Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Thân gửi Tú Mỡ (Ngân Giang): Thơ khất nợ của nữ sĩ Ngân Giang và thơ phúc đáp của Tú Mỡ

Những năm đầu thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, đất nước rất nhiều khó khăn vì còn chia cắt hai miền và cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước còn đang gay go.

Tuy vậy, Chính phủ cũng cố gắng tài trợ cho Hội Nhà văn Việt Nam một số tiền để trợ cấp cho các nhà văn có đề cương. Tuy số tiền trợ cấp không đáng bao nhiêu nhưng các nhà văn đều nhất trí cử nhà thơ Tú Mỡ http://thivien.net/viewau...ID=Al-17LR5audVZWycJDP8Dw (1900 - 1976) làm Chủ tịch Hội đồng Quỹ sáng tác vì ông là người căn cơ, sòng phẳng mọi người ai cũng kính nể. Ông từng làm thư ký Sở Tài chính thời Pháp thuộc.

Cứ đúng kỳ hạn, nhà văn nào chưa có tác phẩm để thanh lý hợp đồng, có bản danh sách của phòng kế toán đệ trình là Chủ tịch Hội đồng Quỹ sáng tác ký công văn cho Văn phòng hội gửi đòi nợ.

Nữ sĩ Ngân Giang (1916 – 2002) nhận được hai lần công văn đòi nợ. Bà đã viết một bài thơ trả lời:

Thân gửi Tú Mỡ

Cái nợ văn chương khéo ỡm ờ
Nợ gì mà lại nợ bằng thơ
Hội non sông có vui nhiều đấy
Chuyện cơm áo còn não lắm cơ
Múa bút ngỡ nên hàng vạn chữ
Chạy ăn chẳng biết đến bao giờ
“Tay tiên một vẩy”, đàn muôn điệu
Tiền hết, ai ngồi nắn phím tơ.

Nhà thơ Tú Mỡ nhận được thư trả lời của nữ sĩ Ngân Giang, mỉm cười và lập tức thảo một bài thơ phúc đáp, có đóng dấu hay không, không ai dám xác nhận nhưng bài thơ được đặt trong phong bì in tiêu đề Hội Nhà văn Việt Nam.

Thân gửi Ngân Giang nữ sĩ http://thivien.net/viewpo...ID=WB3FyWkiBpaoNSMPRGzXvw

Chỉ trách khi vay, mấy cũng ờ
Tiền thì tiêu hết, chẳng ra thơ
Văn chương trước hãy lo đền nợ
Cơm áo sau rồi sẽ liệu cơ
Đã nổi tài danh từ thuở ấy
Hãy nâng sự nghiệp lúc bấy giờ
Nợ đâu đã trót đem mang lấy
Rút ruột tằm ơi, gắng nhả tơ.

Cả hai bài thơ đã làm xôn xao Hội Nhà văn Việt Nam. Các anh chị chuyền nhau đọc và bình luận: Nào là cả hai bài thơ đều dí dỏm, tuy cả hai đều nói chuyện nghiêm chỉnh. Nào là nữ sĩ muốn trêu ghẹo Tú Mỡ “tay tiên một vẩy” ý muốn nói làm thơ chớ phải làm quỷ thuật đâu mà phù phép. Còn nhà thơ Tú Mỡ cũng muốn trả miếng nữ sĩ rằng: “Đã nổi tài danh từ thuở ấy, hãy nâng sự nghiệp lúc bấy giờ”.

Lê Hồng Thiện

Ảnh đại diện

Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp): Cô gái chùa Hương

Nguyễn Vỹ kể lại: "Bài thơ Chùa Hương là bài khá nhất trong tập thơ Ngày Xưa, có một lai lịch kỳ thú không ngờ. Chuyến đi Chùa Hương ấy, Nhược Pháp đi với tôi và hai cô gái nữa, đều là nữ sinh cả. Hai cô mang theo hai máy chụp hình, còn Nhược Pháp và tôi đều đi tay không. Trèo lên đến rừng mơ bỗng chúng tôi gặp một bà cụ vừa bước lên đèo, đường gồ ghề lởm chởm, vừa niệm: "Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế âm Bồ tát...". Cô gái quê có lẽ là con của cụ, cũng đang niệm câu ấy nhưng nửa chừng trông thấy chúng tôi là hai chàng trai nhìn cô trân trân thì cô bẽn lẽn làm thinh không niệm Phật nữa. Cô đang đọc: "Nam mô cứu khổ cứu nạn..." rồi cô im. Đôi má cô đỏ bừng, cô cúi mặt xuống. Hai đứa tôi hỏi cô: "Tại sao trông thấy chúng tôi, cô không niệm Phật nữa?" Cô gái quê có vẻ đẹp ngây thơ bỗng tỏ vẻ bối rối muốn khóc. Không ngờ hai cô bạn nữ sinh lên chụp được tấm hình hai đứa tôi đang hỏi chuyện cô gái quê, rồi có lẽ không bằng lòng chúng tôi nên hai cô lén đi trước, và đi lúc nào chúng tôi không hay biết, cũng chẳng nói năng gì với chúng tôi cả, bỏ chúng tôi ở lại với cô gái quê. Chúng tôi mê nói chuyện với cô này, một lúc sực nhớ lại hai cô bạn, chúng tôi vội vàng đi theo nhưng không kịp. Hai cô đã lên đến chùa Ngoài, rồi lên đến chùa Tiên Sơn, lẫn trong đám đông người, biến mất dạng. Đêm ngủ trong chùa Hương, sáng hôm sau ra về, chúng tôi mới gặp lại hai cô bạn đồng hành. Tôi phải xin lỗi mãi, nhưng Nhược Pháp cứ tủm tỉm cười không nói. Về Hà Nội, hai hôm sau, Nhược Pháp đem đến tôi bài thơ Chùa Hương, mà trong bản chép ra đầu tiên Nhược Pháp đề là Cô Gái Chùa Hương. Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với có gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy..."

Ảnh đại diện

Cỏ Bồng Thi (Hoàng Cầm): đọc

Bài thơ: Cỏ Bồng thi
Tác giả: Hoàng Cầm
Link đến file: http://www.imeem.com/laox.../hNZI2zI9/hpl_co_bong_thi

Ảnh đại diện

Lá diêu bông (Hoàng Cầm): Lời bài hát "Lá diêu bông" của Phạm Duy

Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay tao sẽ gọi là chồng
Tao sẽ gọi là chồng
Đứa nào tìm được lá diêu bông...
Vài ngày sau em tìm thấy lá
Chị chau mày: đâu phải lá diêu bông!
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu nhìn nắng vãn bên sông.

Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay tao sẽ nhận là chồng
Tao sẽ nhận là chồng
Đứa nào tìm được lá diêu bông...

Ngày cưới Chị, em tìm thấy lá
Chị mỉm cười, se chỉ, cắm trôn kim

Chị đã ba con, em tìm thấy lá
Xoè tay, phủ mặt, Chị không nhìn...

Đứa nào tìm được lá diêu bông
Thì từ nay tao sẽ gọi là chồng
Tao sẽ gọi là chồng
Đứa nào tìm được lá diêu bông...
. . .
Từ thuở đó, em cầm chiếc lá
Nơi đầu non cuối bể, em đi
Lời vi vút gió quê lắng gọi
Diêu bông hời hỡi diêu bông
Em đi trăm núi nghìn sông
Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ...

Ảnh đại diện

Còn duyên anh cưới ba heo (Khuyết danh Việt Nam): đọc

Những bài ca dao nói đến duyên phận của người Việt Nam xưa. Ghi âm trong cùng file với bài "lấy chồng từ thủa mười ba" http://thivien.net/viewpo...ID=kwvYaC2eV3uadEDLn-6MLQ

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: