Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Kim Lăng ngũ đề - Ô Y hạng (Lưu Vũ Tích): Bản dịch của tamdinh

Bên cầu Chu Tước cỏ nở hoa
Đầu ngõ Ô Y bóng chiều tà
Vương Tạ lầu cao xưa én trú
Nay sang dân dã én xây nhà

Ảnh đại diện

Đăng cao (Đỗ Phủ): Cách hiểu 2 câu cuối

Tôi thấy dịch nghĩa 2 câu cuối có điểm không ổn:
Gian nan, khổ hận, tóc mai dày nhuốm màu sương gió,
Thân già ốm yếu khiến mới phải dừng cạn chén rượu đục.
Theo tôi hiểu thế này:
Gian nan (làm cho ông) rất hận vì tóc mai đã bạc trắng như sương
Chán ngán (làm cho ông) tạm dừng chén rượu nhạt (đục)

Bài thơ này còn có tên Cửu Nhật Đăng Cao. Theo tập quán người Hoa, vào ngày 9 tháng 9 âm lịch có họ thường trèo lên nơi cao ráo và uống rượu ngâm hùng hoàng để phòng tránh dịch bệnh. Bài thơ này ra đời trong bối cảnh vậy, Đỗ Phủ một mình đăng cao, không bạn bè thân thích, cả cuộc đời phiêu bạt lang thanh vất vả ốm đau bệnh tật, nhưng không phải do đau ốm đến mức phải dừng uống rượu (cai rượu) vì đến mức đó thì ông không đủ sức leo cao như thế này. Chữ Lạo đảo bản thân chỉ có nghĩa chán ngán, bất đắc ý mà thôi. Ông chán ngán vì thời cuộc, vì đơn độc đất khách quê người nên chén rượu đang dở dang mới dừng lại không uống tiếp.

Còn trường giang hay Trường Giang? theo tôi dùng Trường Giang đúng hơn vì địa diểm làm bài thơ này là tại chiếc đài cao ngoài thành Bạch Đế Quỳ Châu 夔州 (chứ không phải Biện Châu như chú thích. Địa điểm này cũng rất quen thuộc với người Việt qua bài Há Giang Lăng của Lý Bạch (cũng là nơi có nhiều vượn)

Ảnh đại diện

Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão): Cách đọc Cáp hay Kháp

橫槊江山恰幾秋 Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu, chữ 恰 nếu tra các laọi từ điển Hán Việt đều đọc âm Kháp mà thôi. Cũng có người cho rằng dùng chữ 合 (có 2 âm, hợp và cáp), nhưng khi đọc là cáp thì nó có nghĩa 1 đơn vị đo dung tích bằng 1/10 lít.
Như vậy dùng chữ 恰 Kháp nghĩa vừa, vừa vặn là đúng

Ảnh đại diện

Ức Giang Nam (Lưu Vũ Tích): Bản dịch của tamdinh

Xuân đi rồi!
Từ giã thành Lạc Dương,
Rặng liễu gió đưa giơ tay vẫy,
Nhành lan nhỏ lệ ướt sương rơi,
Một mình lòng buồn rượi.

Ảnh đại diện

Hiệp khách hành (Lý Bạch): Một số lỗi trong bài Hiệp Khách Hành

俠客行
Hiệp khách hành
 
趙客縵胡纓,
吳鉤霜雪明
銀鞍照白馬,
瘋沓如流星 (chữ đúng là 颯沓)
十步殺一人,
千里不留行
事了拂衣去,
深藏身與名
閑過信陵飲,
脫劍膝前橫。
將炙啖朱亥,
持觴勸侯嬴。
三杯吐然諾,
五岳倒為輕。
眼花耳熱後,
意氣素霓生。
救趙揮金錘, (chữ 錘 này là cái búa, chữ đúng 鎚: nghĩa cái chuỳ - vũ khí)
邯鄲先震驚。
千秋二壯士,
烜赫大樑城。
縱死俠骨香,
不慚世上英。
誰能書閣下,
白首太玄經。
Triệu khách mạn hồ anh
Ngô câu sương tuyết minh
Ngân an chiếu bạch mã
Táp nạp như lưu tinh (chữ đúng là táp đạp)
Thập bộ sát nhất nhân
Thiên lý bất lưu hành
Sự liễu phất y khứ
Thâm tàng thân dữ danh
Nhàn quá Tín lăng ẩm
Thất kiếm tất tiền hoành (chữ đúng là thoát kiếm)
Tương chích đạm Chu Hợi
Trì Trường khuyến Hầu Doanh (chữ đúng là trì thương)
Tam bôi thổ nhiên nặc
Ngũ nhạc đảo vi khinh
Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu
Ý khí tố nghê sinh
Cứu Triệu huy kim chùy
Hàm Đan tiên chấn kinh
Thiên thu nhị tráng sĩ
Huyên hách Đại Lương thành
Túng tử hiệp cốt hương
Bất tàm thế thượng anh
Thùy năng thư các hạ
Bạch thủ Thái huyền kinh

Ảnh đại diện

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1 (Hạ Tri Chương): Hồi hương ngẫu thư - chữ thôi hay chữ tồi

Tôi tìm bản tiếng Trung, họ dùng chữ thôi nghĩa là thưa, rụng (có lẽ từ điển Thiều Chửu không đủ nghĩa) và giải thích như sau:
回乡偶书①
  其一 
  少小离家老大②回,
  乡音③无改鬓毛④衰⑤。 
  儿童相见不相识,
  笑问客从何处来。
  其二
  离别家乡岁月多,
  近来人事半消磨。
  唯有门前镜湖⑥水,
  春风无改旧时波。[1]
编辑本段
注释译文

注释
  ①偶书:随便写的诗。偶:说明诗写作得很偶然,是随时有所见、有所感就写下来的。
  ②老大:年纪大了。
  ③乡音:家乡的口音。
  ④鬓毛:额角边靠近耳朵的头发。
  ⑤衰(cuī):疏落,衰败。
  ⑥镜湖:在浙江绍兴会稽山的北麓,方圆三百余里。

Ảnh đại diện

Thán bạch phát (Lư Tượng): Bản dịch của tamdinh

Mỗi năm sao lại càng già,
Mỗi ngày râu tóc sao đà bạc hơn.
Thân này khách trọ trần gian,
Còn trong trời đất dọc ngang mấy thì.
Mây núi cũ sao trông rầu rĩ,
Bóng tà dường lòng những ngẫn ngơ.
Việc đời gỉ nhỉ bây giờ,
Thành đông rồi lại sang bờ ruộng nam.

Trang trong tổng số 1 trang (7 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: