sư”. “Nhất niệm khởi” đánh dấu khởi điểm của Vô Minh, và là điều kiện phát khởi của Vô minh. Hễ chế phục được thì NHẤT NIỆM TRỞ VỀ Ý CHÍ, và đó tức là Giác ngộ. Nên Ngộ tức trở về vậy.

* Phật không cho ý chí là mù quáng, là phi lý, cho nên cần phủ nhận đi; cái mà Ngài thật sự phủ nhận là khái niệm về cái tôi, do Vô minh chấp làm thực thể, do sự ngã chấp ấy nảy sinh tham dục luyến ái sự vật vô thường, và mở đường cho những vọng động vị ngã. Chủ đích Phật luôn luôn có trước mắt, và không bao giờ quên tuỳ duyên mà nói lên, là CHIẾU SÁNG Ý CHÍ, không phải phủ nhận ý chí. Lời Phật dạy dựa trên một căn bản khẳng định. Lý do Phật không khuyến khích cuộc sống như của hầu hết chúng ta đây vì đó là sản phẩm của Vô minh và ngã chấp, trước sau gì cũng đẩy chúng ta xuống hố khổ đau và khốn đốn. Phật chỉ con đường thoát ra bằng Giác ngộ, không phải bằng huỷ diệt.

Ý CHÍ tự nó là một HÀNH VI THUẦN TUÝ, không nhiễm chút bợn vị ngã; nó (vị ngã) chỉ trổi dậy khi, vì lẽ tự mê, ý thức ngộ nhận công năng của ý chí, và chấp lầm ý chí làm tự ngã. Vậy, Phật muốn một ý chí linh minh kiến chiếu, không phải phủ nhận ý chí. Khi ý chí được kiến chiếu, khi ý thức nhân đó được hướng dẫn thoả đáng trong chiều hướng bổn lai, là ta thoát ly tất cả ràng buộc do vọng tưởng tròng vào ta, và thanh lọc tất cả phiền não lậu hoặc “rỉ tiết” ra từ một ý chí chưa được nhận định đúng mức. Giác ngộ và Giải thoát là hai khái niệm chủ yếu của Phật giáo.

* Tuy nhiên, theo các bậc Thiền đức, văn học (kinh luận) chẳng qua chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, không chứa đựng gì thiết thực khả dĩ đưa con người đến chỗ kiến chiếu vào tự thể, VÌ KIẾN CHIẾU TỨC TỰ CHỨNG, thực hiện bằng tự lực, ngoài tất cả lời giải của văn tự. Tất cả bộ kinh, kể cả Lăng Già, Kim Cương Định và Kim Cương không giúp được gì nhiều cho người nhiệt thành cầu đạo chí quyết tự mình nắm lấy cái thực trần truồng bằng đôi tay trần, không bao tay. Điều ấy chỉ thành tựu được khi tâm trí mở rộng ra, tự bên trong, bằng tất cả khí lực bình sanh. Còn văn chương (kinh luận) CHỈ LÀ tấm bản chỉ CHÂN LÝ, nhưng tấm bản không phải là chân lý.

* Theo Huệ Năng, Thiền là THẤY TÁNH. Đó là hai chữ tinh yếu nhất chưa bao giờ được đúc kết đầy thần lực hơn trong dòng khai diễn của đạo Thiền. Quanh hai chữ ấy, Thiền kết tinh lại từ đó, và nhờ đó ta biết những cố gắng của ta PHẢI HƯỚNG ĐẾN ĐÂU, và bằng cách nào ta có thể hình dung nó trong tâm thức. Sau đó, Thiền tiến lên như vũ bão. Thật ra hai chữ ấy có trong đời tổ Đạt Ma, nhưng Truyền Đăng lục lồng khuôn nó trong một đoạn đời của Tổ có nhiều nghi vấn.

“Tánh”, theo Huệ Năng, là Phật tánh, hoặc nói riêng về mặt trí, đó là Bát nhã. Sư dạy rằng Bát nhã ấy vốn sẵn đủ ở bất cứ người nào, chỉ vì ta mê loạn trong tư tưởng nên không hiện thực được ÁNH SÁNG ấy ở trong ta. (…).
Tự tánh bao hàm toàn thể vũ trụ, không bao giờ ngưng ứng dụng trong thế gian. Nó vốn tự do tự tại, đầy sinh lực sáng tạo, mà đồng thời cũng TỰ TRI TỰ GIÁC. Nó biết “tất cả tức một, một tức tất cả”. Diệu dụng ấy của trí Bát nhã là do tánh ứng ra. Ông chớ tuỳ thuộc theo chữ nghĩa, hãy để yên cho huệ giác quán chiếu trong ông. (…).

“Nếu tự mình mình ngộ được thì khỏi cầu ngoài. Bằng cứ một mực chấp trước, nhờ vào người khác để được giải thoát, điều ấy không đâu có được. Tại sao? Trong tự tâm có ông thầy lành nên có thể TỰ NGỘ. Bằng cứ mê muội rối ren, niệm tưởng lầm lạc thì không một ông thầy lành nào bên ngoài, dầu khéo dạy dỗ, cứu chữa nổi. Còn nếu trí Bát nhã quán chiếu lên thì trong khoảnh khắc tất cả vọng niệm đều tiêu tan hết. Nếu biết tự tánh thì vừa thoáng ngộ đã vào ngay đất Phật.”

* Sư muốn nắm lấy cái gì đó ngay ở cùng đáy của tất cả hoạt động vật chất và tinh thần, một cái gì chẳng phải chỉ là MỘT ĐIỂM hình học suông, mà phải là NGUỒN phát huy tất cả tinh lực và tri giác. Huệ Năng không quên rằng Ý CHÍ RỐT CÙNG LÀ THỰC TẠI TỐI THƯỢNG, và sự ngộ đạo ấy phải là cái gì cao hơn kiến thức, cao hơn sự ngồi im quan sát chân lý. Tâm hoặc tánh cần được NHẬN RA ngay giữa dòng lưu chuyển. Vậy, mục đích của dhyana không phải là chận đứng hoạt động của tự tánh, mà chính là lặn sâu giữa dòng lưu chuyển ấy của tự tánh, và nắm lấy ngay giữa cuộc vận hành. Đó là một quan niệm trực giác chủ động vậy.

* Trái lại cái ngộ của Thiền phải gắn liền vào cuộc sống toàn diện. Nên cái Thiền nhằm thực hiện cho ta là một cuộc cách mạng, mà cũng là một cuộc đánh giá lại con người chúng ta, thẩm định lại chính ta như MỘT ĐƠN VỊ TÂM LINH.

* Thiền, theo thiển ý, là CHỖ QUY THÚC cuối cùng của mọi triết học và tôn giáo. Tất cả cố gắng tinh thần phải thúc kết tại đó, hoặc phát ra từ đó, nếu muốn có được bất cứ kết quả cụ thể nào. Tất cả tín ngưỡng đạo giáo phải trào ra từ đó nếu muốn chứng tỏ có hiệu năng và sinh lực tác động vào sinh hoạt của chúng ta. Vậy, Thiền phải đâu là nguồn nước riêng tư cho tư tưởng sinh hoạt Phật giáo; nguồn Thiền cũng rất dồi dào trong Công giáo, Hồi giáo, Lão giáo… và cả trong Khổng giáo duy thực nữa. Tất cả những tôn giáo và triết học ấy, sở dĩ đầy khởi sắc và sinh lực, sở dĩ giữ được tinh thần giúp ích đầy hiệu năng, vì trong đó có cái tôi gọi là YẾU TỐ THIỀN. Nếu chỉ bằng vào triết lý kinh viện suông, hoặc nghi thức hành đạo suông, chắc chắn không bao giờ gây được một lòng tin sống động. Tôn giáo đòi hỏi đến cái gì kích động tự bên trong mới có đủ nội lực để hành động và tác động. Tri thức vẫn có chỗ dùng trong phạm vi của nó, nhưng nếu nó muốn bao trùm luôn miếng đất tôn giáo ắt cuộc sống phải cạn nguồn. Còn tình cảm, cũng như tín ngưỡng suông, bởi mù quáng, nên gặp gì nắm lấy, chấp làm cái thực cứu cánh. Sự cuồng tín vẫn đầy sinh lực thật đấy, bởi nặng bổn chất bạo phát, dễ nổ, nhưng đó không phải là tôn giáo chân chánh, nên hậu quả khó tránh là dễ gây sụp đổ cho toàn thể hệ thống, chưa nói đến vận mạng của chính nó. Thiền là cái đưa đạo tâm vào con đường chánh, và đem sinh khí đến cho trí thức. (…).

Chính trong cái “chỉ là một” tuyệt đối ấy Thiền đặt căn bản cho đạo pháp.
Khái niệm “CHỈ LÀ MỘT” không thuộc độc quyền của Thiền; nhiều tôn giáo, triết học khác cũng giảng chung giáo lý ấy.
------------------------------------

Ảnh đại diện

Dấn thân (Tuệ Thiền): Lời Thiền Trực Ngộ

* Nếu vì công lực của Giác Ngộ mà sa môn Cồ Đàm được chuyển hoá thành Phật, vậy, nếu tất cả chúng sanh đều sẵn đủ TRI GIÁC Bát Nhã, và đủ KHẢ NĂNG Giác Ngộ - nói một cách khác, nếu tất cả đều là Bồ tát - vậy lý đương nhiên tất cả Bồ tát đều là Phật, hoặc sẵn sàng để thành Phật khi gặp thời tiết. Do đó, Đại thừa giáo xác định rằng tất cả chúng sanh, hữu tình hoặc vô tình, đều có PHẬT TÁNH, rằng tâm ta là Phật tâm, thân ta là Phật thân. Phật, trước khi thành đạo, là một phàm phu thường, và chúng ta, những phàm phu thường, sẽ là Phật, khi con mắt tâm linh mở ra trong ánh Giác. Đó, ta há chẳng thấy thật quá đương nhiên, quá hợp lý, tin tưởng ấy nhất định đưa đến những giáo lý chủ yếu của Thiền tông như đã được xiển dương sau này ở Trung Hoa và Nhật Bổn?

* Nói một cách khác, Giác ngộ là tuyệt lý của vũ trụ, là yếu lý của Phật tánh; vậy, Chứng Đạo tức tự chứng ở trong ta cái THỰC TẠI TỐI THƯỢNG ấy của vũ trụ hằng thường BẤT DIỆT.

* Thiền đi thẳng vào đó từ miếng đất cụ thể của cuộc sống, nghĩa là nhằm hiện thực sự Giác ngộ ngay trong cuộc sống. Vì lẽ ý niệm Giác ngộ là yếu tố chủ lực hun đúc khí thế hưng long của Đại thừa giáo, vậy NỘI DUNG của Giác ngộ là gì?

* Có thể lắm, nội dung của Giác ngộ GIẢN DỊ vô cùng ở bổn thể, nhưng SỨC CHẤN ĐỘNG thì thực là kinh khủng. Tôi muốn nói, về trí giải, nó phải vượt qua tất cả thế kẹt thuộc phạm vi nhận thức và ngôn ngữ văn tự; về tâm giải, nó phải là sự tái thiết toàn thể phẩm cách con người. Một sự kiện cốt tử như vậy đương nhiên thoát ngoài mọi thể cách mô tả, mà chỉ có thể nắm lấy bằng một HÀNH VI CỦA TRỰC GIÁC, và xuyên qua một sự tự chứng cá nhân. Ấy, Pháp - Dharma - đích thực là vậy, trong ý nghĩa tuyệt luân nhất.

* Nếu nhân “một niệm dấy lên”, Vô minh đi vào đời ta, thì SỰ THỨC TỈNH CỦA MỘT NIỆM (hoặc tư tưởng) khác phải chấm một dấu chấm hết cho Vô minh, và quyết định cơ Giác ngộ. Và trong trạng thái ấy không còn một tư tưởng nào là đối tượng của bất cứ ý thức luận lý hoặc suy luận kinh nghiệm nào; vì trong Giác Ngộ, người nghĩ , sự nghĩ và ý nghĩ đều HOÀ TAN TRONG MỘT HÀNH VI DUY NHẤT là KIẾN CHIẾU TRONG THỰC THỂ của Chính Mình. Không còn một giải thích nào thêm về Pháp được, do đó phải viện đến thứ ngôn ngữ nghịch lý, thuần vô - via negativa. Và đó là thế giới tuyệt đích của triết lý KHÔNG của Long Thọ, xây dựng trên giáo lý Bát Nhã Ba La Mật của văn học Phật giáo.

* Trong quyết đoán có người quyết và có sự tuyên quyết; trong Giác ngộ, người quyết tức là sự quyết; sự quyết tức là người quyết; cả hai hoà tan làm một, không phải như CÁI MỘT còn có chuyện để nói năng, mà chính là cái một tạo duyên cho quyết đoán. Ta không thể đi ra ngoài cái tuyệt đối một ấy; mọi động tác của trí thức ĐỀU NGỪNG TẠI ĐÓ; nếu chúng muốn đi xa hơn ắt chỉ vạch ra một vòng tròn lẩn quẩn rồi giữa ấy cứ trở đi lộn lại mãi, vô cùng tận. Đó là bức tường cấm, tất cả triết học đừng hoài công húc đầu vào. (…) Vùng bóng tối ấy, tuy vậy, sẽ trao cho ta tất cả bí mật một khi ta đập vào đó với tất cả ý chí và khí lực bình sanh. Giác ngộ, TỨC CHIẾU SÁNG vùng bóng tối ấy; và đó là lúc toàn thể sự vật được ôm choàng trong một nhỡn quang, MỌI THẮC MẮC CỦA TRÍ THỨC có được một lời đáp thoả đáng.

* Thật quá hiển nhiên Giác ngộ không phải là cái biết bằng lý luận sắc bén, hoặc bằng phân tách rạch ròi; hơn là một trí năng nhận biết cái “lý dĩ nhiên”, nó có cái gì trong ấy thâu nhiếp toàn thể ý thức bằng một ÁNH SÁNG CHIẾU DIỆU. Ánh sáng ấy không phải chỉ phóng ra trên toàn bộ mắt xích khép mối nhằm giải quyết những đại sự của nhân sinh, mà đích thực còn chiếu phá vào khối ưu tư từng ray rứt tâm hồn người trong kiếp sống.

* Mọi lời dẫn giảng đều hỏng đích, mà khát vọng của ta đến cái KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC lại không bao giờ nguôi ngoai. Vậy ra ta đành sống và chết trong bứt rứt suốt đời sao? Nếu vậy, thân phận chúng ta thật khốn đốn không gì hơn trên trái đất này. Người Phật giáo vận hết khí lực bình sanh giải quyết vấn đề ấy, và rốt cùng họ nhận ra rằng dầu sao chúng ta vẫn có đủ trong ta tất cả những gì chúng ta cần. Đó chính là uy lực của trực giác sở hữu của tâm, có khả năng phóng chiếu vào thực tại của tâm linh, để phơi trần trước mắt ta tất cả then máy huyền vi của cuộc sống mường tượng phần nào với nội dung của quả vị Giác ngộ của Phật. Đây không phải là một tràng luận chứng thường của tri thức, mà chính là một năng lực phóng ngay, trong chớp nhoáng, và bằng con đường thẳng nhất, vào chỗ tinh yếu nhất. Người Phật giáo gọi năng lực ấy bằng thuật ngữ Bát nhã như ta đã biết. Và Thiền tông, vì lẽ trực thuộc với lý Giác ngộ, có mục đích thân thiết ĐÁNH THỨC DẬY ở ta ánh Bát nhã ấy bằng phép THIỀN ĐỊNH.

* Nếu “đại sự nhân duyên” của việc Phật xuất thế là vậy, làm sao ta ngộ nhập, và thành tựu THÁNH TRÍ ấy? Nếu đạo Giác ngộ đứng ngoài tất cả giới hạn của trí năng, thì không một triết luận nào giúp ta tựu đích được. Vậy làm sao học được ở Như lai? Hẳn nhiên không học được từ miệng Ngài, từ các bộ kinh, mà cũng không thể từ nếp sống hành xác, mà chính từ LƯƠNG TRI THÂM DIỆU bên trong của chính ta bằng vào phép THIỀN ĐỊNH. Và đó là chủ trương của đạo Thiền.

* Chính khí thế SÁNG TẠO ấy, người Đại thừa gọi là PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO - upaya kausalya, trong đó Giác Ngộ hoà đồng với TÌNH THƯƠNG. Về mặt trí thức, Giác ngộ không đủ sinh động, chỉ có thể soi đường cho tình thương. Nhưng Bát nhã - Trí - không phải thuần là Trí, vì TRÍ sanh BI - Karuna; và cộng tác với Bi, Trí thành tựu cái “đại sự nhân duyên” của Phật giáo, là phổ độ tất cả chúng sanh ra khỏi vô minh, phiền não và khổ. Trí mở ra đủ phương tiện vậy, không đâu là cùng, nhằm hoàn tất nhiệm vụ theo TÂM NGUYỆN.

* Người Phật giáo ban sơ thường hình dung Giác ngộ như một trạng thái tịnh quán của ý thức, hoàn toàn thiếu sanh khí, phi sáng tạo. Đó không phải là tất cả nội dung của Giác ngộ. Ngoài ra còn yếu tố TÌNH CẢM, hoặc Ý CHÍ nữa đã thúc đẩy Phật bước ra cảnh giới Hải ấn tam muội - Sagaramudra samadhi - một trạng thái đại định thâu nhiếp toàn thể vũ trụ chiếu hiện trong ý thức như mặt trăng in hình trên biển cả; yếu tố ấy từ đây khuếch trương mạnh trong giáo lý PHƯƠNG TIỆN.

* Cuối chương Phật xác định lại giáo lý tự giác, tức sự Chứng Đạo của Phật, như vầy:
“Đó cũng như NHÌN THẤY bóng mình trong gương hoặc trên nước, cũng như nhìn bóng mình trong ánh trăng hoặc ánh đèn, lại nữa, cũng như NGHE tiếng nói của mình dội lại trong thung lũng; hễ VỌNG CẦU thì có VỌNG TƯỞNG phân biệt phải trái; hễ có phân biệt phải trái thì không thoát khỏi thế kẹt hai đầu, tự nhiên chấp cái phải, nên tinh thần không thể “tịnh” được. TỊNH có nghĩa là lắng sạch hết sở cầu (hoặc HOÀ ĐỒNG với muôn vật); và lắng sạch hết sở cầu có nghĩa là đi sâu vào ĐỊNH, tự đó phát sanh THÁNH TRÍ TỰ GIÁC, và đó tức là NHƯ LAI TẠNG: Tathagatagarba.”

*Không phải tất cả nhà thông thái đều là thánh, mà không phải thánh nào cũng là thông thái. Sự quán tưởng bằng lý trí luật nhân quả của Phật, dầu toàn hảo và tuyệt luân đến mấy, vẫn không chắc gì quyết định được sự chiến thắng VÔ MINH, ĐAU KHỔ, SANH TỬ và Ô NHIỄM. Dõi theo chúng đến tận đầu nguồn, hoặc xâu chúng thành chuỗi xích nhân duyên, là một việc, còn hàng phục chúng, chế ngự chúng trong thực tế của sinh hoạt là một việc hoàn toàn khác. Ở trường hợp đầu, chỉ có trí thức là hoạt động, còn ở trường hợp sau còn có tác động của ý chí - và Ý CHÍ TỨC CON NGƯỜI. Không phải Phật chỉ tìm ra Mười Hai Nhân Duyên, mà chính tự tay Ngài nắm lấy chuỗi xích, bóp nát tan tành, để nó không còn trói buộc Ngài nữa.

NHỠN QUANG của Phật KIẾN CHIẾU ĐẾN CHỖ CÙNG TUYỆT CỦA THỂ TÁNH Phật, và Phật thấy tất cả y “như thực” chẳng khác nào ta thấy bàn tay của ta bằng đôi mắt của chính ta - nghĩa là TRỰC TIẾP, không suy nghĩ, không biện giải, không khen chê, không so sánh, không tuần tự từng bước đắn đo; Ngài thấy, thế là hết chuyện, còn gì mà bàn, mà luận, mà giải nữa. Phật THẤY, thế là đủ rồi, KHÔNG CÒN PHẢI HƯỚNG TỚI ĐÂU HẾT, trong cũng như ngoài, bên này cũng như bên kia. Và chính vì mức độ viên mãn và cùng tuyệt của cái thấy ấy mà Ngài mãn nguyện; Ngài biết chuỗi xích đã nát vụn rồi, và Ngài là NGƯỜI GIẢI THOÁT. Vậy, sự tự chứng tự giác của Phật không bao giờ có thể lãnh hội được bằng tri thức suy luận chỉ gây thêm cực hình, nhưng bất lực không hiện thực được CẢNH GIỚI Giác ngộ.

* Kinh Phổ Diệu, phẩm “Vô Thượng Bồ Đề” của Đại thừa Giáo còn tỏ ra dứt khoát hơn về bản chất của sự dụng tâm hoặc TRÍ HUỆ ấy đã chuyển Bồ tát thành Phật. Theo kinh thì “bỗng chốc trong một niệm, bằng trí Bát nhã, Phật chứng Vô Thượng Bồ Đề.” Vậy, TRÍ BÁT NHÃ ẤY LÀ GÌ? Đó là một sự hiểu biết đạt đến ở một tầng cao hơn kiến thức tương đối thường. Đó là một năng khiếu bao gồm cả trí và tâm, và một khi nó phát động thì tất cả xiềng xích của trí thức đều gãy đổ hết. Trí thức luôn luôn kẹt ở hai đầu, có người biết (năng tri) và vật được biết (sở tri), còn BÁT NHÃ LÀ SỰ KIẾN CHIẾU (soi thấy), TRONG MỘT NIỆM, KHÔNG PHÂN BIỆT CHỦ THỂ KHÁCH THỂ, cả hai đều gồm thâu trong một sát na (ikshana), trong một tâm (ekacitta), và GIÁC là kết quả của cái ấy. Bằng vào những đặc tánh ấy của Bát Nhã, các nhà Đại Thừa Giáo rọi được nhiều tia sáng vào bổn chất của TRI GIÁC BỒ ĐỀ (sambodhi); khi tâm chuyển ngược lại nếp vận động thường, thay vì phân tán ra ngoài thì THU NHIẾP vào trong ĐẾN CHỖ NHẤT NHƯ, đó là bắt đầu thành tựu trạng thái “SOI THẤY TRONG MỘT NIỆM” (nhất tâm kiến chiếu), vô minh hết tạo tác, và những cảm nhiễm (lậu) hết hoành hành.
GIÁC là vậy, một trạng thái tuyệt đối của TÂM DỨT HẾT PHÂN BIỆT: vọng tưởng hoặc biến kế chấp. Để thể nghiệm trạng thái kiến chiếu muôn vật “trong một niệm” ấy phải có một khí lực dõng mãnh.

Thật vậy, tinh thần luận lý và thực tế của ta quá chuộng phân tách và luận giải; nói một cách khác, ta hay cắt thực tại thành nhiều phần manh mún để tìm hiểu riêng từng phần; nhưng khi ta ráp tất cả để làm lại cái toàn thể ban đầu thì phần nào cũng nổi bật riêng nhau quá tỏ rõ, nên ta không thể thâu nhiếp cái toàn thể “trong một niệm”. Và vì lẽ CÓ “NHẤT NIỆM” MỚI CÓ GIÁC nên cần nỗ lực vượt qua cái thế đối đãi ấy của ý thức kinh nghiệm chấp dính vào cái nhiều thay vì CÁI MỘT của sự vật. Nên việc làm thiết yếu nhất nổi bật trên bối cảnh ngộ đạo là Phật đã vận dụng tất cả khí lực bình sinh để giải quyết vấn đề VÔ MINH, với tất cả hùng lực của ý chí để thoát ra cuộc chiến.

* Ta đọc thấy trong bộ Katha Upanishad:
“Cũng như nước mưa từ đỉnh núi chảy xuống khắp nơi, cũng vậy, người nhiễm phải cái thấy có sai biệt chạy khắp nơi đuổi theo sự chấp trước. Cũng như nước trộn vào nước vẫn là nước, này Cồ Đàm, cái biết của người biết cũng như vậy đó”.

Trộn nước với nước, theo nghĩa ở đây, là “KIẾN CHIẾU NHỮNG CÁI SAI BIỆT TRONG MỘT NIỆM”, một cái thấy cùng tuyệt chặt đứt khối luận lý lầy nhầy, chằng chịt, vô vọng, nhô lên trên tất cả cái dị và cái đồng, và DUNG THÔNG TRONG CÁI MỘT TUYỆT ĐỐI của người biết và cái biết. Trong cuộc sống thực tế đầy mâu thuẫn của chúng ta, quả đó là một thế CHUYỂN NGƯỢC, một sự vặn tréo, một sự chấn chỉnh lại vậy.

Ông Eckhart, nhà huyền học tên tuổi ở Đức, không hẹn mà nên, đã kỳ ngộ một cách khoái trá quan niệm “kiến chiếu muôn vật trong một niệm” của Phật giáo khi Ngài tuyên bố: “Tôi thấy Chúa bằng con mắt nào thì cũng bằng con mắt ấy Chúa thấy tôi. Mắt tôi, và mắt Chúa, chỉ là một con mắt, một khuôn mặt, một hiểu biết, một tình thương”. Khái niệm “chuyển ngược” còn được Jacob Boehme cực tả trong hình ảnh “Umgewandtes Auge” là con mắt “chuyển ngược”, có khả năng nhận ra Chúa.

Vậy, Giác Ngộ phải gồm cả ý chí lẫn tri thức. Đó là một HÀNH VI TRỰC GIÁC phát sanh từ ý chí. Ý CHÍ muốn TỰ BIẾT NÓ là gì, y như thực - yatha bhutam dassana - ngoài tất cả điều kiện chi phối sự hiểu biết.

* Khi nói đến chứng Đạo hoặc Giác ngộ, tự nhiên ta dễ liên tưởng đến khía cạnh nhận thức và quên mất động lực phi thường của Ý CHÍ tác động ở bên sau, mà cũng chính là ĐỘNG LỰC CẤU TẠO NÊN CỐT CÁCH CỦA MỘT CÁ NHÂN. Đặc biệt trong Phật giáo, trí thức chiếm nhiều ưu thế quá, có lẽ hơi quá đáng phần nào, trong việc thành tựu lý tưởng sống đạo, nên hàng học giả thường quên mất ý nghĩa của ý chí, là yếu tố quyết định sự giải quyết đại sự của cuộc sống. (…).Thật vậy, vô minh không có nghĩa là thiếu cái sáng về kiến thức, mà chính là sự tối tăm trong TRI GIÁC NỘI TẠI.

* Vô minh, phản nghĩa của Giác ngộ, ở đây có một ý nghĩa thâm diệu hơn nghĩa thông thường từ trước ta gán cho nó. Vô minh không có nghĩa suông là thiếu kiến thức, hoặc không am tường một lý thuyết, một học thuật, hoặc một luật lệ nào đó. Vô minh chính là KHÔNG NẮM ĐƯỢC những sự kiện thiết cốt của cuộc đời biểu hiện ra từ ý chí. Trong vô minh, cái biết tách rời sự biết, và người biết tách rời cái được biết; trong vô minh, ngoại giới biệt lập với nội tâm, nghĩa là luôn luôn có những cặp mâu thuẫn ĐỐI LẬP NHAU. Đó là cốt cách tự nhiên của trí thức vậy, nên hề có biết là có Vô minh gắn liền theo hành vi biết. Khi ta tưởng biết một việc gì thì vẫn có một việc gì khác mà ta không biết. Cái không biết luôn luôn nằm sau cái biết, và không bao giờ ta nắm được người “chủ” vô danh của cái biết, mặc dầu ông ta luôn luôn là người bạn đồng hành, không tránh đâu được, có mặt trong mỗi hành vi biết. Dầu vậy, ta vẫn muốn biết ông chủ vô danh ấy, ta không thể để ông đi qua mà không biết gì hết về ông, không nắm lấy ông, không thấy chân tướng của ông. Nói một cách khác, là phải chiếu kiến vào vô minh, và đó quả là một đại mâu thuẫn, ít ra trên mặt nhận thức. Nhưng hễ không qua khỏi ngưỡng cửa ấy thì tâm ta không yên, và đời sống trở thành một cực hình không chịu đựng nổi.

* Nếu Giác ngộ đã làm cho toàn thể vũ trụ rung chuyển sáu cách khác nhau như kinh chép thì Vô Minh, khi chưa bị hàng phục, ắt vẫn có đủ THẦN LỰC ấy, dầu rằng, vì bổn chất và hiệu lực, thần lực ấy diễn ngược hẳn lại với Giác ngộ.

* Trong Ý CHÍ thật ra còn có cái gì khác hơn là ý chí, còn có CÁI BIẾT và CÁI THẤY. THẤY LÀ TỰ THẤY, nhân đó ý chí được tự do tự chủ. Đó mới thật là “biết” theo nghĩa cốt yếu nhất, và chính từ trong cái biết ấy Cồ Đàm chết đi sống lại để thành Phật.

* Cố nhiên Phật vẫn có riêng một nhận thức luận nào đó, nhưng đó là điều phụ thuộc, bởi lẽ chủ đích của Phật giáo là đạt ngộ ngõ hầu tâm chứng TỰ DO. Ngộ tức phá mê, sự mê vọng trụ ở ĐẦU NGUỒN sanh tử, và gây đủ thứ ma chướng cho con người, về lý cũng như về tình. Tuy nhiên, sự mê vọng ấy không thể tận trừ được bằng phương tiện nào khác hơn là hùng lực của ý chí; kỳ dư mọi công phu khác, nhất là những phương tiện thuần trí thức, đều là phí công uổng sức.
---
(Mời đọc tiếp ở dưới)

Ảnh đại diện

Dấn thân (Tuệ Thiền): Lời Thiền Trực Ngộ

NGÓN TAY CHỈ TRĂNG (LỜI THIỀN TRỰC NGỘ)
CỦA THIỀN SƯ HỌC GIẢ DAISETZ TEITARO SUZUKI (1870 – 1966)

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (sưu tầm)
(Những chữ in hoa, trong các trích đoạn, do người sưu tầm cảm hứng nhấn mạnh)
---

THIỀN LUẬN - QUYỂN THƯỢNG (dịch giả: Trúc Thiên; Thuvienhoasen org)

* Thiền, cốt yếu nhất, là nghệ thuật KIẾN CHIẾU VÀO THỂ TÁNH của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát, đưa ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn, Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sanh linh hữu hạn, luôn luôn quằn dưới ÁCH KHỔ LUỴ trong thế gian này. Ta có thể nói Thiền khai phóng tất cả năng lực nội tại và tự nhiên tích tập trong mỗi người chúng ta, nguồn năng lực ấy, trong hoàn cảnh thường, bị co rút lại, và vặn tréo đi, đến không vùng thoát đâu được.

Thật vậy, thân thể ta có thể ví như một cục “pin” điện, trong ấy tiềm phục một năng lực huyền bí. Khi nguồn nội lực ấy không được vận dụng đúng cách thì, hoặc bị mốc meo mà mai một, hoặc nghịch biến mà phát loạn. Nên, đó là chủ đích của Thiền, nhằm cứu ta hoặc khỏi cuồng điên, hoặc khỏi tàn phế. Tôi muốn nói TỰ DO là vậy, mở thông tất cả nguồn kích động đầy sáng tạo và từ hoà ấp ủ trong con tim chúng ta. Ta thường quáng mắt không biết mình đang làm chủ cả một KHO TÀNG VÔ TẬN gồm đủ năng khiếu cần để sống vui, và thương yêu lẫn nhau. Mọi cuộc tranh đấu diễn ra quanh ta toàn bắt nguồn từ sự vô minh ấy, nên Thiền muốn ta mở bừng con mắt thứ ba – HUỆ NHÃN – theo thuật ngữ Phật giáo, trên cảnh giới ấy ta chưa bao giờ mơ tưởng đến, bị khuất lấp bởi vô minh. Hễ VẸT MÂY VÔ MINH thì càn khôn toàn hiển, và đó là lúc nhãn quang ta, lần đầu tiên, phóng chiếu tận thể tánh của chúng ta. Bấy giờ, ta nhận ra Ý NGHĨA CUỘC SỐNG, ta biết rằng đó không phải là một nỗ lực mù quáng, mà cũng không phải là trường thao diễn những bạo lực vô tri. Nhưng dầu không thấu triệt được ý nghĩa tối hậu của kiếp người, vẫn có cái gì trong đó khiến ta VUI KHÔNG CÙNG ĐỂ MÀ SỐNG, và qua mọi cuộc thăng trầm ta vẫn thảnh thơi mà an thân lập mệnh, không thắc mắc, không hoài nghi, không bi quan yếm thế.

* Chúng ta quá qui hướng vào chính ta. Ta sống trong vỏ ốc của TỰ NGÃ, ngày càng lớn theo ta, cơ hồ không lột bỏ được. Dường như ta mang nó theo suốt đời, từ tấm bé đến ngày nhắm mắt.

* Trước hết, giải đáp Thiền được đưa ra là trực tiếp kêu gọi đến ÁNH SÁNG CỦA CHỨNG NGHIỆM BẢN THÂN, thay vì kiến thức của sách vở. Là trường khắc chế giữa hai thái cực, hữu và vô, thể tánh của con người chúng ta phải được túm lấy bằng một năng khiếu khác hơn là tri thức.

* Nói chứng nghiệm bản thân có nghĩa là nắm lấy cơ sự KHI VỪA PHÁT KHỞI, không qua bất cứ trung gian nào. Lời ví thông thường của Thiền là: dùng ngón tay chỉ mặt trăng, thấy trăng rồi phải quên ngón tay (…).

* Hãy để yên cho tri thức động dụng trong thế giới riêng của nó, dầu sao cũng có ích, nhưng đừng để nó cản trở dòng đời (của thể tánh ta). Nếu rốt cùng ông vẫn thèm khát nghiên cứu cuộc đời thì cứ nghiên cứu nó trong dòng trôi chảy. DÒNG TRÔI CHẢY ẤY không nên, trong bất cứ trường hợp nào, ngăn chận lại, hoặc can thiệp vào: vì hễ ông vừa nhúng tay vào là SỨC SÁNG RỠ, chiếu diệu của nó bị chao động, hết soi được hình ảnh của ông, khuôn mặt ông có từ vô thỉ, và tiếp tục có mãi đến vô chung.

* Do đó, Thiền nhằm CHỈ THẲNG, không bao giờ giải thích, không viện đến lối trình bày quanh co, mà cũng không qui nạp. Luôn luôn, Thiền tiếp xử với những cơ sự thực tế, cụ thể, rờ mó được. Xét về mặt luận lý, có lẽ Thiền chứa đầy mâu thuẫn và trùng ngôn.

* Ngày kia, tổ Lâm Tế nói: “Trên đống thịt đỏ lòm có một vô vị chân nhân thường ra vô theo lối cửa mở trên mặt các ngươi. Thầy nào sơ tâm chưa chứng cứ được thì nhìn đây”. (…)
Nếu con mắt thứ ba, con mắt Bát Nhã, mở bung được ở ta, ắt ta thấy rõ, không chút sai lầm, chỗ Lâm Tế đưa ta đến. Trước hết, ta cần thâm cảm với thực tâm của sư, và chất vấn thẳng với CON NGƯỜI NỘI TẠI NGAY TẠI ĐÓ.

Không một giải thích bằng chữ nghĩa nào đưa ta vào được thể tánh của chính ta. Ông càng giải thích, nó càng chạy mất khỏi ông. Đó chẳng khác nào ông cố đuổi bắt bóng ông. Ông chạy theo nó, và nó chạy với ông, theo đúng một tốc lực như nhau. Khi ông thấu đạt được lẽ ấy là đọc ngay vào thâm tâm của Lâm Tế và Huỳnh Bá, và thâm cảm mối từ tâm vô lượng của các Ngài.

*  Cũng như hai tấm gương trong phản chiếu lẫn nhau, cũng vậy, cái thực, cái chân tế, của thể tánh ta phải được đặt ĐỐI DIỆN NHAU, tuyệt đối không gián cách. Có vậy, ta mới nắm được dòng đời từ nơi nhịp sống đang luân lưu.

*  Như kinh điển Phật giáo nói, cái tối của hang động chuyển thành ánh giác khi bừng lên ngọn đuốc chiếu diệu của tâm linh. Không phải là trước hết phải dẹp bỏ cái gọi là hắc ám, rồi đem thế vào đó một cái khác gọi là linh quang, vì mê với giác bổn lai vẫn là một, chẳng phải hai, chẳng phải khác. Cái này chuyển thành cái kia là NỘI CHUYỂN, trong tự thể. Nên hữu hạn tức vô hạn, vô hạn tức hữu hạn, Cả hai không sai khác nhau, dầu rằng trên mặt tri thức ta buộc phải phân đôi. Ngụ ý của ngài Mục Châu có lẽ là vậy trong lời đáp sau, giảng rộng bằng luận lý. Cái lầm của ta là thấy có chẻ đôi ở chỗ thật sự vốn là TUYỆT ĐỐI MỘT.

* Hài lòng vì biếng nhác hoặc vì không muốn bận tâm, buông xuôi đến đâu hay đó, là thái độ sống ghê tởm nhất. Không có gì là Thiền trong đó hết mà toàn là bải hoải, là vô tri giác. Sự đấu chiến phải được dấy lên với tất cả đại hùng đại lực, bằng không, ông hưởng được thứ yên vui nào cũng là thứ giả, liêu phiêu không gốc, vừa gặp trận bão đầu đã sụp đổ tan tành. Thiền rất quyết đoán ở điểm đó. Thật vậy, đảm lực tinh thần ấy ta thấy trong Thiền, ngoài phần hứng khởi thần bí, vốn được trui luyện từ lò đấu chiến trong đời, nhận lấy với tất cả chí khí bình sanh và tinh thần vô uý.

Vậy, trên quan điểm ĐẠO ĐỨC, Thiền có thể coi như một kỷ luật nhằm rèn đúc lại tánh khí. Cuộc sống thường ngày của chúng ta chỉ chạm sơ vào vành ngoài của cá thể, không gây một chấn động nào tận thâm tâm. Cả đến khi đạo tâm được đánh thức, hầu hết chúng ta vẫn phơn phớt đi qua như để khỏi lưu một dấu tích nào về cuộc đấu chiến cam go trong tâm hồn ta. Bản chất của chúng ta là vậy, sống phiên phiến trên mặt sự vật. Ta có thể thông minh, chói sáng, v.v... nhưng dầu ta làm gì vẫn thiếu bề sâu, thiếu chân thực, không kêu gọi đến chút thâm tình nào. Có nhiều người khác lại hoàn toàn bất lực, không sáng chế được gì hết, trừ ra những mánh khoé vụn, hoặc bắt chước tồi, tố giác một tâm hồn nông nổi và THIẾU NỘI CHỨNG. Thiền, trước hết, là một tôn giáo, nhưng cũng là một nghệ thuật luyện tánh khí. Nói đúng hơn, chính sự tâm chứng cực sâu nhất định khởi động một cuộc chuyển hoá trong cơ cấu tinh thần của cá thể con người.

* Linh hồn bất tử hay không bất tử, đó là một vấn đề lớn. Ta có thể nói lịch sử TÔN GIÁO toàn xây dựng trên một câu hỏi ấy. Ai ai cũng muốn biết về cái sống sau khi chết. Ta đi đâu sau khi bỏ trái đất này? Thật có một đời sống khác không? Hay hết đời này là hết tất cả? Trong khi phần đông có lẽ không hề bứt rứt về ý nghĩa tối hậu của người cô liêu, “người không bạn”, nhưng chắc không ai khỏi tự hỏi, ít nhất một lần trong đời mình, về SỐ PHẬN CỦA MÌNH sau khi chết.

* Vậy, rõ ràng Thiền là một việc, còn lý luận là một việc, khác nhau. Nếu ta coi thường sự phân biệt ấy, và mong Thiền đem đến cho ta cái ánh sáng chiếu diệu hợp tình, hợp lý, ắt ta hoàn toàn ngộ nhận ý chỉ của Thiền. Ngay từ đầu, tôi há chẳng nói rằng Thiền đối xử với những cái cụ thể, chớ không phải với những suy diễn trừu tượng? Và chính đó là điểm chủ yếu của Thiền, nhằm CHỈ THẲNG VÀO CĂN BẢN CỦA CÁ TÁNH TA. Tri thức thường không đưa ta đến đó được, vì chúng ta không sống trong tri thức, mà SỐNG TRONG Ý CHÍ. Đúng như lời huynh Lawrence luận về chân lý: “Ta phải phân biệt kỹ hành động của tri thức và hành động của ý chí: loại đầu tương đối có một giá trị mỏng manh, thứ sau mới là tất cả” (Quán xét về sự thấy Chúa).

* Sự hoà điệu bao giờ cũng phát ra từ sự duyên cảm giữa đôi ba giây hoặc nhiều hơn. Và tất cả những gì Thiền nhằm làm cho ta là chuẩn bị cho tâm ta nhu thuận và trang nghiêm khế hợp với các bậc cổ đức. Nói một cách khác, về mặt tâm lý, Thiền KHAI PHÓNG tất cả nguồn nội lực tiềm phục ở trong ta, mà bình thường ta không hề hay biết.

* Cùng với sự GIÁC NGỘ và NIẾT BÀN trong thế mật thiết liên hệ đến thể tánh Phật, còn có một khái niệm khác, dầu không trực tiếp gắn liền đến nhân cách của Phật, nhưng ý nghĩa thì trọng đại vô cùng đối với sự hưng khởi của Phật giáo. Khái niệm ấy, trong lịch sử chính thống của Phật giáo, hiển nhiên từng tác động hữu hiệu nhất song song với giáo lý Giác ngộ và Niết bàn. Tôi muốn nói đến giáo lý VÔ NGÃ - a atman - giáo lý phủ nhận thực thể của CÁI TÔI trong sinh hoạt tâm linh của chúng ta. Trong khi quan niệm thần ngã chế ngự tâm thức dân Ấn, thật không có lời tuyên bố nào táo bạo hơn khi Phật dạy rằng cái tôi là nguồn gốc của vô minh và sinh tử luân hồi. Tựu trung, khám phá lý DUYÊN SANH, pratitya samutpada- (thường được coi là cơ bản của pháp Phật), tức phát giác ra tên mưu sĩ xảo quyệt hoạt động bên sau tất cả nỗi ưu tư của tâm thần ta. Dầu trong những thời đại đầu của Phật giáo người ta luận giải bằng cách nào, giáo lý ấy rốt rồi vẫn nới rộng luôn đến vật vô tri. Không phải riêng sau sinh hoạt tâm linh của ta không có một thực thể tự ngã, mà cả trong thế giới vật thể vẫn không có cái tôi, nghĩa là, trên thực tế, ta KHÔNG THỂ TÁCH RỜI con người ngoài hành động, năng lực ngoài khối lượng, cuộc sống ngoài những hiện tượng thường ngày. Hễ TƯ TƯỞNG CÒN VỌNG ĐỘNG, ta còn phải coi những cặp ý niệm ấy như biệt lập nhau, nhưng thực tế thì chúng chỉ là một, chẳng phải sai khác nhau như chúng ta quen gò bó thực tại cụ thể vào khuôn tư tưởng. Khi ta chuyển sự sai khác ấy từ tư tưởng sang thực tại, ta gặp phải lắm trở ngại nan giải, không những về trí thức mà cả về luân lý và tâm linh, mở đường cho những khổ não và lo âu không kể xiết. Đó là điều Phật đã cảm qua, và Phật gọi sự nhận lầm ấy là vô minh - avidya. Và giáo lý “KHÔNG” -Sunyata - của ĐẠI THỪA tự nhiên là một kết luận phải có vậy. Nhưng ở đây, tôi thiết tưởng khỏi phải thêm rằng lý thuyết “không” không phải là hư vô luận hoặc vô vũ trụ quan, mà đó chính là MỘT BỐI CẢNH vô cùng tích cực chống đỡ và tạo sinh lực cho toàn thể hiện tượng.

* Như thường tình, hàng Phật tử vận dụng tư tưởng là cốt tìm ra một giải đáp triết học cho Giác ngộ và Niết bàn trong giáo lý Vô ngã hoặc Không, và bằng tất cả năng lực cao độ của trí thức, và trong ÁNH SÁNG NỘI CHỨNG của cá nhân. Rốt cùng họ phát giác rằng Ngộ không phải là một độc quyền của Phật, mà mỗi người chúng ta ĐỀU CÓ THỂ chứng đến đó nếu phá được vô minh, nghĩa là trừ bỏ ý niệm tương đối nhị nguyên về nhân sinh và vũ trụ; họ còn kết luận rằng Niết bàn không phải là tiêu mất trong trạng thái hoàn toàn bất hiện hữu, điều ấy không thể có được bằng vào thực trạng của cuộc sống ta đang sống đây; trái lại, Niết bàn, trong ý nghĩa tối hậu, là một sự khẳng định ngoài tất cả thế đứng đối lập. Chính sự thâm ngộ siêu hình vấn đề căn bản ấy của Phật giáo đánh dấu tinh thần độc đáo của giáo lý Đại thừa.

* Nếu Đại thừa không phải là Phật giáo chánh thống thì Tiểu thừa vẫn không khác gì hơn, vì lý do LỊCH SỬ này là cả Tiểu thừa và Đại thừa không ngành nào đại diện cho lời Phật dạy y như chính miệng Phật nói ra.

* Nội dung của sự Giác ngộ ấy, Phật giảng là Pháp -Dharma - cần phải TRỰC NHẬN (sanditthika), ngoài tất cả giới hạn của thời gian (akalika), tự mình thể nghiệm lấy (ehipassika), rất hiển nhiên (opanayika), và trí giả phải tự chứng tự ngộ lấy cho chính mình (paccattam veditabbo vinnuhi). Nói thế có nghĩa là Pháp phải nhận bằng TRỰC GIÁC, không thể đạt đến bằng biện luận. Phật thường không đáp những câu hỏi siêu hình của các đệ tử phần lớn vì lý do ấy. Phật cả quyết rằng CHÂN LÝ TỐI THƯỢNG phải được hiện thực ở ta, và bằng tất cả khí lực bình sinh; vì tất cả những gì hiểu được bằng biện giải là hiểu mặt ngoài, không phải là tự thể của sự vật, nên lý trí suy luận không bao giờ thoả mãn được những khát vọng đạo giáo của ta. Bồ đề không thể cầu được bằng vào những kiến thức uyên bác kinh niên. Đó là chỗ lập cước của Thiền đối với cái gọi là Chân lý cứu cánh. Ở phương diện ấy, THIỀN soi truyền đúng chánh pháp của Thầy vậy.

* Kể ra thì La hán và Bồ tát chỉ là một. Nhưng, thâm nhập trong Ý CHÍ Giác ngộ coi như yếu tố quyết định cứu cánh tối thượng của Phật giáo đặt ở sự giải thoát tâm linh theo các kinh bộ, người Đại thừa không những trên cầu giải thoát cho mình, mà dưới còn NGUYỆN HOÁ ĐỘ CHÚNG SANH, hữu tình cũng như vô tình, để tất cả được bình đẳng giải thoát như nhau. Đó không phải chỉ là những ngưỡng vọng chủ quan, mà còn có một căn bản khách quan làm chỗ y cứ để chứng minh và thành tựu. Đó là sự hiện hữu trong mỗi cá nhân một TRÍ NĂNG mà người Đại thừa gọi là BÁT NHÃ. Đó là nguyên lý chủ động, nhờ đó mới hiện thực sự Giác ngộ ở mỗi người chúng ta, cũng như ở đức Phật. Không Bát nhã, không có Giác ngộ, không có cái huyền lực tối cao ấy mà ta có quyền thụ hưởng. Lý trí, hoặc gọi theo các nhà học Phật là thức - vijnana - bởi bị hạn chế trong hoạt động, không thể đạt đến cái thực tối hậu ấy, tức là Giác. Nhưng chỉ nhờ cái thực tại tối hậu ấy ta mới vượt lên cảnh giới mâu thuẫn của tâm và vật, của mê và ngộ, của giải thoát và triền phược. Giác, TỨC TỰ CHỨNG vậy, chứng cái thực tại tối thượng và tuyệt đối, và hiện hữu như một khẳng định. Nên hiện chúng ta đều là Bồ Tát, đều là Bồ đề chúng sanh - Bodhi sattvas - nếu không ở hiện thực thì cũng ở tiềm năng. Bồ đề chúng sanh cũng là Bát nhã chúng sanh - Prajna Sattvas - vì chúng ta vốn sẵn đủ như nhau cái trí năng Bát Nhã ấy, nếu được khai thác sâu và thực sẽ hình thành ở ta cứu cánh Giác ngộ (…).
---
(Mòi đọc tiếp ở dưới)

Ảnh đại diện

Hơi thở minh triết (Tuệ Thiền): Tham khảo thêm

(Tiếp theo phần trên)

* Thức dậy sáng nay; mặt trời còn nằm dưới đường chân trời; bình minh đã bắt đầu và thiền định tự dâng cho “BỜ BÊN KIA” mà phép lành là sức mạnh và sáng suốt. “Bờ bên kia” đã ở đó chiều hôm qua, ngay lúc mặt trời lặn, rất sáng, bất ngờ. Nhiều ngày nay nó đã không xuất hiện. Thân tự điều hoà theo nhịp độ cuộc sống phố thị và, khi “bờ bên kia” đến, nó biểu lộ một vẻ đẹp, một CƯỜNG LỰC đến đỗi mọi sự đều im lìm bất động; nó tràn ngập căn phòng và còn vượt qua đó nữa.

* Có bản thể của thâm cùng ở đó. BẢN THỂ của tư tưởng chính là TÂM THÁI VÔ NIỆM. Tư tưởng, dù có tiếp nối với nhau thật thâm sâu, thật rộng lớn, vẫn luôn luôn chóng tàn, phiến diện. Chấm dứt tư tưởng chính là KHỞI ĐẦU của bản thể. Chấm dứt tư tưởng là phủ định và phủ định thì không có mục tiêu nào xác định. Không có phương pháp, hệ thống để dừng bặt tư tưởng.

Phương pháp, hệ thống chỉ là xác định TIỆM CẬN với phủ định, và như thế tư tưởng sẽ KHÔNG BAO GIỜ có thể tự tìm nơi có bản thể của chính nó. Tư tưởng phải dừng bặt để cho bản thể hiển lộ. Bản thể của hữu là phi hữu, và để “THẤY” cái thâm cùng của phi hữu, ta phải tự do thoát khỏi cái trở thành. Không thể nào tự do trong sự tương tục, và mọi điều bao hàm sự tương tục đều dính mắc vào thời gian. (…).

* Cô đơn một mình, nhưng không một chút gì cô lập, giống như một giọt nước mưa CHỨA ĐỰNG hết cả nước trên mặt đất.

* Tư tưởng là VẬT CHẤT và có thể biến thành bất cứ thứ gì, xấu hay đẹp. Nhưng có một cái LINH THIÊNG không phát xuất từ tư tưởng hoặc tình cảm, từ đó tư tưởng đã SỐNG LẠI. Tư tưởng không thể biết và cũng không thể sử dụng được. Tư tưởng cũng không thể bộc lộ. Nhưng cái linh thiêng đó hiện hữu, không bao giờ biểu tượng hoặc lời lẽ có thể chạm đến được. Cái linh thiêng đó KHÔNG THỂ truyền thông được. Đó là một SỰ KIỆN THỰC TẾ.

Một sự kiện thì phải được nhìn thấy, nhưng CÁI THẤY NÀY ĐỘC LẬP VỚI NGÔN TỪ. Khi sự kiện được diễn giải thì thôi không còn là sự kiện nữa, mà biến thành một cái gì hoàn toàn khác hẳn. Thấy là một điều gì hết sức quan trọng. Cái thấy này vượt ra ngoài không-thời gian, nó NGAY ĐÓ và trong khoảnh khắc.

(…) Sự hiện diện của nó đang ở đây, tràn ngập khắp phòng, chan rải trên các ngọn đồi, trên những dòng nước, bao phủ hết cả hành tinh.
Đêm vừa qua, như đã xảy ra một hai lần trước đây, thân thể chỉ còn là MỘT CƠ QUAN và không là gì khác, đang vận hành, trống rỗng và bất động.

* Thành công (với tâm lí quy ngã) thật là tàn bạo dưới mọi khía cạnh, dù là chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, kinh tài… Thành công đưa đến CỨNG RẮN.

* CHỨNG NGHIỆM VỀ BẢN THỂ là đỉnh cao của cường lực, của nhạy cảm. Đây là vẻ đẹp vượt trên ngôn ngữ và cảm thức.

* Bận rộn, tuy vậy áp lực và căng thẳng vẫn còn đến trưa.

Dù những hành động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày có ra sao đi nữa, thì va chạm và biến động mà cuộc sống đã gieo rắc không nên để lại DẤU VẾT (hạt giống tâm lí quy ngã) phía sau chúng ta. Chính những dấu vết này tạo ra BẢN NGÃ, cá tính, củng cố dần theo dòng đời, và lập thành BỨC TƯỜNG hầu như không vượt qua nổi.

* Tỉnh giấc nửa đêm với cảm thức về một SỨC LỰC BAO LA, vô cùng tận. Không phải là sức lực tập trung chung quanh dục vọng hoặc ý muốn, mà là sức lực hiện diện khắp sông núi cây cỏ.

Hành động của con người là thực hành sự chọn lựa (quy ngã), thực hành theo ý muốn (vị kỉ); HÀNH ĐỘNG NÀY BAO GỒM XUNG ĐỘT và đối kháng, từ đó sinh đau khổ. Hành động đó phát xuất từ một nguyên nhân (tâm lí), một động lực, do đó là phản ứng. Nhưng hành động hiện khởi từ sức lực VÔ NGÃ thì tự do, thoát khỏi mọi nguyên nhân, động lực; do đó SỨC LỰC này vô cùng tận, là bản thể.

* CHÂN LÍ không thể nào chính xác (không thể bị quy định, khuôn đúc), vì cái gì có thể đo lường được thì không phải là chân lí. Chỉ có cái gì không sống động mới có thể đo lường được, chiều cao của nó mới có thể tìm bắt được.

* Sống không phải là trút bỏ hết kinh nghiệm, nhưng không có sự sống khi đất não dày đặc dây mơ rễ má. Khiêm cung không phải là loại bỏ có ý thức cái đã biết, sự loại bỏ này là lòng kiêu ngạo của sự thành tựu; khiêm cung là cái bất tri (vô ngã) tuyệt đối, tức là CHẾT ĐI. Sợ chết chỉ có trong cái đã biết (mang tâm ý quy ngã), chứ không phải trong cái ta không biết (im lặng vọng tưởng). Không có sợ hãi đối với cái bất tri; sợ hãi chỉ có khi cái đã biết thay đổi, chấm dứt.

* Mọi hệ thống đều không tránh khỏi KHUÔN ĐÚC tư tưởng theo một mẫu mực, và chủ nghĩa xu thời sẽ huỷ diệt sự bừng nở của thiền định. (…) Không có TỰ DO sẽ không có TỰ TRI và không tự tri tức là không phải thiền định.

*  Tâm thái một mình là rỗng rang; trong ngọn lửa Không này, tâm trở về TƯƠI TRẺ VÀ AN NHIÊN. Và chỉ có tính an nhiên này mới có thể nhận được cái PHI THỜI GIAN, cái mới mẻ không ngừng tự chết đi. Sự chết chính là SINH TẠO. Không có tình yêu thì không có sự chết đi.

* Yêu thương là huỷ diệt (cái “tôi” tâm lí), đó là một cuộc CÁCH MẠNG, không phải là kinh tế hay xã hội, nhưng lại DẤN THÂN vào TOÀN BỘ TÂM THỨC.

* Đời sống toàn thể BAO HÀM cái chia chẻ vụn vặt, nhưng cái chia chẻ này sẽ không bao giờ hiểu được cái toàn thể.

* An bình là sức nặng của quả đất với tất cả mọi vật quả đất cưu mang; AN BÌNH là những tầng trời và vượt trên đó nữa. Con người phải dừng nghỉ thì an bình mới xuất hiện.

* Kiến thức ngăn ngại khám phá. Kiến thức luôn luôn bắt nguồn từ thời gian (tâm lí), từ quá khứ, không bao giờ mang lại tự do. Nhưng kiến thức CẦN THIẾT cho hành động, cho tư tưởng; không hành động thì không thể có hiện hữu. Nhưng dù hiền triết, chân chính và cao thượng đến đâu, hành động sẽ không đưa đến CHÂN LÍ. KHÔNG CÓ con đường dẫn đến chân lí.

* Chính sự quan sát tiến trình của tư tưởng, của thời gian (tâm lí) và nỗi sợ hãi (của cái “tôi” tâm lí), RÕ BIẾT TOÀN DIỆN tiến trình này, chứ không phải chỉ một ý tưởng hoặc một định thức tri thức, sẽ chấm dứt được sợ hãi, trên mặt ý thức lẫn tiềm thức. Tự tri là tỉnh thức và là chấm dứt sợ hãi (tâm lí).

* Cần phải quan sát MÁNH KHOÉ của tâm thức quỷ quyệt, từng cảm thức dù nguyên nhân là gì đi nữa, chuyển động của từng phản ứng, mà không kềm giữ, không lựa chọn. (…) Cần phải lao vào chuyến đi, không phải đến cung trăng hay THƯỢNG ĐẾ (để cái “tôi” xin xỏ), nhưng tận thâm cùng của chính mình. (…) Cần phải có NHIỆT THÀNH để chấm dứt đau khổ, và lòng nhiệt thành đó không thể có được trong sự trốn chạy. Lòng nhiệt thành Ở ĐÓ khi ta hết chạy trốn.

* SỢ HÃI NỘI TÂM sẽ biến nhu cầu về an toàn ngoại giới thành một bài toán về giai cấp, về uy tín, về quyền lực, và hậu quả là có đấu tranh tàn bạo.

* TỪ BỎ là NHÌN THẤY sự thật như thị, sai lầm như thị và CÁI CHÂN THẬT trong cái sai lầm. Đó là một HÀNH VI chứ không phải một ý tưởng.

* Từ bỏ thời gian (tâm lí) chính là BẢN CHẤT của cái phi thời gian.

* Làm chết đi cái đã biết (bị dính với cái “tôi” tâm lí), chính là một mình, là cái MỘT. Mọi lựa chọn (bị dính với cái “tôi” tâm lí) đều bắt nguồn từ cái đã biết, và hành động trong phạm vi này luôn luôn đưa đến ĐAU KHỔ. Chính trong cái Một mới chấm dứt đau khổ.

* Thức dậy, tuy còn ngái ngủ, nhận thức được tiến trình kéo dài về đêm, và hơn thế nữa phép lành khai mở. Có cảm thức tác động lên con người. Thần lực đó, sức mạnh đó, ra khỏi và tuôn trào ra ngoài, như một thác nước từ đất phun vọt lên qua những mõm đá. Trong mọi sự này, HẠNH PHÚC lạ thường khôn tả, một sự xuất thần không liên quan gì đến tư tưởng, đến cảm thức.

* Trong ánh chớp TUỆ QUÁN này sẽ phát sinh một TRI GIÁC MỚI MẺ.

* Tâm trí tịch lặng và rất tỉnh sáng. Tràn đầy cả đêm cái VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN đó, và kèm theo là THÁNH PHÚC.

* IM LẶNG này là cái Không, từ đó tuôn chảy và cũng từ đó phát xuất sự hiện hữu của vạn vật. Lặng im này là cái bất tri (vô tưởng-vô ngã). (…).

Buổi sáng tươi trẻ đến đỗi các ngôi sao vẫn luôn sinh động và lấp lánh. Bình minh hãy còn lâu; tất cả đều yên tĩnh một cách lạ lùng, ngay cả thác nước ầm ĩ cũng câm nín, và những ngọn đồi cũng lặng lẽ.

*Im lặng là CHIỀU SÂU của cái Không.

* Nó theo chúng tôi chí đến giờ đi ngủ và duy trì thành TIẾNG RÌ RÀO suốt đêm. Điều này không thuộc phạm vi kinh nghiệm, nó chỉ ở đó một cách giản dị, bằng một sức mạnh dữ dội, một phép lành.

* Tâm trong tính toàn thể bao trùm cả trí óc, tư tưởng của nó, cảm thức của nó, đang rỗng rang; và từ cái rỗng rang đó, năng lực càng lúc càng thâm sâu, lan rộng, vô lượng. Bởi vì mọi so sánh, mọi lượng giá đều xuất xứ từ tư tưởng tức là thời gian. “Bờ bên kia” là TÂM PHI THỜI GIAN, là hơi thở của chân chất an nhiên và của cái bao la vô tận. Ngôn từ không phải là thực tại; chúng chỉ là một phương tiện truyền thông chứ không phải là cái chân chất an nhiên, cái vô lượng vô biên. Cái trống rỗng là cái một mình.

* Chỉ có MỘT CHUYỂN ĐỘNG duy nhất trong đời sống, bên ngoài lẫn bên trong, không thể chia chẻ được, DÙ CHO có phân biệt. Phân biệt làm cho số đông người chạy theo chuyển động bên ngoài của kiến thức, của ý tưởng, của tín ngưỡng, của quyền hành, an toàn, thịnh vượng, và cứ tiếp nối như thế. Ngược lại, có người lại bám chặt vào một đời sống MẠO XƯNG là nội tâm, thành lập từ ảo ảnh, hi vọng, khát vọng, tĩnh lặng, xung đột và thất vọng. Chuyển động này, vì là phản ứng, nên xung chướng với đời sống bên ngoài. Như vậy có đối kháng, tiếp theo là đau khổ, sợ hãi và trốn chạy.

Chỉ có một chuyển động duy nhất bên ngoài lẫn bên trong. HIỂU BIẾT về bên ngoài, không xung đối cũng không kháng nghịch thì chuyển động thật sự của bên trong bắt đầu. Xung đột đã loại trừ, và tuy bén nhạy nhưng ngay đỉnh cao của nhạy cảm, trí óc vẫn đạt được tịch lặng. Chỉ ngay lúc đó, chuyển động nội tâm mới trở nên thật sự và có ý nghĩa.

Từ chuyển động này phát sinh lòng QUẢNG ĐẠI, lòng TỪ BI không bắt nguồn từ lí trí (bị quy định), cũng không phải từ sự từ bỏ có suy nghĩ cân nhắc (quy ngã).
-----------------------------

*Mời đọc thêm một số trích đoạn tác phẩm của ngài Krishnamurti dưới bài thơ Tự Do (Tuệ Thiền, Thivien net).
---------------------------------------------------------------

Ảnh đại diện

Hơi thở minh triết (Tuệ Thiền): Tham khảo thêm

(Tiếp phần trên)

* Một buổi sáng tuyệt vời; nhìn về hướng tây, phía bầu trời một màu xanh thẫm, và mọi tư tưởng, mọi xúc cảm đều tan biến; cái nhìn này XUẤT PHÁT từ cái rỗng không. Trước bình minh, thiền định là cửa ngõ bao la vô tận vào cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Không một thứ gì có thể mở cửa, ngoại trừ huỷ diệt toàn bộ cái hữu tri (bị quy định bởi cái “tôi” tâm lí).

THIỀN ĐỊNH là sự bùng nổ trong cái hiểu biết (“niệm khởi liền giác-giác tức niệm diệt”). Không phải là hiểu biết nếu không TỰ TRI; học hiểu để tự tri không phải là tích luỹ kiến thức; tích luỹ sẽ ngăn ngại tự tri, vì học hiểu không phải là tiến trình gia tăng. Học hiểu cũng như hiểu biết, được tiến hành từ sát-na này đến sát-na kia. Tiến trình toàn thể này là sự bùng nổ trong thiền định.

* THIỀN ĐỊNH không phải là nghiên cứu; không phải là kiếm tìm, thăm dò, khai phá. Thiền định là bùng nổ (tư tưởng quy ngã tự rơi rụng) và KHÁM PHÁ. Không phải là trí óc bị ngự trị bằng giới luật, cũng không phải tự phân tích chính mình; thiền định chắc chắn không phải là đào luyện để tập trung tư tưởng, tư tưởng len vào trong sẽ chọn lựa và bác bỏ.

Thiền định đến một cách tự nhiên khi tất cả sự khẳng định và thành đạt, hữu vi hoặc vô vi, đều được THẤU TRIỆT (tự tri tự giác) và tự rơi rụng một cách dễ dàng. Thiền định là trí óc rỗng rang hoàn toàn. Chính sự rỗng rang đó mới là cốt yếu chứ không phải cái tàng chứa trong trí óc. Chỉ từ sự rỗng rang đó mới có thể có TUỆ QUÁN được.

ĐỨC HẠNH phát xuất từ đó, nhưng không phải là luân lí hoặc tư cách đáng kính trong xã hội. Chính từ sự rỗng rang đó phát sinh tình yêu, nếu không thì không phải là tình yêu. Nền tảng của đức hạnh nằm trong sự rỗng rang đó. ĐÂY LÀ CHỖ BẮT ĐẦU và là NƠI CHẤM DỨT mọi sự.

* Sự huỷ diệt tâm lí của mọi thứ đã có – và không chỉ là thay đổi bên ngoài – là cốt tuỷ của TRÍ THÔNG MINH. Mọi hành động VÔ MINH  đều dẫn đến đau khổ, rối loạn. Đau khổ là vô minh. Ngu si không phải là thiếu kiến thức, mà là thiếu hiểu biết về chính mình; không hiểu biết về chính mình thì không một chút gì có trí tuệ. (…) Không có TRÍ TUỆ nếu không có TỰ TRI. Tự tri là một thực tại sống động, không phải là phán đoán. Mọi tự phê đều hàm ý tích luỹ, lượng giá từ trung tâm của kinh nghiệm và của kiến thức; chính quá khứ này làm ngăn trở sự hiểu biết THỰC TẠI SỐNG ĐỘNG. Theo đuổi sự tự tri là một HÀNH ĐỘNG thông minh.

* Sáng nay thức dậy, vượt trên tất cả thiền định, tất cả tư tưởng và ảo tưởng phát sinh từ cảm thức, ngay trung tâm của trí óc và xa hơn, ngay TÂM ĐIỂM của tâm thức, ngay chính BẢN THỂ của con người, rực chiếu một luồng sáng cực mạnh không mang một chút hình bóng, không bắt nguồn từ một kích cỡ nào. Phép lành ở đó, bất động. Và cùng với PHÉP LÀNH là THẦN LỰC vô cùng tận, và một vẻ đẹp  vượt trên tư tưởng, cảm thức.

* Tâm thức nhân loại không thể dung chứa cái bao la của sự an nhiên; tâm thức có thể TIẾP NHẬN nhưng KHÔNG THỂ tìm kiếm, cũng như đào luyện cái bao la an nhiên đó. Hết cả tâm thức đều phải VÔ TÁC, không khởi dục vọng, không tìm cầu cũng như đuổi bắt; chỉ lúc đó mới sinh khởi một cái gì không chung không thuỷ. Thiền định chính là tâm thức rỗng rang, không phải để tiếp nhận (cái hữu tri và quy ngã), mà để BUÔNG BỎ. (…) Chỉ có thể có SÁNG TẠO trong cái rỗng rang.

* Chiều hôm ấy nó đã ở đó, bỗng chốc tràn ngập khắp phòng… Cảm giác mãnh liệt về CHƠN MĨ, sức mạnh, vẻ dịu dàng. Những người khác đều nhận ra.

* Hoạt động của TRÍ ÓC được ẤN ĐỊNH trước; suy nghĩ, lí luận, nhưng trí óc hoạt động trong giới hạn, giới hạn không gian và thời gian (tâm lí). Vì vậy trí óc không thể trình bày, cũng không thể hiểu biết cái chung, cái toàn thể. Cái toàn thể đó là tâm; tâm thì rỗng rang, hoàn toàn rỗng rang, và vì rỗng rang nên trí óc nằm trong không-thời gian. Khi được THANH LỌC ra khỏi sự ước định về lòng khao khát, ham muốn, tham vọng, trí óc mới có thể HỘI NHẬP cái toàn thể. Tình yêu chính là sự toàn vẹn đó.

* Mỗi một mưu đồ của tư tưởng đều phải được HIỂU RÕ. Mọi tư tưởng đều là phản ứng, mọi ứng xử bắt nguồn từ đó chỉ có nhấn mạnh thêm sự rối loạn và xung đột.

* Chắc chắn bản thể hiện diện suốt cả đêm; sáng nay khi thức giấc, bản thể đã ở đó và hình như tràn ngập toàn bộ đầu và thân. Và tiến trình tiếp tục một cách êm dịu. Muốn được như thế, phải một mình và TĨNH LẶNG.

* Có một hướng không bắt đầu từ đâu và đi về cái rỗng rang vô cùng, TRỤ XỨ của BẢN THỂ VẠN VẬT.

* Trí óc trở nên ti tiện khi nó sử dụng để học hỏi cái bất tri, cái vô lượng. Chức năng hoạt động của nó nằm trong cái hữu tri, nó không thể hoạt động trong cái bất tri (tâm rỗng rang vô lượng). Những sáng chế của nó ở trong phạm vi hữu tri; nó sẽ không bao giờ nắm bắt được sự sáng tạo của cái bất tri, dù cho dùng đến ngôn ngữ hay nghệ thuật. Trí óc không thể biết đến chơn mĩ. Chỉ trong im lặng tuyệt đối, VÔ NGÔN, một sự VÔ HÀNH không tạo tác, không chuyển động, thì cái bao la vô hạn mới xuất hiện.

* Khá đau đớn trưa hôm qua, và hình như có tăng thêm. Đến gần tối cái LINH THIÊNG hiện hành, thấm nhập cả phòng. Người khác cũng cảm nhận. Suốt đêm tác động cơn đau có phần hoà hoãn, nhưng áp lực và căng thẳng vẫn còn đó, giống như mặt trời phía sau đám mây. Sáng nay rất sớm, mọi sự lại bắt đầu. (…) Mọi cảm thức, mọi xúc động đều liên kết với trí óc, nhưng đó không phải là tình yêu, nhưng cái xuất thần này chính là TÌNH YÊU. Trí óc chỉ có thể nhớ lại rất là khó khăn.

(…) Sáng nay thật sớm, phép lành gần như bao phủ hết quả đất, đang tràn ngập khắp phòng. Và theo đó xuất hiện sự tịch tĩnh làm im bặt hết mọi sự vật, một sự BẤT ĐỘNG chứa đựng tất cả chuyển động.

* Sống với một cái gì là THƯƠNG YÊU cái đó chứ không phải RÀNG BUỘC vào cái đó.

* Chấm dứt phiền não nằm trong sự QUÁN CHIẾU sự kiện thực tế.

* Cái rỗng rang này không phải là một trạng thái ngoan không, trống trải; đó là NĂNG LƯỢNG không có trung tâm, không có biên giới.

* Sáng nay DẬY SỚM để sống trong phép lành. Cơ thể bị bó buộc ngồi yên trước vẻ sáng sủa đó, vẻ đẹp đẽ đó. Sau đó suốt buổi sáng, ngồi trên ghế dài bên lề đường dưới bóng cây, phép lành được cảm nhận trong cái vô lượng vô biên. Phép lành cũng BAN CHO TA nơi trú ẩn, chỗ bảo bọc, giống hệt cội cây kia với tàng lá, tuy để ánh sáng soi qua vẫn che mát được dưới ánh nắng gay gắt miền núi. Mọi TƯƠNG GIAO chính là che mát thấm đượm TỰ DO, và chính tự do bảo đảm cho ta nơi trú ẩn.

* Nếu bạn có tiền, bạn cũng khổ; nếu bạn không có tiền, bạn cũng khổ. (…) Tiền bạc và quyền uy ngự trị không dứt; càng có càng muốn thêm, và cứ như thế vô cùng tận. Nhưng phía sau tất cả tiền bạc và quyền uy ẩn dấu NỖI KHỔ không tránh được; ta có thể lãng tránh, tìm quên, nhưng khổ đau luôn luôn hiện diện; với nó không thể bàn cãi được và nó ở đó, vết đau hằn sâu mà không gì có thể chữa trị được.

* Bằng vận hành của thời gian (tâm lí) KHÔNG THỂ có chuyển hoá được. Phủ nhận thời gian chính là chuyển hoá; có chuyển hoá khi đã loại bỏ những thuộc tính phát sinh từ thời gian tức là thói quen, truyền thống, cải cách, các lí tưởng. Phủ nhận thời gian thì có chuyển hoá, chuyển hoá toàn diện và không phải là thay đổi HÌNH TƯỚNG bên ngoài, cũng không phải thay thế một hình tướng này bằng một hình tướng khác. Nhưng thu đạt kiến thức, kĩ thuật, đòi hỏi phải có thời gian (tức tiến trình nhận thức), ta KHÔNG THỂ cũng chẳng nên chối bỏ; những năng lực này THIẾT YẾU cho cuộc sống hằng ngày. Thời gian cần thiết để đi từ chỗ này đến chỗ khác không phải là ảo tưởng, nhưng mọi hình thức khác của thời gian (cái “tôi” trở thành) đều là ảo vọng. CHUYỂN HOÁ gồm có CHÚ TÂM mà từ đó sinh khởi một hình thức HÀNH ĐỘNG khác. (…).

* Thiền định là ở chỗ làm tâm trống rỗng hết mọi TƯ TƯỞNG, mọi cảm thức, vì những thứ này làm tan biến năng lực; chúng có tính lặp đi lặp lại, đưa đến những hành động máy móc; hành động này là thành phần CẦN THIẾT cho sự sống, nhưng chúng CHỈ LÀ một thành phần. Tư tưởng và cảm thức không thể biết thâm nhập vào cái bao la vô tận của sự sống.

* Khi trí óc không còn nuôi dưỡng bằng kí ức, bằng tư tưởng, khi trí óc để cho kinh nghiệm chết đi, thì hoạt động sẽ KHÔNG CÒN QUY NGÃ nữa. Lúc đó trí óc sẽ nuôi dưỡng các nơi khác. Và chính nguồn lương thực đó sẽ làm cho tâm thức thành TÔN GIÁO.

* Ra khỏi tư tưởng là đức hạnh, và đức hạnh là TÍNH MẪN CẢM mở rộng, là tình yêu. Hãy thương yêu và sẽ không có tội lỗi; hãy thương yêu và cứ làm điều gì bạn muốn, lúc đó sẽ không có đau khổ.

* Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hoá. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng VÔ HIỆU. Vì chính bản chất của nó, nên tư tưởng luôn luôn không toàn vẹn, cảm thức cũng thế; tư tưởng, phản ứng của kí ức chỉ có thể vận hành trong cái đã biết, hoặc lí giải từ kiến thức.

Trí óc là sản phẩm của sự chuyên môn hoá. Nó không thể vượt lên trên chính nó. Nó chia chẻ và tự chuyên môn hoá thành nhà khoa học, nghệ sĩ, giáo sĩ, luật gia, kĩ thuật gia, nông gia… Nó hoạt động bằng cách phóng chiếu lên giai cấp xã hội, đặc quyền, quyền hành, uy thế của nó. Sự vận hành não bộ và giai cấp xã hội liên kết với nhau chặt chẽ, vì trí óc là một cơ quan TỰ BẢO VỆ. Chính từ nhu cầu này mà những yếu tố ĐỐI NGHỊCH và chống trái của xã hội phát sinh. Nhà chuyên môn thì không có khả năng nhìn được TOÀN DIỆN.

(…) Năng khiếu và thiên tư hiển nhiên là nguy hại, vì củng cố tính VỊ NGÃ; vì mang tính chia chẻ vụn vặt nên nuôi dưỡng XUNG ĐỘT. Năng khiếu CHỈ CÓ GIÁ TRỊ trong sự nhìn thấu toàn diện đời sống, sự nhìn thấu này nằm trong lĩnh vực của tâm chứ KHÔNG PHẢI của trí óc. Năng khiếu với sự vận hành của nó nằm trong giới hạn của trí óc, do đó năng khiếu trở nên nhẫn tâm, lãnh đạm đối với tiến trình toàn thể của đời sống. Năng khiếu gây ra lòng kiêu hãnh, ham muốn, và sự thành tựu của nó trở thành ưu tiên hàng đầu, nó đưa đến thù ghét, VÔ TRẬT TỰ, đau khổ; nó CHỈ CÓ GIÁ TRỊ nếu nhận thức được toàn thể sự sống. (…).

(…) Trí óc vận hành bằng cách tự chuyên môn hoá với sự chia chẻ manh mún, với những hoạt động cô lập lại nó trong địa hạt giới hạn của thời gian. Trí óc không có khả năng nhìn thấy toàn thể sự sống; dù có được giáo hoá đến đâu, trí óc cũng chỉ là một phần chứ không phải là toàn thể. Chỉ có tâm mới thấy được cái toàn thể, và phạm vi của tâm bao trùm luôn trí óc; trí óc dù có làm gì đi nữa cũng không thể chứa đựng được tâm.

Để nhìn thấy toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái BUÔNG XẢ (cái “tôi” tâm lí). Buông xả hoặc phủ nhận không phải là đối nghịch của khẳng định; những cái đối nghịch đều liên kết với nhau. Sự phủ nhận không có cái đối nghịch. Để có được cái nhìn toàn thể, trí óc phải ở trong trạng thái PHỦ NHẬN TUYỆT ĐỐI (đại xả mọi dấu vết của cái-tôi-vô-minh); nó không được can thiệp vào bằng cách lượng giá, biện bạch, kết án và tự vệ.

Trí óc phải IM LẶNG (vô ngôn vô tác) mà không bị ép buộc; ép buộc sẽ làm cho trí óc chết cứng, chỉ có khả năng mô phỏng và tuỳ hợp. Chính trong trạng thái phủ nhận mà trí óc tĩnh lặng không lựa chọn. Chỉ chính lúc đó CÁI NHÌN TOÀN THỂ (thấy biết như thực, toàn giác) mới phát sinh. Lúc đó TÂM hoàn toàn TỈNH THỨC, và trạng thái này KHÔNG GỒM CÓ người quan sát cũng như vật bị quan sát, mà chỉ có ÁNH SÁNG, chỉ có sáng suốt. Sự đối kháng và xung đột giữa người tư duy và tư tưởng kết thúc (định-tuệ đồng thể).
----
(Mời đọc tiếp ở dưới)

Ảnh đại diện

Thay lời cảm tạ bậc minh sư vĩ đại (Tuệ Thiền): Những “góp lời” tiêu biểu - “cộng tác” với thơ tác giả

* Thay Lời Cảm Tạ Bậc Minh Sư Vĩ Đại đã đăng ở trang Phật giáo Daophatngaynay com.
---

NHỮNG “GÓP LỜI” TIÊU BIỂU – “CỘNG TÁC” VỚI THƠ TÁC GIẢ

(Những “góp lời” này đăng trong phần “thảo luận”, dưới các bài thơ của tác giả Tuệ Thiền - Lê Bá Bôn, với bút hiệu Bích La. Trong các “thảo luận” này có trích dẫn nhiều phát biểu của thiền sư, nhà nghiên cứu, nhà khoa học… Ngoài một số được giới thiệu ở đây, còn nhiều “góp lời” dưới các bài thơ khác của tác giả).

1- Suy nghĩ về minh triết văn hoá-giáo dục (bài thơ: Ánh sáng lương tâm)
2- Sưu tầm về thiền, minh triết tâm linh-cuộc sống (Ánh sáng trong ta, Ngày giỗ mẹ)
3- Nhà khoa học nói về tâm não bị khuôn định (Câu hỏi lớn trong đời)
4- Tuệ nhãn Vô Niệm của sự sống vĩnh hằng – tham khảo lời thiền sư, nhà nghiên cứu, nhà khoa học… (Chùm thơ thiền)
5- Đi tìm dấu vết sự sống vĩnh cửu (Gặp lại chính mình)
6- Sự sống là vĩnh hằng, Chứng nghiệm tâm linh của ngài J.Krishnamurti (Hơi thở minh triết)
7- Đọc 2 tác phẩm của ngài Krishnamurti – danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh (Hướng đến mẫu số chung, Tự do)
8- Trợ giúp cho linh hồn siêu thoát (Linh hồn ngạ quỷ)
9- Tôi là gì? Đâu là quê hương chung? (Quê hương trong tôi)
10- Mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ (Trì danh “Quán Thế Âm Bồ-tát)
11- Những thiện ích của 10 nghiệp thiện (Ấm áp niềm tin)
12- Cần biết kính yêu nhân cách (Ươm thiện lành tuổi thơ)
13- Hữu ích của hơi-thở-thiền (Chủ nhật nhiệm mầu)
14- Đàm đạo về thiền, Lời thiền trực ngộ của thiền sư D.T.Suzuki (Dấn thân)
15- Nhà khoa học kể lại câu chuyện tâm linh (Điểm hẹn)
16- Góp lời về Thiền Giác Ngộ (Đọc kinh “Trí tuệ siêu việt”)
17- Vài trải nghiệm hành thiền (Được tặng chân kinh)
18- Một số sưu tầm khoa học về tâm linh (Gặp lại vầng trăng)
19- Nhân-quả của cảm xúc & suy nghĩ tích cực (Không đề)
20- Mục đích của tu học chân chính, Lời dâng (Nhành hoa bể khổ)
21- Góp lời một số minh sư chỉ thẳng sự giác ngộ tối thượng (Nhận thức và thực tại)
22- Đi tìm Chân Lí (Nhớ ánh mắt Thầy)
23- Thiền ngôn của các minh sư (Sống thiền)
24- Gợi ý về minh triết tâm linh & cuộc sống (Tâm đối xứng)
25- Ngọn đuốc minh triết trên đường tìm Đạo/chân lí (Tìm lại chính mình)
26- Thiền-Tịnh-Tự tri & quán hơi thở (Tỉnh thức)
27- Đọc trong Trở Về Từ Cõi Sáng (Tôi nghe)
28- Tham khảo về Thiền (Trà thiền, Thiền, Chùm thơ vô đề)
29- Thượng Đế & Trí tuệ tâm linh (Xuân về từ ánh sáng trời cao)
30- Đàm đạo về Như Huyễn (Đi tới hiện tại)
31- Những “góp lời” tiêu biểu... , “Mặc như lôi” là hành thâm Bát-nhã (Thay lời cảm tạ bậc minh sư vĩ đại)
32- Góp lời về “Tự tri-Tỉnh thức-Vô ngã” nhân Ngày Hoà Bình Thế Giới-21/9 (Bài ca vì hoà bình)
33- Thơ trong Đường Về Minh Triết đăng báo, tuyển tập (Trang giới thiệu tác giả & thơ – Tuệ Thiền Lê Bá Bôn)
34- "Như là hiền triết cho đời thêm hoa" (Ánh tâm xuân).
---
(Một số chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa (trong các phần “thảo luận”) là do người đọc làm cho rõ nghĩa hoặc nhấn mạnh).
-------------------------
“MẶC NHƯ LÔI” LÀ HÀNH THÂM BÁT-NHÃ
(Sưu tầm)

* Giác ngộ không phải là một công việc riêng tư chẳng can dự gì đến khối lớn cộng đồng; điểm tựa của nó được đặt ngay trong lòng vũ trụ. (…) Cái được gọi là “thiện căn” chỉ có giá chừng nào nó làm lợi ích cho tất cả thế gian. Nếu không thể phụng sự cho toàn thể môi trường gồm những thân thuộc mà mình đứng trong đó – nghĩa là, nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là thiện đức thứ thiệt, và chẳng có cái lối chứa nhóm nào như vậy mà lại có thể làm trỗi dậy ước vọng giác ngộ (tức Bồ-đề tâm). (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Thiền Luận - quyển hạ, luận IV; D.T.Suzuki; dịch giả: Tuệ Sỹ).

* Người học kinh, xem giáo lí, mỗi câu mỗi câu đều phải uyển chuyển xoay về nơi mình để làm sáng tỏ tánh giác. (Thiền sư Bá Trượng) - (Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng; dịch giả: Thích Thanh Từ).

* Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩn, và trừ phi chúng ta biết và thấy được năm uẩn này, bằng không chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật. (…) Khi hành giả phát triển được định tâm mạnh mẽ, hành giả sẽ thấy rằng đối tượng được phản chiếu trong ý môn như trong một tấm gương. (Thiền sư Pa-auk Sayadaw, thiền sư theo truyền thống Theravàda-Phật giáo Nam tông) – (Biết Và Thấy; P. Sayadaw; dịch giả: Pháp Thông).

* Người trí xem năm uẩn là những cấu trúc của tưởng. (…) Ba cõi không gì khác hơn là sự phân biệt. (…) Khi một sự chuyển hoá (chuyển y) xảy ra thì có một trạng thái vô tưởng vốn là cảnh giới của người trí. (…) Khi người ta nhận biết rằng không có gì ngoài những thứ được thấy từ chính cái Tâm thì sự phân biệt về hữu và phi hữu đứt đoạn.(Kinh Lăng Già; bản tiếng Anh của D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

* Vì vậy, tôi mới nói: Đừng phản ứng mà hãy lắng nghe sự kiện rằng não bộ bạn là một mạng lưới gồm những từ và từ, và rằng bạn không thể thấy bất cứ cái mới nào nếu bạn còn luôn luôn dùng từ, từ, từ. (Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định; dịch giả Đào Hữu Nghĩa).

* Thoại (lời nói) từ tâm khởi, tâm là đầu (ở trước) của thoại. Niệm từ tâm khởi, tâm là đầu của niệm. Vạn duyên đều từ tâm khởi, tâm là đầu của vạn duyên. Sự thật, “thoại đầu” tức là “niệm đầu”; trước niệm chính là tâm. Nói thẳng, trước khi một niệm chưa sinh là thoại đầu. Do đây, chúng ta biết khán thoại đầu tức là quán tâm. Khán “Trước khi cha mẹ chưa sinh, mặt thật xưa nay là gì?” là quán tâm. (Thiền sư Hư Vân) – (Thiền Đốn Ngộ; dịch giả: Thích Thanh Từ).

* Này thiện tri thức, nếu trong các ông hàng hữu học, mỗi lần niệm khởi trong tâm, hãy hồi quang phản chiếu (tận nguồn tâm). Khi niệm diệt trong tâm, sự phản quán tâm cũng tự diệt, đó là vô niệm. Vô niệm hoàn toàn thoát ngoài các duyên ngoại cảnh, bởi vì nếu còn có cảnh duyên nào thì không thể là vô niệm được. (…) Nếu khởi chánh chân Bát-nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát-na vọng niệm đều diệt. (…). Nếu để cho tâm chẳng nghĩ gì hết, đó là diệt niệm, tức bị pháp trói buộc, gọi là thấy một bên. (Lục tổ Huệ Năng) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; dịch giả: Thuần Bạch).

* Và để đốt lên ngọn lửa từ bi vĩ đại ấy không đòi hỏi phải hi sinh lớn lao cái này cái nọ chi cả, mà là một trí tuệ tỉnh thức để thấy động niệm. Và giác động niệm là chấm dứt động niệm, đó mới thực là thiền. (Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định; dịch giả Đào Hữu Nghĩa).

* Nếu được bạn lành vạch bày liền đốn ngộ cái “biết” không-lặng. Cái “biết” không có niệm, không hình tướng thì đâu có gì là ngã tướng nhân tướng. (Thiền sư Tông Mật)) – (Nguồn Thiền; Tông Mật; dịch giả: Thích Thanh Từ).

* Mục tiêu của việc tu thiền là nhận ra tự tánh (tức Phật tánh) và giải thoát khỏi mê lầm phiền não. Làm thế nào để nhận ra được? Có thể được, vì tự tánh là tự tri. (…) Bảo rằng quá trình giác ngộ là đốn nghĩa là có một cú nhảy vọt (…). Cú nhảy vọt về mặt luận lí là tiến trình lí luận thông thường khựng lại một cách đột ngột (…). Tiến trình này gián đoạn đột ngột, và đồng thời bất khả tư nghì; đó là kiến tánh. (…) Vì là vô tâm vô niệm nên cái thấy mới thực là thấy. (…) Lí vô ngã không đúc kết từ suy luận duy lí mà là một sự kiện thực tế. (…) Các lí luận gia cần nhớ rằng tôn giáo là sự kiện thực nghiệm (…). (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; dịch giả: Thuần Bạch).

* Toàn bộ giáo lí Phật giáo, hay cả toàn thể đạo học Đông phương, nói về tri kiến tuyệt đối, tri kiến chỉ đạt được trong thế giới vô niệm, trong đó sự thống nhất toàn thể mọi nhị nguyên đối lập là sự chứng thực sinh động. (Giáo sư vật lí Fritjof Capra) – (Đạo Của Vật Lí; F. Capra; dịch giả: Nguyễn Tường Bách).

* Khi ấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi ông Duy-ma-cật:
- Chúng tôi mỗi người đã tự nói xong, nhân giả phải nói thế nào là Bồ-tát vào pháp môn không hai?
Bấy giờ ông Duy-ma-cật lặng thinh không nói.
Ngài Văn-thù-sư-lợi khen:
- Lành thay, lành thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đây thật là vào pháp môn không hai.
(Kinh Duy Ma Cật: IX-phẩm Pháp môn không hai. Hoà thượng Thích Thanh Từ giảng; Thuongchieu net).

* Đừng nghĩ đến thiện, đừng nghĩ đến ác, mà ngay bây giờ hãy nhìn xem bản lai diện mục của ngươi, trước khi nhà ngươi sinh ra là gì? (Lục tổ Huệ Năng) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; Thuần Bạch biên dịch).

* Chỗ không có niệm tưởng dấy khởi, rỗng thênh và vô sở trụ, đó là Định. Khi không niệm tưởng, rỗng thênh và vô sở trụ được nhận biết thì đó là Tuệ. Ở đâu việc (vi diệu) này xuất hiện thì ta bảo rằng Định này tự thể hiện và chính là Thể của Bát-nhã, không khác với Tuệ mà chính là Tuệ; lại nữa Tuệ này, tự thể hiện và chính là dụng của Định, không khác với Định mà chính là Định. (…) Ta nói về Định, nhưng đối với Thể của nó thì không có gì phải sở đắc. Khi thấy được cái Thể bất khả đắc này, luôn luôn tịch lặng tròn đầy bất biến, nhưng vẫn diệu dụng bất tư nghì, thì đó là Tuệ. Chỗ này Định Tuệ đồng đẳng. (Thiền sư Thần Hội) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; Thuần Bạch biên dịch).

* Ánh sáng chiếu soi, đó là Tuệ; chẳng động và bất biến, đó là Định. Bồ-tát dùng pháp Định Tuệ đồng thể đó được Vô thượng giác. Cho nên nói “Định Tuệ đồng thể tức là giải thoát”. Nói tự tại khỏi nhiễm ô có nghĩa là không còn phàm tình chứ không phải hết thánh tình. (Thiền sư Huệ Hải) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; Thuần Bạch biên dịch).

* “Nguyên” (“nguồn”) là chơn tánh bản giác của tất cả chúng sinh, cũng gọi là Phật tánh, cũng gọi là tâm địa. Ngộ đó gọi là huệ, tu đó gọi là định; định huệ chung gọi là thiền-na. Tánh này là cội nguồn của thiền cho nên gọi là thiền nguyên (nguồn thiền), cũng gọi là “lí hạnh thiền-na”.
(…) Chơn tánh này không riêng nguồn của thiền môn, cũng là nguồn của muôn pháp, cho nên gọi là pháp tánh; cũng là nguồn mê ngộ của chúng sinh, cho nên gọi là Như Lai tàng, tàng thức; cũng là nguồn muôn đức của chư Phật, nên gọi là Phật tánh; cũng là nguồn muôn hạnh của Bồ-tát, nên gọi là tâm địa. (Thiền sư Tông Mật) – (Nguồn Thiền; Tông Mật; dịch giả: Thích Thanh Từ).

* Lục Tổ đã giảng rõ cho chúng ta hiểu về Tánh theo cái nhìn của ngài. Tánh là sinh lực ngự trị toàn thể sinh mệnh chúng ta, là nguyên lí của sự sống vật chất lẫn tinh thần. Không chỉ có thân mà cả tâm, trong ý nghĩa cao tột nhất, đang sống vì sự có mặt của Tánh. (…).
Tự tánh nói một cách khác là tự tri, không phải chỉ là hiện hữu suông mà còn biết. Chúng ta có thể nói như thế vì tự tri tức đang là, tri tức hữu và hữu tức tri. Đây là ý nghĩa câu nói của Lục Tổ: “Nơi bản tánh riêng có trí Bát-nhã và vì thế có tự tri (tự dụng trí huệ). Bản tánh thường quán chiếu và không dùng ngôn ngữ để diễn tả được”. (Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki) - (Vô Niệm (Pháp Bảo Đàn Kinh); D.T.Suzuki; dịch giả:Thuần Bạch).

* Được gia trợ bởi năng lực của chư Phật, chư Bồ-tát Ma-ha-tát đang ở cấp độ thứ nhất của mình (sơ địa) sẽ đạt đến Bồ-tát Tam-ma-địa gọi là Ánh sáng đại thừa (phát quang địa), thuộc về chư Bồ-tát Ma-ha-tát. (Kinh Lăng Già; bản tiếng Anh của D.T.Suzuki; dịch giả: Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn).

* Gọi là Thượng Đế hay chân lí đều như nhau; chân lí là giải thoát tâm trí khỏi mọi gánh nặng của trí nhớ (tâm lí). (Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti; Krishnamurti Ở Carmel-một cuộc phỏng vấn).

* Tính quý tộc của hàng Thánh không thể đi sâu vào bề sâu của một linh hồn tầm thường, và hiểu như thế, vị Bồ tát đã phải tự trở thành một con người tầm thường. Học thuyết về Phương tiện thiện xảo là một học thuyết hay trong sự phát triển của Phật giáo Đại thừa. Tư tưởng được nối kết một cách hữu cơ và thâm thiết với trái tim đại từ bi là trái tim tạo nên trung tâm của hiện hữu.
(Nghiên cứu kinh Lăng Già, D.T.Suzuki; Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn Mẫn dịch).
---
* Xin mạn phép thay lời kết:
- “Mặc như lôi” (im lặng như sấm sét) là “tâm vô ngôn vô niệm” đang tỉnh giác, (niệm khởi, có tỉnh giác tự tại thì liền rỗng không). Là hành thâm bát-nhã. Là hành thâm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”. Là trưởng dưỡng thánh thai Viên Giác mang năng lượng đại thừa thiện ích vô biên. Là tâm-rỗng-không đang tri giác, cảm xúc, hành động… Là ngộ nhập “đại thừa vô lượng nghĩa trong một nghĩa viên giác”.
(Tâm vô ngôn: Tâm Định Tuệ không nói, không lời).
- “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Đường Về Minh Triết-có bổ sung, Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn, Thuvienhoasen org).
---------------------------

Ảnh đại diện

Hơi thở minh triết (Tuệ Thiền): Tham khảo thêm

6) Con người vẫn tồn tại (sau khi đã bỏ thân xác này), tất nhiên vẫn tồn tại thế giới thích hợp, vẫn tồn tại ý nghĩa cuộc sống của con người biết sống thiện ích.

(Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng (Nguyên Phong tuyển dịch; nxb Đồng Nai):

“Quý vị đừng nghĩ rằng Jo đã chết. Cậu không hề chết như quý vị nghĩ đâu, mà chỉ đi qua một cõi giới khác mà thôi. Quý vị có thể chuyển đến cho Jo những tư tưởng thân ái, những tình cảm chân thành, vì chỉ những thứ nầy mới làm cho Jo thoát được tình trạng u mê hiện nay. Càng than khóc quý vị càng làm Jo thêm đau khổ, và càng đau khổ thần trí Jo càng u mê, quyến luyến, hoảng hốt, không ích lợi gì cả.
(...)
Nói một cách khác, khi từ trần con người vẫn ở nguyên chỗ cũ, chỉ có khác là các giác quan thuộc về xác thân đã hư hại không còn sử dụng được nữa, nhưng các giác quan mới lại bắt đầu làm việc. Sau một giây phút thay đổi như người đang đi ở chỗ tối bước ra chỗ sáng, bị loá mắt một lúc rồi mới có thể nhìn được mọi vật một cách rõ ràng, thì cũng như thế, nhờ các giác quan mới hoạt động mà người ta có thể ý thức được cõi giới bên nầy một cách rõ rệt hơn.

Điều đáng nói ở đây là sự quyến luyến với cõi vật chất, giống như người từ chỗ tối bước ra chỗ sáng lại cứ nhắm mắt, không muốn nhìn gì nữa.
(…)
Quý vị nên biết cõi giới bên kia cửa tử không phải là một cảnh thiên đàng hay địa ngục như người ta thường diễn tả, mà là một cảnh giới rất sáng, một thứ ánh sáng tràn đầy yêu thương của đấng sáng tạo (Thượng Đế). Tại đây người ta có dịp hồi quang phản chiếu ý thức thực của mình (tức là nhìn lại, cảm nhận tâm ý mình), để quyết định cho đời sống ở kiếp sau. Đời sống bên này rất yên lành, thoải mái vì chỉ có các tư tưởng rung động thanh cao, không hề bị ô nhiễm bởi các dục vọng vật chất. Muốn thích hợp với đời sống này, con người cần biết loại bỏ các ràng buộc vật chất như lòng tham lam, ích kỷ. Cháu Jo hiện nay vẫn còn bị ám ảnh nhiều bởi tâm trạng lúc chết, nhưng tôi tin cháu sẽ hiểu biết và siêu thoát.”
(…)
Cõi bên nầy không phải là nơi mà người đi qua sẽ không bao giờ trở lại, hoặc là nơi tối tăm, ghê rợn, hễ ai rơi vào đó là mất hút, mà trái lại, đó là một cõi sáng rất linh hoạt. Có lẽ nó còn linh hoạt hơn cả những đô thị sống động nhất của cõi trần, nhưng sự linh hoạt ở đây không phải là sự ồn ào, náo nhiệt mà là một sự linh hoạt rất nhẹ nhàng, bình an, thoải mái để người ta có thể cảm nhận được một tình yêu thương tuyệt đối, một ân phước dồi dào không bút mực nào có thể tả xiết. Trong sự bình an nầy, người ta bắt đầu hồi tưởng nhiều việc đã xảy ra để rút tỉa kinh nghiệm và học hỏi, để chuẩn bị cho một đời sống mai sau”).
--
7) Biết thăng hoa tâm trí hướng thiện-hướng thượng tâm linh, sẽ biết cảm nhận được ý nghĩa của sự sống vĩnh hằng.

(Vài trích đoạn tham khảo:

- Đọc trong Người Nam Châm – Bí Mật Của Luật Hấp Dẫn (Jack Canfiel & D.D.Watkins; người dịch: Thu Huyền & Thanh Minh): “Vì Luật Hấp Dẫn tương tác với những năng lượng rung cảm của suy nghĩ và tình cảm của bạn, nên bạn cần tập trung sự chú ý của mình vào những thứ có thể đưa bạn tới trạng thái của rung cảm tích cực. Nhiều chuyên gia về Luật Hấp Dẫn đã nói rằng, không gì quan trọng hơn việc cảm thấy thoải mái.
(…)
“Người nào gửi đi những suy nghĩ tích cực sẽ kích hoạt thế giới quanh anh ta trở nên tích cực, và anh ta cũng sẽ nhận lại những kết quả tích cực”. (Tiến sĩ Norman Vincent Peale).
(…)
Ý chí của chúng ta tự do, chúng ta có toàn quyền quyết định mình muốn tập trung năng lượng và sự chú tâm của mình vào đâu. Vũ trụ chỉ đơn giản phản chiếu (gửi ngược) điều đó lại cho chúng ta. Nếu chúng ta tập trung chú ý vào điều gì đó (tiêu cực hoặc tích cực) thì vũ trụ sẽ gửi lại cho chúng ta chính điều đó, nhưng nhiều hơn.”

- “Có thể nói rằng gien nghiệp là cái do chính mỗi người tự tạo cho mình. Khi một người chết đi, thân thể vật lí của người ấy tan hoại, nhưng cái nghiệp ấy vẫn tiếp tục di truyền qua nhiều đời sống của người ấy”. (Nguyễn Chung Tú, nguyên hiệu phó trường Đại học Hùng Vương-giáo sư tiến sĩ vật lí). Ông nhắc lại lời một học giả khác rằng: “Tâm tính là định mệnh”. (Nguyệt san Giác ngộ số 17/1997).

- “(Thầy Đa-ram nói) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch...”.
(Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu; E. Mun-đa-sep – nhà bác học, giáo sư tiến sĩ y học; dịch giả: Hoàng Giang).

- “Thông qua cuốn sách này, chúng tôi phát hiện ra được năng lực của ý thức sâu kín và cách khai thác nguồn năng lượng khổng lồ, tình yêu thương và sự thông thái. Ý thức sâu kín được mọi người biết đến là phần trí tuệ sâu nhất. Nó được gọi với nhiều tên: quan sát viên giấu mặt, nhà tư tưởng phía sau những suy nghĩ, trí tuệ điều hành, người chỉ huy, chứng nhân, khoảng không gian giữa những suy nghĩ (…).”
(Trí Tuệ Nổi Trội (Karen Nesbitt Shanor; tiến sĩ sinh học; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; nxb Tri Thức, 2007).
--
8) Cách tốt nhất để hỗ trợ cho những người đã từ giã thân xác này, cho tất cả tâm linh, hoặc cho những người còn sống như chúng ta, là chân thành cầu nguyện, hồi hướng công đức cho họ (với thiện tâm).

(Vài trích đoạn tham khảo:

“Có một ví dụ khác về khoa học là hiện tượng rối lượng tử (Quantum Entanglement). Đây là một hiệu ứng trong vật lý lượng tử mà hai hạt vật chất ở cách xa nhau nhưng có một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trạng thái của một hạt vật chất sẽ có ảnh hưởng ngay lập tức tới trạng thái của hạt kia thông qua hiện tượng liên đới lượng tử này. Trong tôn giáo, đây là một niềm tin đã được biết đến từ rất lâu: Một chiếc lá rung có thể lay động đến một ngôi sao, hay một lời nguyện cầu có thể vọng vang đến hàng ngàn ngôi sao trong vũ trụ.”
(Tôn giáo và khoa học đều cần thiết trong cuộc sống; giáo sư tiến sĩ Vinh Q. Nguyen, Đại học Coe College, bang Iowa, Mỹ; https //tiasang com vn).

- John Spencer, tiến sĩ y học, viết chung với Karen Nesbitt Shanor, tiến sĩ sinh học (Trí Tuệ Nổi Trội (dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt; nxb Tri Thức, 2007):
“Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần, họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần, không ai trong số họ cần đến ống thở (…), và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết”).

-Trích trong tuyển tập Trở Về Từ Cõi Sáng (Nguyên Phong tuyển dịch, nxb Đồng Nai):
“Thưa cha mẹ, con đã nói tất những gì con biết về cõi giới bên nầy. Con xin cha mẹ cứ yên chí, đừng quá lo lắng gì nhiều cho con và cũng đừng gọi con trở lại nữa... Sự liên lạc nầy không cần thiết, gây quyến luyến và làm trở ngại việc học hỏi của con. Công việc của con hiện nay rất bận rộn. Con xin cảm ơn cha mẹ và mọi người đã cầu nguyện cho con, chính nhờ việc nầy mà thần trí con sáng suốt và được thức tỉnh. Việc cầu nguyện chân thành cho người chết có thể giúp đỡ cho họ rất nhiều, đây là một điều hết sức quan trọng mà mọi người cần nên biết.

- “Vì vậy, về phương diện xã hội, nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí, thì sẽ không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay.”
(Đoàn Xuân Mượu, giáo sư tiến sĩ, nguyên viện trưởng viện Văcxin Quốc gia; https //dantri com vn/xa-hoi/ve-tam-linh-neu-chua-biet-xin-dung-phu-nhan-1285923006.htm).
--
9) Ai cũng có thể học tập để phát triển tâm thức hướng thiện theo minh triết tâm linh, dù thuộc tôn giáo nào, dù theo hoặc không theo tôn giáo.

(Trích trong Đạo Của Vật Lí (Fritjof Capra; giáo sư vật lí ở các đại học danh tiếng Anh, Mĩ; dịch giả: Nguyễn Tường Bách; nxb Trẻ, 1999):

“Các đóng góp của Heisenberg (Nobel vật lí 1932) trong thuyết lượng tử mà tôi sẽ nói đến nhiều trong tác phẩm này, sẽ cho thấy rõ là ý niệm cổ điển về tính khách quan trong khoa học sẽ không còn được duy trì lâu hơn nữa, và vì thế mà vật lí hiện đại cũng đang xét lại huyền thoại của một nền khoa học siêu giá trị.
(…)
Từ cái nhìn này, mối liên hệ giữa vật lí và đạo học không những rất thú vị mà còn hết sức quan trọng. Nó chỉ ra rằng, kết quả của nền vật lí hiện đại đã mở ra hai con đường khác nhau để nhà khoa học đi theo. Chúng có thể đưa ta - dùng những từ cực đoan - đến với đức Phật hay trái bom, và điều này đặt ra cho mỗi nhà khoa học quyết định chọn lấy con đường.

(…)
Hơn thế nữa, bây giờ tôi thấy có cơ sở vững hơn nhiều với những luận điểm của mình, vì sự song hành giữa đạo học phương Đông không những chỉ xuất hiện trong vật lí mà cả trong sinh học, tâm lí học và các ngành khoa học khác.
(…)
Đối với tôi lúc nào cũng rõ, và tôi đã nói trong Đạo Của Vật Lí, rằng sự tương đồng theo cách tôi thấy giữa vật lí và đạo học phương Đông cũng có thể rút ra từ các truyền thống đạo học phương Tây”).
--
10) Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, để góp phần thăng hoa tâm trí hướng thiện-hướng thượng Chân Thiện Mĩ, xin giới thiệu bài Hơi Thở Minh Triết.

(Bài thực hành)
HƠI THỞ MINH TRIẾT

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Vọng tâm vọng tưởng dần xa

Toạ thiền hoặc không toạ thiền
Miễn sao ngồi thật an nhiên
Thở đều, hơi dài và nhẹ
Vơi bao nghiệp chướng ưu phiền

An định: dễ thấy cái “tôi”
Cái khuôn tâm não tháo lơi
Tự tri là gốc minh triết
Tỉnh thức vô ngã chiếu soi

Thở vào, cảm nhận hơi vào
Thở ra, cảm nhận hơi ra
Chú tâm lắng nghe hơi thở
Trí tuệ tâm linh thăng hoa

Y học có nhiều chứng minh
Công năng của hơi-thở-thiền
Nhân điện điều hoà cơ thể
Năng lượng vũ trụ diệu huyền

Vật lí có nhiều chứng minh
Tâm năng của hơi-thở-thiền
Lan toả duyên lành vô tận
Thiện ích khắp nẻo chúng sinh

Thở vào, lắng nghe hơi vào
Thở ra, lắng nghe hơi ra
Dần dần biết nghe vọng tưởng
Chân Tâm cực lạc khai hoa… (*)

(*) “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết - có bổ sung; Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen org).
------------------------------
CHỨNG NGHIỆM TÂM LINH CỦA NGÀI JIDDU KRISHNAMURTI
(Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn sưu tầm)

(Trích trong: Bút Hoa (nhật kí của ngài J. Krishnamurti); dịch giả: Ẩn Hạc. Ngài Jiddu Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ; ngài không theo tôn giáo nào cả; được Liên Hợp Quốc tôn vinh; được rất nhiều người với đủ mọi thành phần xã hội ngưỡng mộ, trong đó có ngài Đạt Lai Lạt Ma & nhà khoa học danh tiếng-giáo sư tiến sĩ vật lí David Bohm).

(Phát ngôn của ngài xuất phát từ thực tại giác ngộ, chứ không phải từ học tập, suy luận, tưởng tượng; người đọc có thể dùng như tấm gương ngôn từ để thấy biết rõ hơn trạng thái tâm trí mình. Những chữ trong ngoặc đơn do người sưu tầm - dựa vào nội dung toàn tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa. Những chỗ chữ in hoa là do người sưu tầm cảm hứng nhấn mạnh).
---

* Sống thì vượt ngoài thời gian (thời gian tâm lí, cái “tôi” tâm lí), SỐNG LÀ HIỆN TIỀN sinh động, nhưng hiện tiền này không lệ thuộc vào thời gian. Sống là CHÚ TÂM, không nằm trong biên cương của tư tưởng, trong giới hạn của cảm thức. Từ ngữ dùng để thông tin (chỉ điểm) và, cũng như hình tượng, ngay chính chúng không có một ý nghĩa (thực tại) nào. Cuộc đời luôn luôn là hiện tiền sinh động, thời gian luôn luôn thuộc vào quá khứ, và vì thế vào tương lai. Để cho thời gian (tâm lí) chết đi tức là sống trong hiện tiền. Chính lối sống này là BẤT TỬ, chứ không phải cách sống trong ý thức. Thời gian là tư tưởng trong tâm thức, tâm thức thì bị đóng khung. Mạng lưới của tư tưởng, của cảm thức, luôn luôn hằn dấu sợ hãi, đau khổ. Đau khổ sẽ chấm dứt khi thời gian chấm dứt.

* Nền tảng của thiền định chân chính là CHÚ TÂM THỤ ĐỘNG, sự chú tâm này là giải thoát hoàn toàn khỏi thẩm quyền, khát vọng, ham muốn, sợ hãi. Không có GIẢI THOÁT, không có hiểu biết BẢN NGÃ (tức không “minh tâm-kiến tánh”) thì thiền định mất hết ý nghĩa, mất hết giá trị; không có hiểu biết bản ngã khi mà còn duy trì lựa chọn (vọng tưởng).

* Ngày hôm qua thật lạ lùng. “BỜ BÊN KIA” thường xuyên hiện diện suốt buổi đi dạo ngắn ngủi và vào lúc nghỉ, lại càng mãnh liệt hơn trong khi nói chuyện, duy trì, kéo dài gần hết đêm và vẫn còn đó lúc thức dậy sáng nay, sau một giấc ngủ ngắn. Thân thể mệt nhừ, cần được nghỉ ngơi, lại trở nên yên tĩnh một cách lạ lùng, nhưng phần nhỏ nhất của thân vẫn tỉnh táo và bén nhạy. (…) TÂM là một cái gì kì lạ; tâm tàng chứa trí óc, tư tưởng, tình cảm và cả đến mỗi cảm xúc tinh tế nhất, ảo tưởng, tưởng tượng… Tâm không phải là cộng chung hết cả những yếu tố trên, tuy nhiên không có chúng thì tâm không có; tâm còn hơn hẳn cái nó tàng chứa. Không có tâm thì những yếu tố nó tàng chứa cũng không có nốt; chính qua tâm mà chúng có mặt. (…).

(…) Hoạt động của kí ức, kiến thức đang vận dụng, xung đột của dục vọng đối chọi nhau, tìm cầu tự do đều luôn luôn bị rào kín trong giới hạn của trí óc; trí óc có thể thanh lọc, mở rộng, tích luỹ những ham muốn của nó, nhưng ĐAU KHỔ sẽ tồn tại. Khi mà tư tưởng chỉ là sự đáp trả của kí ức, của kinh nghiệm, thì sẽ không chấm dứt được đau khổ.

Trí óc là một “suy tư” phát xuất từ CÁI RỖNG RANG toàn vẹn của TÂM; cái rỗng rang này không có trung tâm do đó có khả năng hoạt động vô hạn. Từ cái rỗng rang này SÁNG TẠO sinh ra, nhưng đó không phải là tài khéo của con người. Sáng tạo phát sinh từ cái KHÔNG, và đó chính là TÌNH YÊU và sự chết (chết cái “tôi” tâm lí).

* Lại thêm một ngày lạ lùng. Vào mọi lúc đều có mặt “bờ bên kia”, dù đi đến đâu, làm việc gì. Trí óc, rất yên tĩnh, không mê ngủ, nhưng tỉnh táo và bén nhạy, hình như tự chuyển động trong chính nó. Có cảm tưởng là QUAN SÁT từ một chiều sâu vô hạn. Tuy nhọc mệt, thân vẫn thức tỉnh một cách lạ lùng. Một ngọn lửa cháy sáng không dứt.
---
(Mời đọc tiếp ở dưới)

Ảnh đại diện

Hơi thở minh triết (Tuệ Thiền): Tham khảo thêm

HƯỚNG THIỆN TÂM LINH: ĐÂU CŨNG QUÊ NHÀ

(Kính mời quý độc giả đọc trước các đoạn làm đậm chữ - liền sau các số thứ tự, trước khi đọc toàn bài, để có thể khêu gợi một cái nhìn nhất quán. Các trích đoạn tham khảo được sưu tầm từ phát biểu của một số nhà khoa học).

1) Khi nhà chuyên môn nghiên cứu về khoa học và tâm linh, họ có cái nhìn, có cảm nhận khác hơn đa số chúng ta về sự tồn tại của thân thể con người, về sự tồn tại của thế giới.

(Trích trong Sự Sống Sau Cái Chết: Gánh Nặng Chứng Minh (Deepak Chopra - tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 anh hùng và biểu tượng của thế kỉ XX; dịch giả: Trần Quang Hưng):

“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó.
(…)
Có thể là ý thức không nằm trong bộ não. Đó là một khả năng gây sửng sốt, nhưng phù hợp với truyền thống tâm linh cổ đại nhất thế giới. (…) Khoa học trong thời đại vật lí lượng tử không phủ nhận sự tồn tại của các thế giới vô hình. Hoàn toàn ngược lại.
(…)
Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong Tự nhiên, bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…) Chúng ta cần nhớ nguồn gốc chung của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác”.

M.A.Mikhiher, một viện sĩ khoa học Liên Xô (cũ), phát biểu về vấn đề này như sau (báo Giáo dục & Thời đại CN 9/3/1997): “Mỗi con người là một năng lượng tinh thần trong một vỏ vật chất. Chết chỉ là băng hoại vỏ vật chất, còn năng lượng tinh thần thì tiếp tục luân hồi, tiếp tục vòng phát triển mới”).
--
2) Những người tự nhiên có, hoặc phát triển được năng lực đặc biệt dạng ngoại cảm, họ thấy không có cái chết, không sợ mất đi ý nghĩa cuộc sống; họ biết sống an vui hơn, tâm ý hướng thiện hơn (dù còn trong luân hồi theo nhân-quả).

(Đây là trích dẫn về một hiện tượng tâm linh kì bí mà Eduard Sagalayev, một nhà khoa học lớn của Nga, đã trải nghiệm (tạp chí Tài Hoa Trẻ số 616/2010; Hoa Cương dịch theo Pravda):

“… Và đột nhiên, trong một khoảnh khắc không ngờ, tôi thấy chính bản thân mình từ một góc độ bên ngoài (như nhìn một người khác). Tôi thấy tôi đang ngồi ở ghế và nghe nhạc. Sau đó, tôi bắt đầu thấy rộng ra. Thấy rõ ràng tất cả những gì xảy ra trong các căn phòng khác, ở các căn hộ khác của toà nhà chung cư ấy, rồi thấy rõ tất cả mọi thứ trên một đường phố gần đó. Tôi nhận thấy mình ở một kích thước hoàn toàn khác của thực tại. (…).

Tôi vẫn tiếp tục “bay đi”. Tâm trí của tôi đã mở rộng ra rất nhiều và tôi cảm thấy mình không chỉ trong một số không gian đa chiều, mà hiện hữu trong một thế giới đặc biệt – nơi mà thiên hà của chúng ta trở nên ít bụi tinh vân hơn nhiều, so với các vùng khác. Tôi cảm thấy cõi đó rất tốt, thật ấm áp và chính tại nơi đó, tôi đã gặp lại người mẹ quá cố từ lâu của mình. Tôi không nhìn thấy rõ khuôn mặt của bà, nhưng chúng tôi đã nói chuyện với nhau – không phải bằng những từ ngữ, mà bằng thông điệp trong tim. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy rõ rệt cùng lúc có hai nơi: trong căn hộ của người bạn và đồng thời, trong một thế giới chứa đầy năng lượng tốt lành và tràn ngập các thông tin – nơi có hàng tỉ linh hồn con người đang bình an cư trú. Tới lúc chợt nhận ra mình đã “trở về bản thân mình” thì thời gian ước tính đã qua mười lăm phút… Sau sự kiện đó tôi đã từ bỏ thói hư tật xấu không chút khó khăn mà nếu như trước kia, tôi vẫn không đủ nghị lực để từ bỏ”).
--
3) Năng lực các giác quan của chúng ta bị hạn chế và bị quy định bởi tâm trí, không cho phép chúng ta nhận biết đầy đủ và đúng đắn về cơ thể của mình, về mọi sự vật, về thế giới hiện tượng.

(Trích trong Vật Lí Lượng Tử Và Ý Thức (tác phẩm Trí Tuệ Nổi Trội; tiểu luận của Deepak Chopra, tiến sĩ y khoa, từng giảng dạy ở đại học Boston-Mĩ):

“Một số nhà khoa học có thể nói với bạn rằng, ngay lúc này hệ thần kinh bạn đang sử dụng sẽ tiếp nhận dưới một phần tỉ của các tác nhân kích thích hiện hữu. Các tác nhân kích thích mà hệ thần kinh của bạn tiếp nhận được là những tác nhân tăng cường sự vận động, ý tưởng, cách hiểu của bạn về những gì mà bạn nghĩ là tồn tại ngoài kia. Nếu bạn đã có cam kết với thực tế, thì những thứ mà tồn tại bên ngoài khung cam kết sẽ bị hệ thần kinh của bạn loại ra, hệ thần kinh mà bạn sử dụng để tạo ra sự quan sát. (…) Rốt cục, hệ thần kinh của con người chỉ có thể tiếp nhận bước sóng ánh sáng từ 400 đến 750 nanomet. Và nếu chúng ta ngẫu nhiên đồng ý với các quan sát từ các giác quan của chúng ta và sự lí giải cho những quan sát này, thì chúng ta đã tạo ra một khuôn khổ cho những lí giải mà chúng ta thống nhất”).
--
4) Thử tham khảo quan điểm sau đây (từ nghiên cứu tâm linh, tôn giáo và khoa học) về hình thái sự sống của con người.

(Trích trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (E-rơ-nơ Mun-đa-sep, nhà bác học tên tuổi quốc tế; dịch giả: Hoàng Giang; nxb Thế Giới, 2009):

“Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn, có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra Không gian thông tin toàn thể, tức Cõi kia (…).

Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu.

Trong quan niệm tôn giáo, khi đứa bé chào đời, đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, chúng ta suy nghĩ chủ yếu nhờ vào đu-khơ sống ở thế giới tế vi. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống) não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy.

Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, còn lại đu-khơ thì bay về Cõi kia và tiếp tục sống ở thế giới tế vi, để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, là sự kết hợp các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Mọi người đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, con người có sứ mệnh thông qua thế giới vật thể thúc đẩy sự tiến bộ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó.

Rõ ràng là, về tầm mức, hình thái sự sống nơi thế giới tế vi (Cõi kia) cao hơn đáng kể so với sự sống ở thế giới vật thể. Đu-khơ bất tử là một xác nhận”).
--
5) Khi ve sữa bỏ xác để thành ve sầu, con ve vẫn tồn tại; tạm mượn hình thái đó để hiểu rằng, khi thân xác (năng lượng đặc) không còn, con người vẫn tồn tại (dù mắt chúng ta không nhìn thấy các dạng năng lượng khác).

(Trích trong bài báo ở: https //dantri com vn/xa-hoi/ve-tam-linh-neu-chua-biet-xin-dung-phu-nhan-1285923006.htm (Đoàn Xuân Mượu - giáo sư tiến sĩ, người đã kinh qua các chức vụ: phó viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, viện trưởng viện Pasteur Đà Lạt, viện trưởng viện Văcxin Quốc gia…):

“Trước đây, khoa học chính thống theo mô thức thực chứng duy lý, dựa trên nền tảng vật lý cổ điển của Newton không giải thích được các hiện tượng đặc biệt này. Nó không công nhận thế giới siêu hình và cho rằng nguyên tử là nguyên tố bé nhất.

Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện mầm mống thuyết tương đối của Enstein thuyết này nói rằng, ngoài nguyên tử là phần tử nhỏ nhất còn có sóng và hạt. Thuyết lượng tử từ đó cũng lên ngôi.
(…)
Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do “Ý thức vũ trụ”. Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng. Con người phải do năng lượng sinh ra, bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người ngày nay.
(…)
Con người gồm 7 phần, gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn nhưng khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại”).
--
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

Ảnh đại diện

Tâm đối xứng (Tuệ Thiền): (Phần tham khảo thêm-tiếp theo)

* Trích trong Chúng Ta Thoát Thai Từ Đâu (Erơnơ Munđasep-giáo sư tiến sĩ y học (Nga), nhà bác học tên tuổi quốc tế; dịch giả: Hoàng Giang; nxb Thế Giới, 2009):

Người cổ xưa cho rằng, vật chất sinh ra từ khoảng không. Nhà vật lí thiên tài Nga Ghên-na-đi Si-pốp, người đã lập được phương trình (A. Anh-xtanh đã không lập được) mô tả vật lí chân không, tức Tịnh vô tuyệt đối hoặc Tuyệt đối, cũng cho như vậy. Cùng quan niệm này có cả thành viên đoàn thám hiểm chúng tôi, chuyên gia vật lí trường, phó tiến sĩ khoa học kĩ thuật Va-lê-ri Lô-ban-cốp.


Tôi và Va-lê-ri Lô-ban-cốp thảo luận nhiều về đề tài này. Dưới đây tôi xin trình bày kết quả của những cuộc thảo luận đó.

Tuyệt đối đó không đơn thuần là tịnh vô; đó là Khoảng Không có Cái gì đó. Trước mắt, khoa học chưa biết Cái gì đó. Theo G. Si-pốp, nguyên tử và phản nguyên tử phát sinh từ Tuyệt đối. Chúng sinh ra, đụng độ nhau và huỷ diệt nhau. Nhưng có một lần, cách đây nhiều tỉ năm, vào một thời điểm các nguyên tử và phản nguyên tử sau khi tạo thành trong không gian, đã tản đi. Vật chất phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.

Các trường xoắn và phản xoắn (xoắn theo cách khác) siêu tần số cùng phát sinh từ Tuyệt đối, chúng cùng huỷ diệt lẫn nhau và hỗ trợ Tuyệt đối. Nhưng cũng có thể xuất hiện thời điểm, khi các trường xoắn huỷ diệt nhau tản đi. Thế giới tế vi phát sinh từ Tuyệt đối là như vậy.

Theo giả thuyết của G. Sipốp: giữa các trường xoắn của thế giới tế vi và ý thức có mối liên hệ trực tiếp, bởi các trường xoắn là những chất chứa đu-sa và đu-khơ.

Từ đó suy ra từ Tuyệt Đối đã phát sinh hai thế giới - thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Thế giới vật thể phức tạp dần. Xuất hiện sao, hành tinh, các hệ ngân hà v.v…

Thế giới tế vi bao gồm các trường xoắn khác nhau cũng phức tạp dần. Khó nói thế giới tế vi phức tạp và hoàn thiện dần bằng cách nào. Nhưng có thể nghĩ các trường xoắn của không gian-thời gian ngày một tích lượng thông tin nhiều hơn, tức có khả năng chứa đựng trong mình ngày một nhiều thông tin hơn. Có thể, đã xuất hiện những trường xoắn nhiều tầng, nhiều lớp hơn (nếu suy nghĩ trên quan điểm hình học), có thể quá trình phức tạp hoá các trường xoắn có tính chất khác nhau. Dần dà trong quá trình tiến hoá trong thế giới tế vi xuất hiện đu-khơ – là khối năng lượng tâm thần kết đông dưới dạng các trường xoắn có thể bảo toàn vĩnh cửu trong mình một khối lượng thông tin to lớn. Nhiều đu-khơ tạo thành giữa chúng những mối liên hệ thông tin và tạo ra Không gian thông tin toàn thể, tức Cõi kia (…).

(…) Cùng với sự tạo ra con người bằng nỗ lực của thế giới tế vi (Cõi kia), các dạng sự sống đơn giản hơn cũng được tạo nên ở thế giới vật thể - con vật, côn trùng, cây cỏ v.v… Nguyên lí tạo thế giới thực vật và thế giới động vật vẫn như vậy - bằng cách cô đặc dần các dạng trường xoắn đơn giản hơn của Cõi kia.

Liệu con người trong thế giới vật thể có thể sống thiếu Cõi kia không? Sau khi tạo bộ gen và nhờ đó tiến hành quá trình tái tạo con người (sinh đẻ đứa trẻ) trên Trái đất, đu-khơ giữ lại cho mình chức năng tư duy chủ yếu.

Trong quan niệm tôn giáo, khi đứa bé chào đời đu-khơ nhập vào đứa trẻ và ấn định những năng lực tư duy chủ yếu của con người. Nghĩa là, chúng ta suy nghĩ chủ yếu nhờ vào đu-khơ sống ở thế giới tế vi. Nhờ năng lượng thế giới vật thể (ăn uống) não người có khả năng vặn các trường xoắn của thế giới tế vi và như vậy hỗ trợ đu-khơ trong quá trình tư duy.

Ngoài ra, não còn tạo các trường xoắn phụ hình thành đu-sa (sinh trường) ở dạng các thể thanh bai và các thể khác hỗ trợ cơ thể người hoạt động. Sau khi xác thân chết, nhiều bộ phận tạo thành đu-sa (các thể thanh bai) cũng bị phá huỷ, còn lại đu-khơ thì bay về Cõi kia và tiếp tục sống ở thế giới tế vi để rồi lúc nào đó lại bước vào kiếp mới. Vậy là con người, sau khi được tạo ra trong thế giới vật thể nhờ các “nỗ lực” của thế giới tế vi, là sự kết hợp các hình thái sự sống ở thế giới vật thể và thế giới tế vi.

Mọi người đều biết rõ khái niệm karma (nghiệp), tức là các “vết tích” của các tiền kiếp để lại trong đu-khơ. Giai đoạn trần thế ở thế giới vật thể, đu-khơ có thể hoàn thiện mà cũng có thể thoái hoá. (…) Chính con người khác biệt với con vật ở chỗ: bộ máy tư duy của con người có nhiệm vụ hoàn thiện đu-khơ (đưa vào đó nhiều thông tin xây dựng) và bằng cách đó, hoàn thiện hình thái sự sống ở thế giới tế vi. Nói cách khác, là đứa con thể xác của sự sống nơi thế giới tế vi, con người có sứ mệnh thông qua thế giới vật thể thúc đẩy sự tiến bộ nơi thế giới tế vi. Con người được tạo ra cũng là bởi lẽ đó.

Rõ ràng là, về tầm mức, hình thái sự sống nơi thế giới tế vi (Cõi kia) cao hơn đáng kể so với sự sống ở thế giới vật thể. Đu-khơ bất tử là một xác nhận. (…).
--
* (Sách nêu trên)

Khi nghiên cứu vấn đề này tôi chưa biết là cơ sở chữa bệnh của các phương pháp đông y cổ đại (bằng “nội năng”) là giải phóng cơ thể khỏi tâm năng tiêu cực. Lúc đó tôi đâu đã phỏng đoán được rằng tình yêu thương và cảm thông, vẫn được tuyên truyền ở phương Đông, là thuốc giải độc không chỉ đối với các tính chất hung dữ và hèn nhát, mà còn phòng ngừa được bệnh tật. Và tất nhiên khi đó, ngay trong giấc mơ huyền thoại tôi cũng chẳng hình dung được việc giải thoát cơ thể khỏi tâm năng xấu còn có thể dẫn đến kì quan đại định – thân thể khô cứng mà vẫn bảo toàn được sự sống hằng nghìn và hằng triệu năm (trạng thái xô-ma-chi).

(…) Không còn hoài nghi gì nữa về ảnh hưởng to lớn của năng lượng tâm thần tới cơ thể con người; mà có được trạng thái xô-ma-chi chính là nhờ tham thiền đấy thôi.

(…) Thoạt nghe những từ ngữ “tình cảm trong sáng”, “tâm hồn trong sạch” như những khái niệm mờ mờ ảo ảo. Song chúng ta cùng nhớ lại, để nhập định sâu cần phải “thanh lọc tâm hồn”, tức phải giải phóng khỏi những trường xoắn tiêu cực. Hiệu quả của sự thanh lọc tâm hồn cực kì lớn lao – thân thể con người có khả năng bảo toàn hàng nghìn và hàng triệu năm ở dạng sống.

(…) Cụ thể là, nhờ tham thiền, sinh trường của tu sĩ ở trạng thái áp đảo quá trình tái sinh bệnh hoạn (ung thư), ổn định chức năng của các tế bào bệnh và kích thích các tế bào bình thường của cơ thể tái sinh. Nói một cách khác, bí quyết trường thọ ở các môn đồ không phải vì chu kì sống của các tế bào gia tăng, mà là sự thay thế các tế bào già nua bằng các tế bào mới và phòng ngừa suy biến thành ung thư.

(…) Trên bước đường khoa học của mình, tôi luôn luôn đi theo cách thứ hai, nghĩa là từ cái chung đến cái riêng. Vì đã nhằm mục đích là giải quyết những vấn đề y học cụ thể, trước tiên là bệnh ung thư, muốn hay không chúng tôi cũng phải nghiên cứu năng lượng tâm thần và những vấn đề liên can là nguồn gốc loài người và vũ trụ.
--
* (Sách nêu trên)

Thế giới vi tế tức thế giới năng lượng tâm thần (thế giới tần số siêu cao) phải có sự chuyển đổi qua lại, và có mối quan hệ tương hỗ với thế giới vật thể theo kiểu năng lượng sóng chuyển sang dạng vật chất và ngược lại. Nói một cách khác, phải có vật chất hoá ý nghĩ và phi vật chất hoá vật thể thành ý nghĩ. Các nhà vật lí thường nhấn mạnh ý nghĩ có tính vật chất, và hình như điều đó đúng.

(…) Nền khoa học hiện đại đã đạt tới tầm mức nhận thức được tôn giáo và hiểu rằng, học thuyết con người phát sinh từ con khỉ của Đác-uyn quá thô thiển, còn tôn giáo chẳng là cái gì khác ngoài một cách trình bày phóng dụ tri thức của các nền văn minh cổ đại.


(…) Tôi tuyệt đối tin rằng sự sống vật thể trên trái đất đã được tạo ra bằng cách hồn cô đặc dần. Mọi học lí cho rằng, sự sống trên trái đất xuất hiện do những phân tử phức tạp tự phát sinh và cô đọng thành những cơ thể sống, không vững vàng, xét cả trên quan niệm tôn giáo lẫn quan điểm vật lí học và hoá học hiện đại.

(…) Trước mắt, nền văn minh của chúng ta còn chưa biết sử dụng năng lượng vũ trụ. Mà năng lượng đó lại rất to lớn. Một số nhà vật lí học hiện đại cho rằng, một mét khối Tuyệt đối có tiềm lực năng lượng bằng công suất 40.000 tỉ quả bom hạt nhân.(…) Mà chỉ có con người mới nắm được năng lượng này, bởi con người chính là tiểu vũ trụ của đại vũ trụ.

Để nắm được năng lượng vũ trụ, người Lê-mu-ri đã sử dụng các phương pháp vốn có ở Cõi kia. Cơ sở của các phương pháp đó (thời nay nghe thật lạ tai) là các khái niệm giản đơn: “thiện” và “yêu thương”.

(…) Vì vậy, để có một tâm hồn trong sạch, như lời các đạo sư, chỉ có thể tu thân - một công việc lớn lao, tự thể hiện mình và thậm chí hi sinh, nhưng… nhất thiết phải để đạt mục tiêu chung nào đó của nhân loại, chứ không đơn giản chỉ để tự khẳng định mình.

(…) Vì vậy, trong cuộc sống cần lắng nghe lương tâm của mình. Cái cảm giác sâu lắng đó luôn luôn nói sự thật, còn nếu đã có lần xử sự trái với lương tâm, thì vết nhơ còn mãi trong tâm hồn.

(…) (Thầy Đa-ram nói: ) Năng lượng linh hồn là năng lượng ở ngoài electron và ngoài proton. Nhưng tâm năng mạnh mẽ vô cùng, nó có khả năng tác động lên lực hấp dẫn. Năng lượng của nhiều tâm có một sức mạnh lớn lao. Có tâm năng tích cực và tâm năng tiêu cực, chúng gắn liền với nhau.(…) Tâm năng tiêu cực (xấu ác) có thể thu hút các đối tượng phá phách của vũ trụ, tác động lên thiên nhiên. Bởi vậy, cùng với xung đột và chiến tranh, khá thường xuyên xảy ra động đất, rơi thiên thạch…

(…) Chúng ta cần nhớ rằng, lòng thiện và tri thức sẽ thúc đẩy quá trình hiện thực hoá dự báo tích cực về sự phát triển của loài người; còn cái ác và thói hám quyền có thể dẫn đến thảm hoạ toàn cầu trong tương lai, kể cả ngày tận thế, hoặc tạo điều kiện phát triển yếu tố thụt lùi, dẫn đến hoá hoang.

(…) Tôi tin rằng, trong tương lai, những lực lượng tích cực trên Trái đất sẽ áp đảo lực lượng tiêu cực và sẽ không có thảm hoạ toàn cầu.
--
* Trích trong Kinh Pháp Hoa - Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn (hoà thượng Thích Thanh Từ giảng; Thuongchieu net):

“Diệu Âm, Quán Thế Âm
Phạm Âm, Hải Triều Âm
Tiếng hơn thế gian kia
Cho nên phải thường niệm”.

Diệu Âm là tiếng nhiệm mầu, Quán Thế Âm là quán tiếng của thế gian. Phạm Âm là tiếng thanh tịnh. Hải Triều Âm là tiếng sóng biển nó vang không dừng.

Vậy tiếng gì là tiếng nhiệm mầu, tiếng thanh tịnh, tiếng hải triều? Đó là tiếng không lời ở nơi mình, nghĩa là vượt khỏi căn và trần này, không còn mắc kẹt nơi căn, không còn mắc kẹt nơi trần thì mới nghe được tiếng đó. Cho nên ở đây thường niệm luôn luôn, nhớ chỗ đó không quên, được như vậy đó là không theo tiếng mà mất mình”.
--
* Trích trong: Tưởng niệm Daisetz Teitaro Suzuki; bài: Thiền và Từ Bi (Masao Abe; dịch giả Hạnh Viên):

“(…) Vô vị chân nhân” của Lâm Tế chẳng qua là chủ thể tuyệt đối này. (…) Cho nên Lâm Tế nói về “Nhân” này: “Nó là kẻ năng động nhất ngoại trừ nó không có gốc rễ, cũng không có thân cành. Có thể các ông cố nắm bắt nó, nhưng nó không ngưng tụ lại; có thể các ông cố xua nó đi, nhưng nó không tan ra. Càng cố đạt nó các ông càng xa nó. Khi không muốn đạt nó nữa, thì kìa, nó ở ngay trước các ông. Tiếng gọi siêu giác quan của nó vang dội trong tai các ông”. (…)”.
--
* Trích trong Vài Dòng Giới Thiệu Về Chữ OM Phạn Ngữ (Huệ Dân; Daitangkinhvietnam org):

“Chữ AUM có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong AUM. Đó là những âm thanh nguyên thuỷ của vũ trụ”.
--
* Trích trong: Sự Sống Sau Cái Chết-gánh nặng chứng minh (Deepak Chopra-tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh; dịch giả Trần Quang Hưng):

“Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (Vài chục năm sau tôi mê mẩn khi được biết các nhà vật lí cho rằng có một âm thanh nền của vũ trụ, rất đặc biệt, kêu như nốt nhạc Si giáng, mặc dù nó rung ở tần số thấp hơn mức tai người nghe được hàng triệu lần).
(…)
Yoga sử dụng các khoảng thời gian kéo dài trong trạng thái tĩnh lặng sâu sắc (định-samadhi) để đưa các rung động phúc lạc vi diệu lên bề mặt của tâm trí, khiến người ta lĩnh hội được âm “o o” của vũ trụ hiện diện trong mọi thể nghiệm”.
--
* Trích trong Chấm Dứt Thời Gian (một đối thoại của ngài Jiddu Krishnamurti-danh nhân giác ngộ không theo tôn giáo nào cả, và nhà khoa học David Bohm; dịch giả Đào Hữu Nghĩa):

David Bohm (nhà vật lí danh tiếng): (…). Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ tác động hay thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.

Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).

David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ảnh hưởng toàn nhân loại cũng từ nền tảng.

Krishnamurti: Vâng.

(...)
Krishnamurti: (...) “X” nói, có lẽ chỉ cần có mười người được trang bị bằng tuệ giác này là có thể làm thay đổi xã hội, không phải tổ chức lại hệ thống chính trị này, khác. Công cuộc thay đổi đó hoàn toàn khác hẳn và đặt nền tảng trên trí tuệ và từ bi.

(…)
Krishnamurti: (…). Nhưng để đánh lệch hướng đi vào chỗ huỷ diệt của con người, ai đó phải biết lắng nghe. Đúng chứ? Ai đó, người nào đó - mười người nào đó cũng được - phải biết lắng nghe.

David Bohm: Vâng.

Krishnamurti: Lắng nghe tiếng gọi của cõi mênh mông vô tận đó.

David Bohm: Vậy là cái mênh mông vô tận có thể làm lệch hướng đi của con người. Cá nhân không thể làm được việc đó.
(…)
Krishnamurti: Hãy đi xa hơn. Bấy giờ, có sự trống không hoàn toàn.

David Bohm: Đúng. Trống không nội dung. Nhưng khi ông nói trống không hoàn toàn, phải ý ông muốn nói trống không tất cả nội dung tâm lí này?

Krishnamurti: Đúng thế. Và sự trống không đó có một năng lượng khủng khiếp. Cái Không đó là năng lượng”.
--
* "... Một trong những lí do Phật bỏ lửng như vậy, không giải đáp một số câu hỏi siêu hình, là vì Phật giáo là một hệ thống tu tập thực nghiệm chứ không phải là một bài giảng huyền học. Cố nhiên Phật vẫn có riêng một nhận thức luận nào đó, nhưng đó là điều phụ thuộc, bởi lẽ chủ đích của Phật giáo là đạt ngộ ngõ hầu tâm chứng tự do.
(Thiền luận I; D. T. Suzuki; Trúc Thiên dịch).
--
* "... Trong tuần đó tôi có xem lại sách giáo khoa từ một khoá dạy về sự so sánh các tôn giáo, trong năm đại học đầu tiên của tôi tại Columbia. Quả thật có nhắc đến luân hồi trong Cựu và Tân Ước. Vào năm 325 sau Công nguyên, hoàng đế La Mã Constantine Đại Đế, cùng với người mẹ, Hellena, đã huỷ bỏ những trang đề cập đến luân hồi ghi trong Tân Ước".
(Tiền kiếp & luân hồi có thật không?; bác sĩ Brian L. Weiss; thầy Thích Tâm Quang dịch).
--
* Trích trong Đường Về Minh Triết (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn; nxb Văn Nghệ, 2007):

“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.”
-------------

Trang trong tổng số 14 trang (131 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: