Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Hỗ giá Thiên Trường thư sự kỳ 2 (Phạm Sư Mạnh): Thảo luận

Bài thơ này đã được nhắc đến trong tác phẩm "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" (欽定越史通鑑綱目), quyển VIII, được biên tập vào những năm 1856-1881- thời Tự Đức nói về thổ sản rươi và quýt của vùng đất Thiên Trường thời Trần.
“Tiết trời mới có sương, trông hai bên bãi tưởng là một nước toàn là quýt vàng. Gặp lúc mưa nhỏ thì khắp nơi trong thành chỉ thấy trên là trời, dưới có rươi.
Rươi và quýt là một món ăn ngon và bổ dưỡng truyền thống của người Lỵ Nhân từ xưa tới nay.

Ảnh đại diện

Hạnh Thiên Trường hành cung (Trần Thánh Tông): Thảo luận

Thời nhà Lý, các đời vua vẫn tổ chức lễ hội tịch điền tại phủ Lỵ Nhân, (Hà Nam ngày nay).
Thời nhà Trần, hàng năm vua tôi thường tổ chức nhiều chuyến đi từ kinh đô Thăng Long dọc theo sông Hồng và sông Châu về phủ Thiên Trường, kinh đô thứ hai thời đó.
Thời nhà Lê, việc đi lại giữa kinh đô Thăng Long và Lam Kinh hoặc các chuyến đi chinh phat Chiêm Thành đều đi qua sông Hồng, sông Châu.
Ccác chuyến đi dọc theo hai bên bờ sông Châu trù phú đã đem lại nhiều cảm xúc cho thi ca, để lại nhiều tác phẩm văn học cho đến ngày nay.

Ảnh đại diện

Phú đắc (Nguyễn Khuyến): Một phiên bản khác của đoạn trích Bài phú ông đồ ngông

Tôi đã đọc bài của ông Đoàn Ánh Dương trên trang của Hội Hán Nôm thấy một phần đoạn trích trên lại được viết như sau:
"E thầy đồ chi hữu tác hề; Khương chữ tốt chi văn hay.
Truyện Thúy Kiều kì đọc ngược hề; Kinh tam tự kì biết ngay.
Thi nhân chính ư khuyên điểm hề; Tỉ kì mục đi nan tầy.
Nhược nhà chủ chi có nuôi hề; Tắc ngất ngưởng chi vi thầy.
Hễ nhà chủ chi đếch nuôi hề; Rồi ông xem đồ chúng bay!".

Tìm bản đầy đủ mà thấy khó quá.

Ảnh đại diện

Vịnh Mị Ê (Khuyết danh Việt Nam): Đền thờ Mị Ê ở đâu dọc sông Châu?

Mị Ê được các triều vua Lý, Trần,... truy tặng nhiều danh hiệu khác nhau, được nhiều nhà thơ các thời ca ngợi, là một biểu tượng về lòng chung thuỷ của người phụ nữ. Tuy nhiên, các sách vở chỉ ghi lại một cách chung chung là: đền thờ ở phủ Lý Nhân,... chứ không xác định cụ thể tại địa chỉ nào.
Thiết nghĩ, vấn đề này cần được sự quan tâm hơn nữa của chính quyền, ngành văn hoá và nhân dân sở tại, nhằm bảo tồn và phát triển tốt hơn các di sản văn hoá, lịch sử của địa phương.

Ảnh đại diện

Vị Hoàng doanh (Nguyễn Du): Bàn thêm về các địa danh trong bài thơ

Bài thơ này được Nguyễn Du viết sau khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc lần thứ nhất năm 1876, đánh chiếm Sơn Nam (đều bằng đường biển) để đánh đổ nhà Trịnh với danh nghĩa "phù Lê, diệt Trịnh".
Chỉ khi quân Tây Sơn tiến ra Bắc lần thứ 2 (ba năm sau đó- Tết Kỷ Dậu, 1789) một cách thần tốc bằng đường bộ nhằm đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh thì mới đi qua Tam Điệp, Ninh Bình thì địa danh này mới được ghi nhận là nơi dừng chân, dưỡng sức và tuyển quân của vua Quang Trung.
Cho nên, các địa danh "Thanh Hoa" và "Tam Điệp" được gán một cách gượng ép là không phù hợp với bối cảnh của bài thơ.

Trường Tiểu học Văn Lý

Ảnh đại diện

Miếu vợ chàng Trương (Lê Thánh Tông): Thêm một bài thơ Nôm của vua Lê Thánh Tông về đất Lỵ Nhân

Một bài thơ Nôm khác của vua Lê Thánh Tông khi đi thăm phủ Lỵ Nhân xưa:

Con trai con gái ở Lỵ Nhân

Trên đê trời lạnh sắp sang xuân,
Đẹp như mỹ mữ nước Yên, Tần,
Ở đây con gái xinh, hiền dịu,
Xấu hổ, con trai chẳng dám gần.

Người dịch: Thái Bá Tân

Báo Trường Tiểu học Văn Lý

Trang trong tổng số 1 trang (6 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: