Minh Thuỳ thân mến ! Cá nhân mình học văn không giỏi, mình cũng không phải dân chuyên văn hay dân thi khối C nên đối với những nhận xét thì mình cũng có giới hạn trong những điều mình biết .
Theo Mình được học là tác giả Thâm Tâm "chấp nhận" lược bỏ 4 câu cuối của bài Tống Biệt Hành

Ở trào lưu thơ mới, Thâm Tâm đã đóng góp một "tiếng nói" hoàn toàn khác , Giữa cái ảo não, cảm xúc buồn bã của cuộc đời cũ thì  Tống biệt hành đưa đến cho người đọc một âm hưởng với chất bi hùng, bi tráng chứ không phải là buồn bã, uỷ mị , bế tắc như đa số tác phẩm khác. Và cái công làm cho Tống Biệt Hành có cái bi hùng là nhờ vào nhà phê bình văn học Hoài Thanh - tác giả của cuốn Thi Nhân Việt Nam.
Hoài Thanh đã tự ý lược bỏ 4 câu cuối khi đưa bài Tống Biệt Hành vào quyển thi nhân Việt Nam ( ngay khi tác giả  Thâm Tâm còn sống ) .
4 câu đó là :

Hơi thu đầu núi gió lên cao
Cơn lạnh chiều nao đổ bóng thầm
Buồn ở lưng trời nghe đã lại
Tiếng đời xô động tiếng lòng căm

Vì theo Hoài Thanh nếu để 4 câu đó thì Tống Biệt Hành quay trở lại quỹ đạo của thơ mới. Tác giả Thâm Tâm không phản ứng, điều đó có nghĩa là nhà phê bình văn học Hoài Thanh đúng. Và bài thơ khép lại ở điệp khúc:

Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say...

( đó là lí do mà bài Tống Biệt Hành do Admin đăng lên không có 4 câu cuối )