Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Tống biệt hành (Thâm Tâm): khổ cuối bài thơ

Cám ơn ý kiến của bạn rất nhiều! Mình cũng đồng tình với bạn, đây là lời của người mẹ, người chị, người em và là lời tự nhủ của li khách. Nhưng sâu thẳm trong đó là một nỗi đau, cũng giống như khi ta phủ nhận một điều gì đó mà ta không mong muốn thì lúc đó ta lại đau khổ nhất vì điều ta chẳng thể nào quên mà lại khắc sâu mãi trong ta. Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, người mẹ, người chị, người em, nhừng người ở lại làm sao có thể quên người con. người em, người anh cua mình cũng như li khách, người ra đi cũng không thể quên đi gia đình của mình. Cách thể hiện nội tâm nhân vật của tác giả thật tuyệt vời.

Ảnh đại diện

Tống biệt hành (Thâm Tâm): khổ cuối bài thơ

chào các bạn
Mình đã từng nghe cô nói về khổ cuối của bài thơ này, chính tác giả đã lượt bỏ nó. Mình nghĩ khi làm như vậy tác giả đã có chủ đích riêng của mình.khi lượt bỏ khổ thơ cuối ấy bài thơ như mang một nét mới, bắt người đọc phải suy nghĩ nhiều hơn. Tuy chẳng nói đến giọt nước mắt của li khách nhưng một cái gì đó thật đau ẩn chứa trong đó. Lớp mình đã có một buổi tranh cãi về đoạn thơ gần cuối đó:
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượi say...
Đây là lời nói của li khách hay lời người ở lại? Hãy cùng mình đi tìm lời đáp, bạn nhỉ!

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: