Trang trong tổng số 3 trang (28 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thương tiến tửu (Lý Bạch): Nhan đề là Tương tiến tửu

Bài này nhan là Tương tiến tửu chứ sao là Thương tiến tửu nhỉ.

Ảnh đại diện

Màu tím hoa sim (Hữu Loan): người vợ bé nhỏ của Hữu Loan họ gì?

Bài "Điều ít biết về ''Màu tím hoa sim'' của Hữu Loan" (nguồn báo Thanh niên, bạn Vanachi đăng, trang 1) nêu tên người vợ mà tác giả Hữu Loan khóc trong bài thơ này là "Đỗ Thị Lệ Ninh", "ba người anh đi bộ đội" cũng họ Đỗ Lê, thật lạ, không hiểu báo Thanh niên lấy nguồn ở đâu.

Bài "Màu tím hoa sim" mà bạn hang1012 đăng ở trang 2, ghi tên "người vợ bé nhỏ của Hữu Loan" là Lê Đỗ Thị Ninh con ông Lê Đỗ Kỳ, ba người anh cũng họ Lê Đỗ, phù hợp với bài Tự thuật của chính thi sĩ. (nguồn blog Nguyễn Văn Tuấn, bạn Vanachi đăng, trang 2)

Ảnh đại diện

Quá Linh Đinh dương (Văn Thiên Tường): nhà Phật?

Bạn AndyLing có thể giải thích, hai câu cuối "giống với tinh thần nhà phật", là giống ở điểm nào vậy? Thật tình mình không thấy triết lý Phật giáo trong hai câu cuối (nếu không muốn nói là trái ngược), nhưng chờ bạn trả lời, mình sẽ trao đổi lại.

Ảnh đại diện

Điệp luyến hoa kỳ 4 (Âu Dương Tu): về người dịch

Là một đó bạn. Mai Siêu Phong lúc dịch thơ từ, ký là Mai Nhược Hoa.

Ảnh đại diện

Điệp luyến hoa kỳ 4 (Âu Dương Tu): đính chính người dịch

Bản dịch đầu tiên ghi cho Lê Khánh Trường là không chính xác. Bộ Thần điêu hiệp lữ do Lê Khánh Trường dịch, có bài này đầu hồi thứ nhất, nhưng là bản dịch nghĩa. Bạn nào có sách in có thể kiểm chứng lại.

Khi hội Việt Kiếm gõ lại bộ này đưa lên mạng đã thay bản dịch thơ của thành viên Mai Nhược Hoa vào (trong file pdf có ghi rõ), chính là bản dịch này:
Bờ thu Việt nữ hái sen,
Vờn tay áo lụa ẩn khoen xuyến vàng...


Trong Thi viện hiện còn có bản dịch của Mai Nhược Hoa, bài Ngọc lâu xuân kỳ 2: http://www.thivien.net/%C...em-rmh9Jq5Cg0GIBB5zQcG3Hw
Ảnh đại diện

“Trên đồi Gruzi đêm xuống...” (Aleksandr Pushkin): Bản dịch của (không rõ)

Đồi núi Gruzi chìm trong đêm vắng,
Sông Aragva róc rách bên tai.
Sầu thanh thản, nỗi buồn tôi tươi sáng;
Nỗi buồn tôi tràn ngập dáng hình em,
Mình em, chỉ một mình em... Lòng tôi u uẩn
Mà chẳng chút nào đau đớn lo âu,
Và trong tim lửa ái tình bừng cháy,
Bởi thiếu tình yêu không thể sống em ơi.


Bản dịch này không vần, gần như một bản dịch nghĩa.
Ảnh đại diện

Tượng đài (Aleksandr Pushkin): chú thích

1/ Bài thơ này có câu đề từ Exegi monumentum. Nguyên câu này đầy đủ là Exegi monumentum ereperennius (Ta đã dựng lên đài kỷ niệm vững bền hơn sắt đá), câu đầu trong đoạn thứ 30 của tập III đoản ca Gửi Melpomena của nhà thơ La Mã Horatius Flaccus.

2/ Trụ thờ Aleksandr đệ nhất: cột trụ tôn vinh chiến thắng của nước Nga triều Aleksandr I trước quân Pháp của Napoléon I năm 1812. Trụ đá này dựng trên quảng trường trước Cung điện Mùa đông ở Sankt-Peterburg.

3/ Bản dịch của Thuý Toàn nhan đề là Đài kỷ niệm. Nhân tiện tôi cũng nêu ý kiến là các bản dịch khác nhau, nhan đề cũng nhiều khi khác nhau, chúng ta nên đăng đủ nhan đề của từng bản dịch thay vì lược bỏ đi. Vì trừ một số trường hợp dịch "quá chuẩn", cách dịch nhan đề của một dịch giả chưa chắc là hoàn hảo. Và để tiện tham khảo nữa (ví dụ bạn nào đi tìm bài "Tượng đài" do Thuý Toàn dịch chắc là bó tay).


Tham khảo: Tuyển tập Puskin (Thơ. Trường ca), 1999.
Ảnh đại diện

Gửi... (Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu) (Aleksandr Pushkin): ...

Câu Như thiên thần sắc đẹp trắng trong thì lại đúng là... "thiên thần" :-D

Bản dịch Thái Bá Tân, khổ 2 và 3:

Và sau đó, giữa dòng đời mệt mỏi,
Giữa lo âu và thất vọng, yếu mềm,
Anh vẫn nghe tiếng dịu dàng em nói,
Vẫn luôn nhìn thấy rõ bóng hình em.

Thời gian qua... Những tháng ngày sôi nổi,
Đã xua tan bao kỷ niệm êm đềm,
Và anh quên tiếng dịu dàng em nói,
Quên đã từng xinh đẹp bóng hình em.

Ngoài ra, khổ 1, câu 1 thừa chữ "gửi", câu 3 "lộng lẫy" gõ sót dấu nặng; khổ cuối thiếu một dấu phẩy :-P  Xong :-D


Tham khảo: Alexandr Puskin, Tuyển tập tác phẩm (năm tập), (Thơ, Trường ca), 1999.
Ảnh đại diện

Gửi... (Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu) (Aleksandr Pushkin): mấy đính chính nhỏ

1/ Bản dịch của Thuý Toàn:
- Khổ 3, câu 3: Lãng quên rồi giọng em hiền dịu, (không phải "giọng nói em")
- Khổ 4, câu 3: Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc, (không phải "nguồi")
- Khổ 5, câu 1: Cả hồn anh bỗng bừng tỉnh giấc: (không phải "bỗng dưng")
- Khổ 5, câu 3: Như hư ảnh mong manh vụt biến, (lặp lại câu 3 khổ 1, không phải "hư ảo")
- Khổ 6, câu 3: Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc, (đối lại câu 3 khổ 4, không phải "thiên thần")

2/ Bản dịch của Thái Bá Tân thiếu khổ thứ hai. Nếu bạn Linh VN không có thì tôi sẽ bổ sung.


Tham khảo: Tuyển tập Puskin (Thơ. Trường ca), Nxb Văn học và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 1999.
Ảnh đại diện

Tiếng hát trong trăng (Bàng Bá Lân): về tác giả

Bài này của Bàng Bá Lân giai đoạn Thơ Mới, không phải đồ cổ đâu các bạn. Search lại đi.

Trang trong tổng số 3 trang (28 bài trả lời)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: