Trang trong tổng số 14 trang (138 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tặng Bùi Địch (Vương Duy): Bản dịch của Đông A

Không thấy nhau
Không thấy nhau đã lâu
Ngày ngày đầu ngọn suối
Vẫn nhớ dắt tay nhau
Dắt tay lòng mãi một
Than thở chợt chia đôi
Nhung nhớ giờ như thế
Tương tư nguôi khôn nguôi

Ảnh đại diện

Ngẫu cảm (Lê Quýnh): Bản dịch của Đông A

Xa xôi muôn dặm ngạo phong trần
Ngay chẳng hay quyền luỵ tấm thân
Sở bắc mười năm suông vị trí
Doanh tây một sớm rước hoàng ân
Rách bươm quần áo không thay kiểu
Cút hót lời nam tiếng cách tân
Nước chớ báo đền nhà chớ nhớ
Bòng bong đầu rối uổng thành nhân

Ảnh đại diện

Xuất ngục cảm tác (Lê Quýnh): Bản dịch của Đông A

Mũ nam buộc chặt mười năm lẻ
Thấm đẫm tự nhiên trút thãi thừa
Gọt tóc khó đền mưa móc mới
Ngoảng đầu e phụ núi sông xưa
Hồn trung ngày trước ơn sâu nặng
Tiết tháo giờ đây chí cũ vừa
Vầng nhật lên cao soi chiếu khắp
Đành giao Kí Bắc tiếng quyên đưa

Ảnh đại diện

Xuất ngục cảm tác (Lê Quýnh): Xuất ngục cảm tác

Bài thơ này trong tập Nam thiên trung nghĩa thực lục (Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành, quyển 18, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2010) có tiêu đề Xuất ngục cảm tác (出獄感作). Ở đó còn có nguyên chú như sau: "Năm Gia Khánh thứ 5, được phóng thích khỏi ngục, di chuyển đến phía tây kinh thành, an trí ở miếu Tây Đính, bên ngoài xưởng nhuộm, doanh Hoả khí. Đầu tóc quần áo được tự tiện, được thăm viếng mộ vua, con cái gia nhân được tới thăm. Ông  tức cảm làm thơ, một bài".   

Có một số chữ hơi khác so với bản trong Nam thiên trung nghĩa thực lục:
- nhi chấp 而縶: bản Nam thiên trung nghĩa thực lục là hữu hệ 有繫.
- dư ân 餘恩: bản Nam thiên trung nghĩa thực lục là thâm ân 深恩.

Ảnh đại diện

Triển yết cố chủ mộ hồi cảm tác (Lê Quýnh): Bản dịch của Đông A

Tối tựa âm ty sói hú ma
Ngoại thành đâu khác kiếp tù xa
Thân tây doanh hoả sầu mây phủ
Mắt bắc bến băng lệ nước nhoà
Ngày đó cương thường vừa thảo chiếu
Năm nào hài cốt mới về nhà
Tóc đen răng nhuộm giờ mai một
Chỉ có lòng son mãi với ta

Ảnh đại diện

Triển yết cố chủ mộ hồi cảm tác (Lê Quýnh): Đại đao đầu

Đại đao đầu là điển tích về chuyện Lý Lăng hàng Hung Nô, và ẩn ngữ có nghĩa là trở về (hoàn). Trên đầu mũi đao thường có những khoen vòng tròn (hoàn, 環), đồng âm với hoàn 還 (trở về). Khi Hán Chiêu Đế lên ngôi sai sứ giả sang Hung Nô dụ Lý Lăng trở về Hán. Sứ giả gặp Lý Lăng tại tiệc rượu, nhưng không thể nói trực tiếp Lý Lăng có  thể quay về Hán, bèn sờ vào các khoen vòng tròn trên đầu mũi đao để ám dụ chuyện Lý Lăng có thể về Hán.

Ảnh đại diện

Tại ngục nhàn toạ cảm tác kỳ 1 (Lê Quýnh): Bản dịch của Đông A

Cố cùng chìm nổi kiếp bình bồng
Đội mũ trời nam ngạo bắc giông
Thân khốn mười năm hoài tiết tháo
Mệnh theo mái tóc tỏ lòng trung
Ví theo chính nghĩa không làm thẹn
Cầu giữ điều nhân chịu oán chồng
Năm chục năm đời thành giấc mộng
Bao nhiêu cay đắng vẫn toàn không

Ảnh đại diện

Cúc hoa bách vịnh kỳ 4 (Trương Hán Siêu): Bản dịch của Đông A

Ngày này năm ngoái có nhiều hoa
Tiếp khách buồn không rượu thả ga
Thế sự tréo ngoe thường giống thế
Sáng nay có rượu lại không hoa

Ảnh đại diện

Nhớ về Ma-ri-a (Bertolt Brecht): Bản dịch của Đông A

Vào một ngày tháng chín trăng xanh (*)
Dưới tán cây mận non yên ắng
Anh ôm em, tình yêu mờ lặng
Trong vòng tay anh như giấc mộng ngọt ngào
Và trên chúng tôi bầu trời mùa hạ thanh tao
Có một đám mây khiến anh chăm chú
Trắng vô ngần và bên trên quần tụ
Nhưng khi anh ngước nhìn, ở đó lúc nào đâu

Từ ngày đó nhiều nhiều vầng trăng thâu
Lững lờ trôi và lặn đi lặng lẽ
Bao cây mận đã chặt đi có lẻ
Còn em hỏi anh mối tình đó là gì
Vậy nói với em: anh không thể nhớ chi
Và thêm nữa anh biết rõ ý em muốn hỏi
Nhưng là gì, thực anh không sao biết nổi
Chỉ biết thêm một ngày anh đã từng hôn

Nụ hôn đó anh tưởng đã quên luôn
Nếu như không có đám mây ở đó
Anh vẫn biết và anh luôn luôn rõ
Trắng vô ngần và hạ xuống từ trên
Những cây mận có khi vẫn hoa nở cũng nên
Người phụ nữ đó có khi đã có đứa con thứ bẩy
Nhưng đám mây chỉ bừng lên trong giây lát
Và khi anh ngước nhìn, trong gió đã tan đi


(*) Trăng xanh vào tháng chín trong khoảng cuộc đời của Brecht trước thời điểm viết bài thơ, năm 1920, xảy ra vào ngày 30/9/1917.
Ảnh đại diện

Tiểu bách chu (Hwang Jin-i): Bản dịch của Đông A

Chiếc bách lênh đênh nổi giữa dòng
Bao năm sóng biếc lướt thong dong
Người sau ví hỏi ai qua trước
Văn võ toàn tài vạn hộ phong

Trang trong tổng số 14 trang (138 bài trả lời)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: