Trang trong tổng số 2 trang (19 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Chỗ có bụi mật gai (Hư Vô): Some poetic verses of the poet Hư Vô..

Phuong Nguyenbich

Some poetic verses of the poet Hư Vô...💔💞
------------------------------------------------
Đọc được hai câu thơ trong bài “Chỗ có bụi mật gai” của nhà thơ Hư Vô:

“Mà nghe thương tích tượng hình
Chỗ em lãng đãng làm tình tội tôi.”


Tim mình chợt xốn xang...lòng ngỗn ngang trăm mối...một thời thanh xuân mơ mộng chợt tràn về...Yêu thơ nhưng không biết làm thơ...thì trên trang Fb của mình cũng đâu thiếu những nhà thơ tài năng...đâu thiếu những “tao nhân mặc khách”!...Thôi thì...cũng đành mượn thêm hai câu thơ nữa:

“Để còn dấu tích trần ai
Bước qua chưa giáp đã trầy chân không”


Ngoài kia nắng đã lên rồi...chân mình cũng đã “trầy”...mà không biết “dấu tích trần ai” có còn lưu lại?!...

Ảnh đại diện

Cuối đường em đi (Hư Vô): Thoáng cảm nhận về bài thơ: “Cuối Đường Em Đi” của Thi Sĩ Hư Vô. Tuỳ bút Trần Sương Lam.

Tuỳ bút Sương Lam

Khi học phổ thông bọn tôi chuyền nhau chép một câu danh ngôn mà lúc đó thật sự tôi không hiểu gì hết “Tình yêu ở xa là một viên kim cương, khi lại gần là một giọt nước mắt”, thú thật ngày ấy tôi không biết tình yêu là gì, câu nói ấy cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi và phải rất lâu, rất lâu sau tôi mới hiểu (theo cách hiểu của riêng tôi) Khi chưa yêu người ta thường khao khát được yêu, một lần được yêu trong đời nhưng khi có được tình yêu thì bắt đầu xuất hiện ý niệm khổ đau. Khổ đau vì những nghi ngờ, là những lo lắng không thể có một kết thúc trọn vẹn, là không còn yêu nhau trở thành xa lạ thậm chí thù hận…

Khi tôi biết thơ Hư Vô, tôi đọc khá nhiều bài thơ của thi sĩ, tôi chợt nhận ra một sự đồng cảm trong tình yêu đó là nỗi đau của một tình yêu không trọn vẹn:

Cuối Đường Em Đi

Có trèo qua dốc núi
Chưa chắc tới đỉnh sầu
Thì dầu gì đi nữa
Mình cũng nợ nần nhau.

Chỗ anh vào nương náu
Em cất giấu muộn phiền
Giữa trái tim khập khiễng
Là ngàn nỗi oan khiên.

Đất có dài hơn biển
Cũng đâu nối liền bờ
Anh lần mò mê mải
Vẫn ở ngoài bến mơ.

Lối anh đi không đến
Chỗ em về tai ương
Chưa qua khỏi nghiệp chướng
Biết còn nhau cuối đường?

Thêm một lần thất hứa
Để em biết bạc tình
Từ trái tim rướm máu
Còn ngọt ngào dấu đinh.

Đóng anh vào quá khứ
Cho đời em thênh thang
Bước ngang qua giọt lệ
Nhỏ xuống ngọn nến tàn…

Hư Vô

Tôi thích thơ ngũ ngôn, lục ngôn vì nó phù hợp với kết cấu của một câu chuyện, nó giống như một lời tự tình miên man như một dòng chảy của tâm trạng không có điểm dừng, như dòng suối, như một thác ghềnh và là những dòng lệ trào tuôn.

Khổ thơ đầu bài thơ “Cuối Đường Em Đi” làm tôi nhớ đến một câu hát trong “Đời Đá Vàng” của Vũ Thành An: “Ta một mình leo mãi, không qua được vách sầu. Ta tìm một tiếng yêu chỉ toàn là sầu đau”, Hư Vô cũng trèo qua đỉnh núi để tìm kiếm dốc sầu của cuộc tình buồn:

Có trèo qua dốc núi
Chưa chắc tới đỉnh sầu


Nhưng Vũ Thành An đã chạm tới đỉnh của nỗi sầu. Hư Vô thì không bởi vì:

Thì dầu gì đi nữa
Mình cũng nợ nần nhau.


Một tâm trạng dùng dằng muốn và không muốn, kết thúc và không kết thúc, không phải vì còn yêu, còn mê mà còn nợ nần nhau. Nợ thì trước sau gì cũng phải trả; không trả trước thì phải trả sau, không trả được kiếp này thì phải trả kiếp tới, đường tình trở thành đường không lối, quẩn quanh, bế tắc, muộn phiền, oan trái, đớn đau:

Chỗ anh vào nương náu
Em cất giấu muộn phiền
Giữa trái tim khập khiễng
Là ngàn nỗi oan khiên.


Tình yêu làm người ta yêu đời và trần gian trở thành thiên đường, những người yêu nhau họ thấy trái tim luôn trỗi dậy những bài tình ca với niềm hân hoan, chất ngất. Chàng đã tìm được thế giới tình yêu của mình nhưng hoan lạc vắng không, thiên đường không có hoa thơm cỏ lạ mà chỉ những “muộn phiền”. Sự nương náu để tìm sự đồng cảm, yêu thương chỉ có “nỗi oan khiên”. Ý thơ làm tôi chợt nhớ đến bài thơ “Xa Cách” của thi sĩ Xuân Diệu:

Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng.
Em là em, anh vẫn cứ là anh.
Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.


Có lẽ cái mà tôi cho rằng không thể vượt được trong tình yêu chính là sự xa cách của hai tâm hồn không đồng điệu. Yêu đấy nhưng không hiểu nhau, yêu đấy nhưng không sẻ chia, yêu đấy nhưng chỉ muốn chiếm hữu tất cả…và cũng từ đấy sự xa cách đã bắt đầu xuất hiện trong tình yêu- Sự xa cách không dễ gì nhận ra và nếu có nhận ra đôi khi đã quá muộn màng. Không thể nói với nhau nên nỗi muộn phiền chỉ riêng em mang lấy, muộn phiền che lấp mất anh, trái tim không còn dành cho anh tất cả và thế là cứ ngày một xa.

Gần trong gang tấc mà xa nhau muôn trùng. Tình yêu không còn giới hạn trong “lòng anh, lòng em” nữa mà đã trở thành đại dương mênh mông:

Đất có dài hơn biển
Cũng đâu nối liền bờ
Anh lần mò mê mải
Vẫn ở ngoài bến mơ.


Cái lạnh của không gian bắt đầu chiếm lĩnh “anh”, khoảng cách giữa hai con người gần như một lại thành hai, hai đến diệu vợi. Khổ thơ như một nỗi tuyệt vọng, một kết thúc không thể cứu vãn. Có biển là có bờ, có bờ là có bến, có anh thì phải có em nhưng tất cả đã không theo qui luật vốn có của nó, tất cả đã ngoài tầm với, “Anh lần mò mê mải/ vẫn ở ngoài bến mơ”, hạnh phúc xa tầm với, tình yêu không chờ đợi anh, cuộc đời xô đẩy đành lạc mất nhau.

Lối anh đi không đến
Chỗ em về tai ương
Chưa qua khỏi nghiệp chướng
Biết còn nhau cuối đường?


Cái không thể vượt qua chính là định mệnh. Hai con người vì duyên mà yêu nhau và vì không duyên lại xa nhau. Tình yêu kết thúc có khi là kết thúc luôn cả cuộc đời là về với thế giới không còn nỗi đau; có khi kết thúc lại là một ám ảnh khó quên, nhói một góc lòng và cũng có thể bắt đầu từ đấy trái tim băng giá không còn có thể yêu thêm lần nữa…

Khi còn trẻ, có lẽ ai yêu cũng muốn được sống với người mình yêu đến bạc đầu nhưng bây giờ tôi lại không nghĩ như vậy bởi vì chắc gì ở đến trăm năm vẫn cứ còn yêu. Tình yêu dở dang sẽ làm người ta nhớ mãi, nhất là những lúc cuộc đời nghiêng ngã, ê chề, trong chúng ta (có tôi) cũng muốn được nương tựa vào một mối tình quá khứ không có kết thúc trong cuộc đời. Nó sẽ là một dòng sông tưới mát cuộc ta trong những còn mất của đời người. Phải chăng điều đó đã trở thành khát khao trong tim của những con người chỉ có mất mát và cô đơn trong đời. Tình hết và những lời lý giải vì sao ta xa nhau trỗi dậy trong một khổ thơ đa thanh trắc, giọng thơ vút lên những âm thanh khô khốc, những âm vực thăm thẳm đến tái tê:

Thêm một lần thất hứa
Để em biết bạc tình
Từ trái tim rướm máu
Còn ngọt ngào dấu đinh.


Tôi đến để yêu em và cũng chính tôi rời xa em nhưng sự rời xa ấy không phải vì tôi không còn yêu mà nó còn là biểu hiện sâu đậm, nồng nàn hơn bao giờ hết. Em cứ trách, cứ giận, cứ hờn kẻ bạc tình. Chỉ có tôi mới biết sự lìa xa làm trái tim tôi rướm máu, dấu đinh mãi hằn nơi trái tim không thể nguôi ngoai, nỗi đau và hoan lạc đan trùng khít. Đoạn thơ dường như là sự giải bày tự trách nhưng không tự hối bởi vì trong tình yêu không có đúng sai được mất mà chỉ có duy nhất sự ngọt ngào, dấu tích của một thuở yêu thương. Tôi cảm nhận bài thơ có nhiều cung bậc của hạnh phúc, của dịu dàng, của thống khổ, của đam mê và tận cùng là sự nuối tiếc, của sự biết ơn, biết ơn em đã cho anh đến với tình yêu, cho anh nếm trái hạnh phúc dù chỉ là phút thoáng qua trong đời. Tình là một ý niệm khổ đau, tình đóng đinh vào quá khứ, vào cảm xúc, vào trái tim. Trái tim tan vỡ, tình tan vỡ và đằng sau tan vỡ là sự lãng quên:

Đóng anh vào quá khứ
Cho đời em thênh thang


Tôi cảm nhận nỗi bi tình thống thiết đang toả khắp không gian làm thinh không rơi lệ. Tôi đã từng có cảm nhận “Lệ trần gian một thuở chia lìa”. Nếu ai đã từng yêu, từng mất mát thì mới thấy câu thơ mà cung bậc của nỗi đau từ cao vút đột ngột xuống thấp chỉ còn lại những vang âm thật nhẹ của những thanh bằng “Cho đời em thênh thang”.

Quên anh đi, cuộc đời em cánh cửa vẫn còn rộng mở những bước thênh thang và có người sẽ chờ đợi em cuối con đường. Câu thơ gợi ra hai ý nghĩa: mong em hạnh phúc/ lòng anh nát tan. Dường như thi sĩ đang mâu thuẫn với chính mình. Thi sĩ muốn níu giữ nhưng cũng muốn buông tay nhưng cuối cùng sự chọn lựa vẫn là sự mưu cầu hạnh phúc cho người mình yêu thương. Nếu anh không thể cho em điều hạnh phúc thì chỉ có một cách là rời xa:

Đóng anh vào quá khứ
Cho đời em thênh thang
Bước ngang qua giọt lệ
Nhỏ xuống ngọn nến tàn…


Nước mắt tuôn chảy, ánh sáng tắt lịm. Câu thơ chỉ còn những giọt lệ và bóng tối phủ vây. Thi sĩ như chết đuối trong nỗi đau chất ngất. Tứ thơ làm tôi nhớ đến “Những Giọt Lệ” của Hàn Mặc Tử:

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?


Giọt lệ của Hàn Mặc Tử là những hạt châu long lanh của những tiếc nuối, thống hận của một người một đời khát khao mà chỉ là hư ảo, giọt lệ của Hư Vô thật nhẹ rơi xuống tắt nốt những ánh sáng cuối cùng còn sót lại của ngọn nến, của tình yêu. Kết thúc. Khép lại. Nhưng lại mở ra một biển tình mênh mông, một khát khao mong người con gái tôi từng yêu mãi mãi hạnh phúc.

Bài thơ với tôi lạ: Tình buồn- Nỗi đau- Mất mát nhưng lại thấm đậm đến da diết một tình yêu lãng mạn- Yêu không có nghĩa là chiếm hữu, yêu không có nghĩa là được, yêu là hãy đem đến cho người mình yêu yên bình và hạnh phúc. Hãy chọn cho mình một cách yêu tôi nghĩ đó là thông điệp ở Cuối Đường Em Đi mà nhà thơ muốn nói và cách yêu của thi sĩ không phá cách- nó nằm trong tiêu chí của lãng mạn cổ điển thấm đẫm chất nhân văn của người Việt Nam từ nghìn xưa- Yêu là hy sinh.

Trần Sương Lam
15.11.2017
(Kính tặng nhà thơ Hư Vô)

Ảnh đại diện

Lưng nguyệt (Hư Vô): Thơ Hư Vô và Một Trăm Lẻ Một Tự Khúc Tình Nhân, Tuỳ Bút Nguyễn Mạnh Trinh

Đọc những trang thơ của Hư Vô: “Lưng Nguyệt. Một trăm lẻ một tự khúc tình nhân” ấn tượng của những bài thơ đầu tiên đánh dấu bằng những câu cật vấn.”Tự Khúc Tình Nhân mà đến một trăm lẻ một bài”? Tại sao không là một trăm hay là 99 như tình khúc Hoàng Cầm?

Nhưng đọc trang đầu tiên Vào Thơ…Hư Vô viết:

“Em đi, mang theo nửa vầng trăng trên lưng như một dấu tích mà tình yêu đã hoài thai từ tiền kiếp, hoá thân vào áng mây cao vút của sự nuối tiếc ngút ngàn, để rồi bàng hoàng chìm xuống đáy biển đêm lạnh ngắt, mà nghe ngọn sóng còn giẫy giụa trong lòng.

Em yêu dấu. Tôi viết 101 bài thơ tình này cho em từ những mất mát chia lìa còn khắc ghi trên “Lưng Nguyệt”, lời di ngôn tận tuyệt của một khoảnh trăng mà em đã quằn gánh trên lưng cả đời còn chưa níu tới thì sự hiện hữu của hư vô chỉ là chiếc bóng không tôi, cuối cùng rồi cũng chẳng làm được gì cho nhau ngoài chút khói biếc hương tàn để tôi mang theo cho chuyến đi vào mê lộ thì dù biển có vá liền trời tôi cũng không đuổi kịp giấc chiêm bao…”


Và ở những dòng chữ Thay Lời Kết, thi sĩ chấm dứt một trăm lẻ một “tự khúc tình nhân”:

“Em yêu dấu. Khi em đọc đến dòng chữ cuối cùng của tập thơ này là em đã đọc hết nỗi lòng của tôi. Cám ơn em đã bước vào đời tôi với một cuộc tình đầy đắm say lãng mạn để rồi bước ra khỏi nhau thật bàng hoàng vội vã.

Định mệnh đã không cho tôi và em đi chung đường, đời này còn chưa tới thì chắc gì đã có đời sau. Chỉ tội nghiệp em trái tim xanh xao vàng võ tan vào hư vô nỗi u uất nghẹn ngào để đêm đêm em nằm nghe biển khóc, gọi nhau về theo những ngọn sóng xa mà tôi chỉ là giọt đá, chảy hoài vẫn chưa tới di tích chỗ em qua…”


Thơ khúc đầu và khúc cuối lời lẽ thiết tha của bước chân tìm về. Ở đó là phương trời nhớ mong. Là Em muôn thuở dù đã xa xôi. Là Tôi, ngẩn ngơ bên dòng sông trôi nổi từ quê nhà đến xứ người, từ đại dương muôn trùng ngăn cách đến những tháng những năm những ngày thấp thoáng hình ảnh xưa cũ. Mà, rốt cuộc là chia xa, là chăn gối lẻ, là tượng hình người yêu còn mãi thổn thức giấc mộng nửa khuya.

Như vậy Lưng Nguyệt là những khúc thơ buồn của một kết thúc không tròn, của một cuộc tình dở dang không đoạn kết. Nhưng đọc 101 bài thơ mà thi sĩ gọi là tự khúc tình nhân, tôi thấy sao những cuộc hẹn hò, những không gian thời gian để yêu nhau và nhớ nhau sao mà tha thiết quá. Toàn là kỷ niệm. Là lời ngỏ của trái tim cho nhau. Là thời gian của trái cấm tình yêu. Là những khoảng trời tưởng sẽ thiên thu là của nhau. Như bài thơ Đêm Giêng, như bài Tàn Tích Tháng Hai, như Điệp Khúc Chiều Tháng Ba, như Sài Gòn Tháng Tư, như Hành Tình Tháng Năm. Như Tựa Lưng Tháng Sáu, như Nhan Sắc Tháng Bảy, như Tháng Tám Mưa Về, như Khúc Mưa Tháng Chín, như Chào Em Tháng Mười, như Bước Chân Tháng Mười Một, như Nhịp Dương Cầm Tháng Chạp…Mười hai tháng là mười hai kỷ niệm, tuy có nỗi buồn nhưng cũng có những niềm vui, có thiết tha lời ngỏ mà cũng có xúc cảm tận cùng.

Thế mà, lại là một tình buồn muôn thuở….và thơ là những cung bậc u trầm của nỗi niềm dàn trải qua bao nhiêu bến bờ thời gian bao nhiêu bến đợi tình yêu.

Thơ Hư Vô không thiếu những hình tượng Sài Gòn. Một tuổi lớn lên yêu thương. Mối tình đầy kỷ niệm. Những con đường xưa. Những hè phố cũ. Những cơn mưa. Những thời thanh xuân:

” Sài Gòn chiều mưa thời xanh tóc
Vỉa hè cỏ mọc dấu chân em
Đường Duy Tân hay Trần Quý Cáp
Chỗ nào cũng thấy rất còn quen

….Của những lần Sài Gòn mưa tới
Chiều xanh xao góc phố Brodard
Giọt cà phê chờ ai rơi chậm
Cho buồn về kịp giữa tháng Ba”

Có một bài thơ nhẹ nhàng tôi đọc lúc buổi chiều tắt nắng. Trong cái màu vàng của một tà áo dài, tự nhiên thấy có một nỗi bâng khuâng. Như những gót chân người tình, của một thuở nào đã xa, của một hình dáng nào đã phai mờ trong trí tưởng, bây giờ trở về với kỷ niệm tôi. Thật là bối rối, bởi vì những câu thơ đầy đặn quá, như một cuộc tình đầy những nhớ nhung. Có lúc, tôi muốn đọc lại câu thơ “hãy níu hồn nhau vào nhịp thở/ để em không còn kịp bỏ đi” thành hãy níu hôn nhau vào nhịp thở/ để em không còn kịp bỏ đi”. Níu kéo đời nhau bằng nụ hôn với hơi thở đời dồn dập có lẽ gợi cảm hơn. Chủ quan tôi nghĩ thế, xin lỗi nhà thơ Hư Vô nếu ông có sự bất đồng. Nhưng dù hôn hay hồn, thơ vẫn là thơ là chuyên chở tâm ý của một người yêu đời yêu người và yêu thơ quá đỗi.

Nhà thơ Hư Vô là một tên tuổi quen thuộc ở Úc Châu là tác giả của ba tập thơ và phụ trách phần thi ca của nhật báo Việt Luận. Ông đang sửa soạn để in tập thơ mới cho mình. Thơ Hư Vô, đầy nhạc tính và đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc. Những bài thơ gợi lại một cuộc sống mà nét lãng mạn đã làm thăng hoa những suy tưởng. Thơ tình với ngôn ngữ nhẹ như cơn gió, qua những chặng đời và những phận người, là nhịp thầm trái tim từ những phương trời địa lý xa xôi qua bến bờ đại dương bát ngát. Thơ của Sydney, của tà áo em vàng như chiều nắng…

“Hỏi em vì ai em thay áo mới
Từ khi tôi biết thích lụa là
Vạt áo dài thêm ngày em tới
Chạm vào tôi bối rối thịt da

Phố xá hồn nhiên như mầu lá
Chờ tôi tựa xuống bóng em về
Ba mươi năm chưa thành người lạ
Yêu em vì đâu có hẹn thề

Hãy níu hồn nhau vào nhịp thở
Để em không còn kịp bỏ đi
Màu nắng trôi theo chiều tóc xoã
Áo em vàng góc phố Sydney

Chẻ đôi tà ngang dòng giao hưởng
Khúc Franz Schubert bên Nhà Hát Con Sò
Em sẽ thấy hồn tôi trong đó
Dắt nhau vào chiều đắm cơn mơ…”


Có lúc ngôn ngữ của tình nhân là những thiết tha của trái tim dồn ngực thở. Nhưng cũng có khi là những cảm giác thầm thì những tấu khúc mãi thiết tha trong tâm những giai điệu không lời. Thơ Hư Vô với những lời tình đã ngỏ hay chưa ngỏ, đã thấm vào cảm nhận những khuôn trời biền biệt của nhớ mong. Thơ Lưng Nguyệt, là của đôi lứa, là của Anh và Em, là của những không gian lãng mạn của những thời gian có thể qua đi trong dĩ vãng nhưng vẫn còn vương vấn trong hiện tại.

Có người cho rằng đi vào cõi thơ Hư Vô là cõi thơ của hình ảnh đạo vị và vai trò người nữ trong thơ có vị trí của Thánh Cô, Thánh Nữ như một vài thi sĩ xưng tụng mối tình của mình. Dĩ nhiên, mỗi người một cái nhìn một nhận định. Nhưng, riêng tôi, thơ Lưng Nguyệt đầy ắp những ngôn ngữ sống thực, gợi lại từ một cuộc sống như dòng chảy không xa lạ với mọi người. Nếu bảo những ngôn từ của đạo vị chỉ là cái vỏ áo bọc những ảo giác của những Mộng Lang, Mộng Cô của Hư Trúc và Công Chúa Tây Hạ trong Thiên Long Bát Bộ truyện Kim Dung thì trong cõi thơ Lưng Nguyệt cũng chỉ đơn thuần là những mịt mù suy tưởng. Từ cách xưng hô Tôi với Em hay gần gũi hơn Anh với Em thì chất sùng tín tình yêu có lẻ không nhiều lắm. Hư Vô làm thơ với cái bóng thương yêu một đời quẩn quanh và đôi khi cũng là ám ảnh của nỗi buồn. Mỗi một nơi chốn, mỗi một thời điểm, nhắc lại những kỷ niệm. Thơ Lưng Nguyệt đầy ắp những nỗi niềm. Chăn gối nhớ da thịt thoảng hương, vạt trăng xanh nhớ bờ vai trần e ấp. Và thấp thoáng đâu đây dư âm và dư vị của những lời tình.

Tôi hình như mê đắm những vầng trăng trong thi ca. Từ thơ Bích Khuê, thơ Hàn Mặc Tử, trăng chở trong thơ gợn gợn nỗi đau da thịt của vây bủa cô tịch và thăm thẳm kiếp người. Có ai đặt một câu hỏi với cuộc lữ hành đời sống trải qua những nhịp cầu đoạn trường để thấy ma quái hơn vầng trăng thuở nào, của biển đông sóng gào, của kiếp nhân sinh lạnh lùng phơi triền đá. Nhưng với Hư Vô, ở một địa danh Darling Point trôi dạt xứ người , đêm trăng như hoà vào lưng nguyệt những vòng tay trần ôm ấp tình nhân. Bài thơ Trăng Đêm Trên Darling Point như một ví dụ:

Trăm năm mấy bận hồi sinh
Để tôi chồng chất nợ nần trên vai
Còn nhau có một đêm này
Thì em hãy khóc cho đầy mắt tôi
Thắp trăng bên ẩn tích người
Lùa quanh lưng nguyệt hồn xuôi tay trần…

Cái ẩn tích ấy mượt mà gợi cảm. Trăng để gợi nhớ bờ vai trần nhưng nguyệt cũng làm xao xác nhớ những vòng ôm tha thiết.Trăng tan vào thơ thành dòng chảy lụa tơ đổ vệt trên vai trần giữa sóng ngàn biển đêm của tấu khúc không tên. Tôi nghĩ, thơ và trăng có lúc đã thành một khối và con người như lạc trong một cõi không gian thời gian không bến bờ. Hình tượng như vậy làm sao mà không in dấu vào trong tiềm thức của một người làm thơ nhậy cảm và một lúc thấy mình sống thực với cảm quan mình.

Hình như trăng là nỗi ám ảnh của người thơ. Bài Tôi Về Khai Quật Hồn Em Dậy có những câu thơ bàng bạc nỗi niềm của những vầng trăng của bóng hình lung linh dấu nguyệt của những bóng dáng của một thời buổi nào hun hút đã xa:

Tôi về khai quật hồn em dậy
Cho đá xanh xao biết ngậm ngùi
Núi còn đứng chờ nghe biển gọi
Người bỏ người trơ trụi lẻ loi

Em ngồi níu bóng trăng cùng tận
Vá víu đời nhau mảnh nguyệt trần
Dù chưa đủ ấm hiên người lạ
Thì em cũng đã biết bâng khuâng.


Có ai “ngồi níu bóng trăng cùng tận để vá víu đời nhau mảnh nguyệt trần”? Có ai mang cái tận cùng vô biên để đòi mong vá víu cái nhỏ nhoi của một tình yêu? Tôi đã quen thuộc với ngôn ngữ ẩn dụ của bóng trăng nhưng đọc đến chữ “nguyệt trần” lại sinh ra một điều gì thoảng qua của gợi cảm da thịt của một góc cạnh nào dễ tưởng tượng đến phút giây vô bờ của hạnh phúc cận gần.

Nguyễn Mạnh Trinh

Ảnh đại diện

Dấu chân Vy (Hư Vô): Khúc Tình Thiên Thu (Bản nhạc từ bài thơ Dấu Chân Vy)

Thơ Hư Vô
Nhạc Hoàng Thanh Tâm
Ca Sĩ Diệu Hiền
https://www.youtube.com/watch?v=rjI6DRNty9Q

Ảnh đại diện

Người tình hư vô (Hư Vô): Thảo luận thêm: Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô… ( Phần 3)

Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô                

Vương Thiên Vũ


1 - Vẻ Đẹp Văn Chương Qua Chân Lý Hữu Thể Của Nhà Thơ Hư Vô

Những trang thơ tình lãng mạn của Hư Vô hiển lộ những nét chấm phá đầy tính khai phóng trong ngôn ngữ thơ và ẩn hiện tinh thần Duy Lý Luận văn chương của  Ammunuel, Kant và  lại có cùng bản thể Duy Thực Luận của  Aristotle: Đó chính là những nỗi đam mê đầy cảm xúc tự quy khi tư tưởng của thi nhân trải dài theo không gian vô hạn và thời gian vô định của vũ trụ,và những cảm xúc tuyệt vời này chính là món quà vô giá mà thi nhân Hư Vô hiến dâng cho đời :

Một đóa dã quỳ ai đánh rớt
Nằm phơi lăn lóc lối tình nhân
Tôi biết ngày mai em sẽ khóc
Cho người khách lạ tưởng chưa thân…
(Quán tình nhân – Thơ Hư Vô)

Và nếu men vào nền văn chương của nhân loại, mọi người đã rõ, đại thi hào Wordsworth, William ( 1770 – 1850 ) một thi nhân vĩ đại trong nền văn học nước Anh (một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn = The empire on wich the sun never sets) thì nhận ra rằng thi hào đã để lại nhiều tác phẩm văn chương vô cùng giá trị: The prelude, The excursion , Description of the scenery of the lakes in North Angland, The white Doe of Rylstone, Letter to a friend of Burns, The river Dudlon , yarrow revisited, poems chiefly of early and late years ….
Với tính khai phóng văn chương và biệt tài xử dụng ngôn ngữ thơ, thi hào Wordworth, William đã diễn tả niềm cảm xúc tuyệt vời trước những nét hùng vỹ, uy linh của núi rừng xanh thẳm, của những huyền diệu kỳ bí của thiên nhiên, và như những vần thơ :

All things that love the sun are out of doors ,
The sky rejoices in the morning ‘s birth ,
The grass is bright with raindrops ; - on the moors
Thehare is running races in her mirth …

Thi hào Wordsworth, William đã khai sinh một trời thơ trữ tình lãng mạn của nền văn chương nhân loại, ông đã dẫn dắt thế nhân vào khung trời mộng mơ huyền diệu với biết bao nguồn cảm xúc với một văn phong đặc biệt mà cho đến mấy thế kỷ sau, một kẻ hậu sinh, thi sĩ Hư Vô cũng có cùng niềm cảm xúc, có cùng nguồn suối suy tư và biệt tài xử dụng ngôn ngữ thơ đầy nét tương đồng và mỗi người một vẻ:

Bàn tay mấy ngón tình nhân
Ngón nào đeo nhẫn đợi lần hứa hôn
Nhẫn tôi liễu óng tơ tròn
Kề em nhan sắc còn thơm da người..
(Đêm mơ Thánh nữ - Thơ Hư Vô)

Thi hào Wordsworth William và kẻ hậu sinh Hư Vô đã xử dụng ngôn ngữ thơ vô cùng chính xác, chuẩn mực, trong sáng và thuần nhất về nội dung và hình thức văn tự. Về nôi dung là chất liệu căn bản, là bản thể bất biến của chính nó…và về hình thức, ngôn ngữ thơ phải mang đầy đủ tính cân đối, tính trong sáng và thẩm mỹ … như vẻ đẹp của một loài hoa, vẻ oai linh của núi rừng xanh thẳm, vẻ kiêu hùng của người lính chiến, vẻ đẹp đài cát quý phái của những mệnh phụ đầy hấp lực… và nó được xem là biểu tượng của chân lý nhưng nó vẫn không phải là chân lý vì chân lý không dựa vào ngôn ngữ mà có được, và chân lý tự nó tỏa ánh hào quang rực rỡ như hai vừng nhật nguyệt  trong sáng trên bầu trời xanh thẳm: Nó trường tồn và bất biến

Em về soi lại dung nhan cũ
Thấy có còn tôi giữa muôn trùng
Từ đêm rượu ướt đôi môi đỏ .
Nhỏ xuống hư vô dấu nguyệt trần …
(Lưng nguyệt – Thơ Hư Vô)

Vẻ đẹp trong chân lý hữu thể của ngôn ngữ thơ Hư Vô chính là một nhân sinh quan sinh thực, ẩn tàng trong cuộc sống trầm lặng của thế nhân vì thế con người muốn  khám phá, thưởng ngoạn những vẻ đẹp kỳ bí của thiên nhiên, của đất trời bao la, của những thăng trầm của cuộc đời … thì ít nhất cũng phải sống trọn vẹn, đầy tình nghĩa .. cho hiện tại sinh thực và không nhìn về dĩ vãng với bao niềm luyến tiếc của một thời quá khứ mà bất mãn với hiện tại đầy nhiêu khê trắc trở của cuộc đời và vẽ vời một tương lai không thực cho một ngày mai mờ ảo .
Vậy qua ngôn ngữ thơ Hư Vô, nếu muốn tìm về chân lý hữu thể, mọi người đều phải có một cái nhìn vô cùng khách quan, trung thực, chính xác…về cái Tiểu Ngã, bản thân tự quy, cái nhân sinh quan hiện thực vào cuộc sống của chính mình, cho mình về mọi khía cạnh của cuộc sống  hiện tại và tương lai của chính mình:

Bài thơ viết nửa đời còn dang dở
Bởi anh quên tóc em chẻ bên nào
Tìm nhau theo dấu mòn ngày tháng cũ
Trăng quên tròn, biết tóc chẻ về đâu
….
Về đâu trăng chơi vơi bờ bến
Lối em qua bóng ngã bên nào
Anh nghiêng xuống nỗi buồn mọc nhánh
Bài thơ viết tiếp nửa đời sau…
(Mái tóc ngang đời – Thơ Hư Vô)

Nếu có người tìm kiếm hồn thơ Hư Vô mà giống như vô tình nhìn mặt nước hồ thu êm đềm, không một gợn sóng tung tăng thì có cảm nghĩ thi sĩ Hư Vô, một kiến trúc sư, một họa đồ sư hơn là một nhà phân tâm học hay một thi nhân mang nhiều ấn dấu Duy Thực Luận vì  lời thơ đã nhóm màu triết học khi đi tìm chân lý hữu thể với một tâm thức sinh thực bằng một văn phong độc đáo như đã trình bày ở trên và cũng chính nó đã mang tính khoa học thực dụng để diễn tả một bản thể tự quy trên con đường tìm về Chân - Thiện - Mỹ: Hồn thi nhân cũng giống như lời thơ rồi sẽ lướt qua bao biển dâu khổ lụy, bao nỗi thăng trầm của thế giới vô thường, biến động của không gian, của thời gian … và  hy vọng rằng nó sẽ mãi  mãi trường tồn trong vũ trụ nhân luân, khá đẹp thay!

Nửa đêm pha rượu vào nhan sắc
Vườn khuya đã động khúc nguyệt cầm
Mùa thu như thoáng chiêm bao tới
Theo bước em qua lối thăng trầm..
(Lưng nguyệt – Thơ Hư Vô)

2 - Vào cõi Hư Vô

Thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư Vô thể hiện tình yêu mến thiên nhiên, những nét đẹp hùng vỹ của quê hương, những ân tình giữa những con người với nhau… , thi nhân đã cho người đọc những cảm giác bùi ngùi, nhớ nhung, thương tiếc… những giọt máu nhỏ xuống thành thơ …thi nhân đã mời thế nhân vào cõi Hư Vô… . Để: trả em nhan sắc buồn vô tội của những mùa thu lá bay ngập 36 phố phường …. quê hương yêu dấu

Tôi vẽ em, mùa Thu Hà Nội
Lá bàng trôi tím mặt Hồ Gươm
Em bước qua bóng còn ở lại
Để tôi mắc nợ những con đường .
….
Tôi vẽ em, mùa Thu phố lạ
Chờ nghe hương cốm ngọt môi quen .
Để nước mắt chia vào hai ngả
Chảy thành giọt máu xuống đời em ..
(Tôi vẽ em mùa thu Hà Nội - Thơ Hư Vô)

Nếu chúng ta đi tìm hiểu gía trị đích thực của cuộc sống mà vào cõi mù không của tâm thức và rồi phải từ biệt nó để ra đi và đi vào cõi hư vô  ….và nếu luận gía trị đích thực này bằng ngôn ngữ  “sắc -sắc, không – không“ theo kinh  “Trí Huệ Đáo Bỉ Ngạn“ của Phật Giáo Đại Thừa thì chúng ta nhận biết rằng “sắc“ ám chỉ  sự vật và “không“ám chỉ hữu thể, thì thế nhân nhận diện được những ẩn dụ tuyệt vời trong thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư vô trong cõi chân không vô thức :

Tôi lần mò giữa hư vô
Trượt chân vấp xuống cuối dòng nhân gian
Vườn em xưa đã lỡ làng
Trăng khuya quay mặt ngang ngang ngửa đời
….
Đường trần mất lối dấu yêu
Bóng tôi đổ dốc ngược chiều trăm năm
….
Ngày em tóc xõa theo chồng
Có nghe sám hối động phòng cô dâu?
(Chân không – Thơ Hư Vô)

Và nếu một mai không còn một ai cùng ta chung bước đồng hành và cuộc hành trình đơn lẻ thì thế nhân cảm nhận nỗi cô đơn tận cùng của một kiếp người, thi sĩ Hư vô đã cho chúng ta hiểu những thấm thía của nỗi cô đơn của tâm hồn trước những mênh mông của không gian vô hạn và thời gian vô định;
Suy luận theo phân tâm học thì tiềm thức (vô thức) chi phối, điều khiển ý thức, thì chúng ta hiểu rằng chân lý của hữu thể không phải là ý thức, mà nó cũng không phải là tiềm thức (vô thức). Hữu thể không tìm thấy trong chủ thể dù là ý thức hay vô thức cho nên thơ của thi sĩ Hư Vô như niềm vô thức trào dâng mời gọi một ý thức tuyệt vời để ta được cùng em mãi sánh bước bên nhau để ngàn năm mãi mãi yêu em ….tình nhân ơi! đã tới cuối đường cùng: một sinh lộ mới cho cuộc hành trình của một ngày mai tươi sáng, mà hiện tại là dĩ vãng của ngày mai  :

Ta thầm ước kim đồng hồ quay ngược
Cho nụ hôn còn được kéo dài thêm
Sân ga nhỏ, hắt hiu buồn man dại
Từng chuyến tàu đang chạy tới vô biên
….
Ta vẫn biết xoay lưng là vĩnh biệt
Tình nhân ơi! đã tới cuối đường cùng
….
Tay ta ngắn, vuốt chưa dài sợi tóc
Vói cả đời không giáp một mùi hương
….
Tàu chở bể dâu, biết đâu bờ bến ,
Đường trăm năm còn có lối quay về?!
(Tình nhân ơi, đã tới cuối đường cùng – Thơ Hư Vô)

Và nếu một mai thế nhân ghi nhận những huyền diệu văn chương trong thơ tình lãng mạn mà thi nhân đã cống hiến cho đời thì những vần thơ chất chứa bao nỗi niềm, bao yêu thương, bao tâm sự của những thi nhân…qua những bài thơ tình lãng mạn mãi mãi được mọi người tìm đọc, suy gẫm, ca tụng …và mọi người rồi sẽ tự quay lại suy tư, hoài niệm cho tình cảm chân thành, những ngang trái trong tình yêu của chính bản thân mình, thì hỡi cố nhân ơi! người đang ở phương trời nào và có thấu cho hồn ta sẽ trôi dạt về đâu, khi ta mãi nhớ thương hình bóng của cố nhân :

Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi!
Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
Vớt  giùm trong nước lấy hồn tôi
(Gởi Cố Nhân – Thơ Nguyễn Bính)

Khi nhà thơ gởi vào thi ca niềm tâm sự u hoài của một cuộc tình say đắm là thi nhân đã trải rộng hồn mình theo đất trời bao la như vạn lời than vãn, như là những thổn thức thật tuyệt vời của con tim đang ấm nồng vì đang yêu và muốn được yêu: Đó chính là nét đặc trưng của lời thơ tiếng nhạc quyện vào nhau; Thơ và nhạc là hai chị em song sinh, cho nên khi thế nhân tỏ lòng yêu thương và mong muốn được bên kia đáp trả là lúc đang khổ lụy vì yêu hay say đắm khi được yêu thì tình thơ lai láng và ý nhạc ngân vang :

Quấn vào nhau đêm đang bùng lửa
Đắm cuồng si theo phím nguyệt cầm
Đừng để mất nhau thêm lần nữa
Cuộc đời đâu dễ có trăm năm.
(Trăng mật – Thơ Hư Vô)

Những trở ngại về gia cảnh, tôn giáo, chiến tranh… là những ngang trái, những nghịch cảnh có thể là những nguyên nhân của sự không trọn vẹn cho một cuộc tình; để niềm thương nhớ mãi là nỗi nhớ nhung ray rức, Xuân Diệu, một nhà thơ trong trường phái thi ca lãng mạn cũng là nòi tình như thi sĩ Hư Vô, vương mang mùi tục lụy của thế nhân, và có thể đồng bệnh tương lân …

Nằm đêm anh cứ thương em
Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm
Thế này cho hết trăm năm
Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em
(Nằm đêm Anh cứ thương Em – Thơ Xuân Diệu)

Và trong cõi hư vô, từ thủa khai thiên, nỗi buồn giao phối vẫn còn nguyên hình hài
…Tìm nhau một cuộc trầm luân
Biển xa mất dấu mưa trần trụi đau ….
… Gọi tên em, gọi tình nhân
Từ đêm mông mị hóa thân ta về
Hình như đâu phải cơn mê
Bởi da thịt đã cận kề chiêm bao …
(Gọi tên em, tình nhân – Thơ Hư Vô)

3 - Thay lời kết

Những tri thức dẫu mang nhiều những dấu ấn nhọc nhằn của cuộc sống, những oan khiên của tình yêu, những bi lụy và hoan ca của hạnh phúc….là những chất liệu của thơ tình lãng mạn và nó chỉ được thăng hoa khi tâm tình đã được phơi bày trên Dòng Sông Biến Dịch của tư tưởng của con người: Thi nhân đã hiến dâng cho đời những án thơ văn , những nhạc khúc diễm tình…trên con đường đi tìm chân lý hữu thể của tình yêu: Phía bên này của Dòng Sông Biền Dịch; thi nhân với  lời thơ chất chứa không biết bao nhiêu say đắm, yêu thương, nhớ nhung ….mà không bút mực nào có thể diễn tả cái hồn vô ngôn của tình yêu …khi mất em rồi, xa em rồi :

Mất em rồi, đời anh kể bỏ
Nói năng gì cũng chỉ thất ngôn
Cho em dăm bài thơ viết dở
Mang theo chồng làm của hồi môn.
(Phá sản – Thơ Hư Vô)

Bên kia bờ Bĩ Ngạn, thời gian vẫn cứ lững lờ trôi, không gian sẽ thay màu…định mệnh của cuộc đời vẫn cứ như những làn sóng xô đẩy nhau về chân trời vô định…và những tình cảm thương yêu trong thơ tình lãng mạn chỉ còn là những nối kết của tình yêu, nuối tiếc, hoài mong, nhung nhớ…để thế nhân mãi đi tìm “Chân Dung Tình Yêu“

Thương em mái tóc xõa dài
Chải trăm năm một hình hài đời sau
Này em, bước tới bể dâu
Chải chung hai nhánh cùng đau một lần
(Chải tóc- Thơ Hư Vô)

Nếu ánh sáng mặt trời chạm vào vùng không gian có nhiều hơi nước thì nó sẽ khúc xạ nhiều lần và phát tán phổ quang thành “cầu vồng hay mống hoặc ráng“ với bảy màu tổng hợp: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím và thế nhân dựa vào đó  mà tiên đoán thời tiết  :

Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa
Ráng mở gà trời gió, ráng máu chó trời mưa …

Thơ tình lãng mạn của Hư Vô khi vào vùng trời thương nhớ…thì nó cũng bị luồng địa nhiệt ( Năng lượng từ lòng đất: từ lõi hay trung tâm trái đất nhiệt độ từ 5.000 đến 7.000 độ C ) làm khúc xạ nhiều lần để vào “Duy Thực Luận“ và cho thế nhân bao lời thơ ngọt ngào để ngợi ca tình yêu dẫu mai kia dù có thế nào thì tình yêu mãi mãi ngự trị trong lòng nhân thế và mãi mãi không bao giờ thay đổi :
Tình yêu rất dịu dàng, rất rực rỡ, rất ngọt ngào, rất hạnh phúc, rất vui tươi …nhưng nó vô cùng mong manh như sợi nắng vàng của những bình minh muôn chim ca hát, như ánh trăng huyền diệu để tiếng nhạc lời ca của 12 tình khúc do nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ từ thơ của Hư Vô mãi ngân vang trong lòng nhân thế :

Buồn ngang vết cắt da đau
Bóng em hóa hạt bụi đào ngây ngô
Này em, ôm sát hư vô
Chải vào hoang phế hương bồ kết xưa …
(Chải tóc – Thơ Hư Vô)

Châu Đại Dương , Vùng Biển Mặn
Vương Thiên Vũ
(Lão Đưa Đò Trên Dòng Sông Biến Dịch)

Tài Liệu Tham Khảo :
Wordworth William, English Poet, Cambridge university 1947
Kant ‘ s Philosophy of Law, Berlin university 1932
Khảo luận Văn Chương Việt Nam – VTV
Mặc Giao - Một Cái Nhìn Khác Về Văn Hóa Việt Nam
Chân dung tình yêu: tiểu luận - VTV
Việt Nam Văn Hóa sử cương -  VTV
The Burning Fountain, WhelWright, R : Astudy in the language of Symbolism, Indiana university Press, Blơmington
Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu - Australia 2010
Jacques Prévert, Paris university – 1954
Greek Teacher And Philosopher Aristotle ( c384 – 322Bc ) NY.U.1945

Ảnh đại diện

Người tình hư vô (Hư Vô): Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô… ( Phần 2)

Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô                

Vương Thiên Vũ
                                                                     



II – Nét Khúc Xạ Trong Thơ Tình Lãng Mạn của Hư Vô

Vào thế giới chữ nghĩa văn chương của một nền văn hóa là con người mở một cuộc hành trình đi tìm “Chân, Thiện, Mỹ “để làm phong phú đời sống tâm linh nhằm xây dựng hạnh phúc của cuộc sống hiện tại và khai triển những ước mơ cho một ngày mai tươi đẹp.
Trong tiến trình đó, thi sĩ Hư Vô, đã xử dụng một bút pháp văn chương đầy tính khai phóng để diễn tả những tư tưởng mới, đầy màu sắc của những hoa thơm, cỏ lạ …của  ngôn ngữ thơ…để tô điểm những cảm xúc tuyệt vời của thi nhân và trân trọng nó cũng như hơi thở của chính mình nhằm ca ngợi sự tự do suy nghĩ, viết lách…:  mà tự do suy nghĩ và sáng tác chính là những tâm thức sinh động của tất cả những hữu thể tự quy.
Nếu định nghĩa: “văn hóa là tòan bộ những thụ đắc về văn chương, nghệ thuật, thủ công nghiệp, kỹ thuật, khoa học, phong hóa, luật lệ, cơ chế, tục lệ truyền thống, cách suy nghĩ, cách ứng xử và xử dụng thuộc mọi lãnh vực, những lễ nghi, những thần thoại và tin tưởng: tạo nên một di sản cộng đồng và đặc tính của cả nước, một dân tộc hay một nhóm sắc dân, một quốc gia …”
Căn cứ vào định nghĩa nói trên và dựa vào sự khai phóng ngôn ngữ thơ của Hư Vô , mọi người sẽ cảm nhận được lý tính văn học và những ý nghĩa tốt đẹp văn chương và những tư tưởng trong sáng của suy tư, của ước mơ … với mục đích hoàn thiện tâm linh của con người hay một cộng đồng thì có thể nói, thi sĩ Hư Vô: một nhà thơ khiêm ái, đầy mẫn cảm và là một người hoạt động văn hóa cộng đồng

Ghềnh khơi con nước động tình
Mùa thu cởi áo, phơi hình hài em
Tơ vàng trải lối chưa quen
Ngại em dốc lạ, đường trơn khó vào…
(Người tình Hư Vô – Thơ Hư Vô)

Vào thu, muôn lá vàng bay và cây sẽ trơ trụi lá trong đông tàn lạnh lẻo: Nhưng cây vẫn sống và em vẫn sống, em phải sống cho dù em phải thay áo mùa thu, hơi thu khẻ lạnh khi gió heo mây về và vào những ngày đông tàn lạnh lẻo và khi niềm cô đơn đã lên ngôi: Cây phải thay lá và đổi màu lá theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông: Để cây sống còn, và cây vẫn sống và nó chính là nó: thơ Hư Vô: Hồn Vô Ngôn.
Thơ Hư Vô: Hồn Vô Ngôn và Duy Thực Luận của triết gia Aristotle có cùng luận lý triết học và cả hai cùng có một nền móng tư tưởng về “cái chung của hữu thể sự vật“ .
Duy thực Luận của đại triết gia Aristotle đặt “cái chung của hữu thể sự vật“ trên các phạm trù bất biến và tri thức cảm giác của con người vào cái chung trong các phạm trù : “bản thể, phẩm chất, số lượng, liên hệ nhân quả, không gian, thời gian, vị trí, trạng thái , tác động và thụ động”.
Và nếu mọi người cảm nhận rằng tri thức của con người được hình thành như là bản thể của Đại Ngã, thì con người khi đã hiểu hay đã giác ngộ được thân phận nhỏ bé, sự hiện hữu vô thường, cái có và không, quy luật sinh diệt, cái chết ở một ngày mai …tất cả thuộc về tương lai vô định, tức là con người đã thoát ra khỏi Tiểu Ngã mê lầm mà hòa nhịp cộng hưởng cùng Đại Ngã mà Đại Ngã chính là nguyên nhân vận hành vũ trụ, có quyền năng trên sự sống của vạn vật:  Đó chính là lẽ sinh tồn của vũ trụ,
Thơ Hư Vô đã thoát ra khỏi Tiểu Ngã của chính thi nhân và quyện vào Đại Ngã vũ trụ: Triết gia Aristotle, đại tiền bối và nhà thơ Hư Vô, tiểu hậu sinh, cùng quy chiếu vào Đại Ngã và cả hai có cùng nhân sinh quan nhóm màu Duy Thực Luận :

Hãy níu hồn nhau vào nhịp thở
Để em không còn kịp bỏ đi
Màu nắng trôi theo chiều tóc xõa
Áo em vàng góc phố Sydney
(Áo em vàng góc phố Sydney –Thơ Hư Vô)

Ảnh đại diện

Người tình hư vô (Hư Vô): Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô… ( Phần 1)

Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô                 
 
Vương Thiên Vũ
                                                                      

Trong bài thơ Uất kim hương, Thi sĩ Hư Vô đã cho thế nhân một ý niệm, một định nghĩa về thơ tình lãng mạn như là niềm tin vĩnh cửu vào giá trị đích thực của những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày hơn là đi tìm chân lý hữu thể “Chân thiện Mỹ “của lời thơ:

Đừng hỏi những câu thơ vô nghĩa
Vội vàng anh viết <<Qu’est – ce que l ‘amour?>>
Chính anh viết, anh còn không hiểu
Tự điển nào cắt nghĩa nổi chữ yêu.
(Uất kim hương, Qu’est – ce que l’amour? Thơ Hư Vô)

Nếu thế nhân lạc vào vườn thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư Vô, nếu có thời gian mà ngâm vịnh theo bốn mùa của đất trời để tìm hiểu nhiều khía cạnh về con người, lòng yêu thương, cảm xúc, tình cảm …như là tìm về con người thực của chính mình (Hữu Tự Tại = Tiểu Ngã) trước không gian bao la của vũ trụ, thì hỡi thế nhân xin hãy đừng ngần ngại chi, mời vào lâu đài văn chương, đắm mình theo lời thơ, tiếng nhạc …của thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư Vô để được tắm gội trong suối nguồn vô thức của dòng sông biến dịch Heraclitus, và hiểu rằng đàng sau thân thể và tâm trí, con người còn có một cái gì khác và chính cái khác này cấu tạo nên cái tôi đích thực của mỗi cá nhân:
Con người là sinh vật cảm nhận được những biến chuyển của tâm linh và những biến động của vũ trụ và thường ghi nhớ bao nỗi niềm thương cảm chất ngất tình người để biết rằng con người đang hiện hữu: Sự quay nhìn về thời xưa cũ và soi mình vào quá khứ của thời gian để ghi nhận những nét diễm kiều, huy hoàng, rực rỡ … của những  hoàng hôn dĩ vãng và đón nhận những bình minh rạng rỡ của ngày mai như là tình yêu mến những tâm hồn sinh động của thế nhân, được thi sĩ Hư Vô ghi lại bằng lời thơ như là ông đã khắc lên vũ trụ vạn lời yêu thương:

Cõi ta, như đã mơ hồ
Cõi em, từ độ hư vô tượng hình
Giật mình hồn vía phiêu linh
Cơn đau đã đến thình lình đó em
(Cõi hoang – Thơ Hư Vô)

Thi nhân đi tìm những bí ẩn sinh động trong cuộc sống với không biết bao nhiêu ưu phiền, trầm luân…bao gồm cả một dòng sông dĩ vãng, cả một thời xưa cũ, cả một dòng năm tháng đã trôi xa …và nó vẫn hiện hữu và biến động để hình thành một tương lai với những ước mơ, những kỳ vọng …cho một ngày mai tươi đẹp …
Mời thế nhân buông bỏ những ưu phiền buồn khổ của kiếp nhơn sinh ngắn ngủi, hãy để tâm hồn mình lắng động mà nghe lời thơ tạ tình thay hồn vô ngôn với những ẩn dụ vẫn hằng hiện hữu và mãi trường tồn trong dòng sông biến dịch của sinh thức: tình yêu thương và những tuyên ngôn của lòng trắc ẩn, chất chứa bao niềm thương cảm về sự hiện hữu của con người trong vũ trụ bao la, dẫu biết rằng thời gian thì biến dịch, không gian thì vô tận…và tất cả luôn luôn chuyển động ngoài tâm thức của con người nhưng ý chí, tâm hồn, tình cảm ….của con người thì nó vẫn hiện hữu và sừng sững như cội thông già trên trường sơn lộng gió …

Anh một đời nghiệt ngã
Cát lùa vàng dấu chân
Em bến bờ xa lạ
Khóc hoang phế đường trần.
(30 năm chưa gặp - Thơ Hư Vô)

I - Ngôn Ngữ Thơ Hư Vô Với Ẩn Dụ Văn Chương

1 – Vài nét về nhà thơ Hư Vô

Thi sĩ Hư Vô tên thật là Hùng Võ, quê quán An xuyên, tỉnh Cà Mâu cuối trời Việt Nam, tuổi Kim Ngưu, nghề nghiệp kiến trúc sư, tốt nghiệp viện đại học kiến trúc Saìgon,
Đã có nhiều bài viết đăng trên sách, báo, tạp chí văn chương…xuất bản tại Huê Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi … và trên những trang Web trên thế giới ,
Hiện là chủ biên trang thơ trên bán tuần báo Việt Luận Úc Châu, Phó chủ bút Văn Đàn Đồng Tâm tại Huê Kỳ.
Những tác phẩm đã phát hành: Thành Phố Anh Đến (thơ 1974), Chúng Mình Mất Hết , Chỉ Còn Nhau (thơ 2007), Người Tình Hư Vô  (tập thơ 2011) và CD Người Tình Hư Vô (2011, gồm 12 bài thơ Hư Vô, nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ nhạc).
Đường Vào Bể Dâu (hồi ký), Lưng Nguyệt (tập thơ), Bản Thảo Một Cõi Thơ Hư Vô (tạp bút) sẽ xuất bản.

2 – Khái luận về ngôn ngữ thơ

Trong tác phẩm Văn Đàn Bảo Giám của học giả Trần Trọng Kim xuất bản năm 1926 có bài thơ
“Khóc Bằng Phi “của thi hào Dục Tông (Hoàng đế Tự Đức) có hai câu thơ mà hồn thơ ngân vang lời yêu thương miên viễn, ý thơ gợi bóng và hình quyện vào nhau trong một lời thơ mang nặng âm hưởng Duy thực Luận với những nét đẹp tính thủy chung trong tình yêu diễm ảo:

Đập cổ kính ra tìm thấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi

Hỡi thế nhân! hãy xếp tàn y lại mà nghe tình yêu thăng hoa, tỏa mùi trinh nguyên ónh ánh, những ngại ngùng thẹn thùng, da diết, quấn quít…của đôi tâm hồn son trẻ, có cùng một hướng nhìn về tương lai…theo những bản tình ca dìu dịu; tràn ngập hương nồng của những nụ hôn đầu đời không vướng bận những hạt bụi trần :

Có gì đâu để phân vân
Ta và em, hạt bụi trần, thế thôi
Đời sau, em được làm người
Đừng quên da thịt, một thời cõi ta…
(Cõi hoang - Thơ Hư Vô)

3 -Vài nét về cấu trúc ngôn ngữ thơ Hư Vô:

Ngày nay khoa ngữ học văn chương đã xử dụng phương pháp đối chiếu ngôn ngữ để phân biệt ngôn ngữ văn học thông dụng và ngôn ngữ thơ nhạc:
Ngôn ngữ văn học bao gồm ngôn ngữ đối thoại, thư từ, thông cáo, quyết định …. lấy ý niệm thực tế làm căn bản, mang tính thực dụng và đặt trên quan hệ viết và đọc vì thế phải rõ ràng, trong sáng, thực dụng … và ngôn ngữ thơ mang nặng tính trừu tượng với nhiều ẩn dụ, có tính hư cấu…vì thế nó những đặc tính sau :
-Tính đích thực và hàm nghĩa (Connotation): mang nặng nhiều cảm tính nhưng vô thủy vô chung, hiện hữu thực tế, trường tồn và bất biến …nó phản ảnh chính nó bao gồm những ưu tư, phiền muộn, tương đắc, lãng mạn, tha thiết, ray rức, cảm thông ...

Lần đầu môi biết tìm môi
Nhọn tựa chiếc lá đâm chồi gai non
Đẹp như con gái Sàigòn
Đêm ngồi xõa tóc cho còn thơ ngây
(Lá đêm - Thơ Hư Vô)

-Tính nghịch lý (Paradox):  mang nặng tính hư cấu, không cụ thể, thiếu tính thực dụng, quy chiếu “tri và hành“…nên nó vươn mình theo óc tưởng tượng của thi nhân mặc cho không gian có đổi thay, thời gian có lửng lờ trôi theo ngàn năm mây bay…:  nó vẫn hiện hữu như từng hiện hữu: đây là một thực tế sinh động với muôn ngàn hệ lụy: ….

Tám mươi năm, mẹ vẫn còn ngồi đợi
Thằng con trở lại với cội với nguồn
Để thấy tóc mẹ trổ màu bông bưởi
Rụng xuống thơm tho, trắng cả góc vườn
….
Tám mươi năm mẹ vẫn ngồi vá áo
Mắt nhạt nhòa theo mũi chỉ đường kim
Kim khâu cả đời chưa lành nỗi nhớ
Thì sợi chỉ nào vá nổi trái tim…
(Tám mươi năm , mẹ vẫn ngồi đợi - Thơ Hư Vô)

Mẹ Việt Nam ơi! tám mươi năm mẹ vẫn ngồi đợi, vẫn chờ những người con vong thân trên bờ ảo mộng duy vật, đã gây không biết bao nhiêu chinh chiến điêu linh, bao hoang tàn đổ nát, bao hận thù dân tộc…với hàng triệu thây người gục ngã…và bây giờ đây quê hương Việt Nam mãi điêu linh khốn khổ… và đang đứng trên bờ hiểm họa diệt vong thì sợi chỉ nào vá nổi trái tim của Mẹ! Mẹ Việt Nam ơi!….. : Thơ Hư Vô mang bầu nhiệt huyết sục sôi niềm uất ức, nghẹn ngào, thương cảm mẹ Việt Nam và niềm hy vọng vẫn là ước mơ những người con lầm đường lạc lối hãy quay về với cội nguồn dân tộc…

-Tính đa hiệu (Plurisignation): Ngôn ngữ thơ dù được dù được gieo mầm ở bất cứ khung trời nào và dù phải trải qua bao tình huống khó khăn khắc nghiệt của thời tiết nó vẫn mãi cưu mang những tình cảm của con người như: suy tư, cảm xúc, thương yêu ….và luôn luôn được thi nhơn thẫm mỹ hóa bằng những thực hữu cho lời thơ thăng hoa vậy.
Trong ngôn ngữ thơ phải ẩn tàng, chất chứa ngữ âm, điệu bộ, dáng dấp …của nhà thơ
Qua cảm xúc của thi nhân, ngôn ngữ thơ mang đầy đủ nhạc điệu, tiết tấu, âm thanh .. được gói trọn vẹn trong lời thơ cho nên ngôn ngữ thơ luôn luôn mang tính đồng nhứt, toàn diện, mạch lạc, trong sáng ..
Tính thực dụng hay khả năng cảm nhận qua những mẫu đối thoại, những tình tiết, những cảnh ngộ, những tâm tình … của từng nhân vật được thi nhân diễn tả…và người đọc cảm nhận bằng trực giác, tri giác, tình cảm…:  Thì hồn thi ca sẽ xuất hiện như ngôn ngữ mà nó được mô tả, nhưng nó cũng chính là nó  …
Vậy tính đa hiệu của ngôn ngữ thơ dẫn người đọc đến ý niệm chủ định (Intentionalism), cho nên chữ nghĩa thơ văn mà nhà thơ Hư Vô xử dụng đầy tính“Duy Thực Luận“ phản ảnh những tình cảm, những thương yêu, những cảm xúc…thật tuyệt vời với bao nhiêu sinh thức vẫn hiện hữu trong con người …từ lúc môi trần..

Từ đêm tháng bảy môi trần
Em ngồi trang điểm dự phần dung nhan
Tim tôi cửa nẻo hoang tàn
Có em khép mở ngổn ngang một đời
….
Cũng may còn nửa đời sau
Để mưa ngâu kịp bắc cầu em qua
Mong manh như dãy lụa là
Em từ huyền thoại bước ra muôn trùng
(Sinh nhật tháng bảy – Thơ Hư Vô)

Thi nhân sống với niềm cảm xúc dâng trào quyện vào với bao kỷ niệm của những tháng ngày dĩ vãng…được diễn tả bởi những ngôn ngữ về dĩ vãng như: buị thời gian, đằng đẵng mấy mùa thu, héo hon đợi chờ, thời ấu thơ, mơ ước của ngày xanh ….

Như dòng sông chia hai nhánh rẽ
Lòng vẫn y nguyên những ngọt ngào
Mơ ước một lần, dù ít ỏi
Có em bên đời, sống chết như nhau
(Chúng mình mất hết, chỉ còn có nhau – Thơ Hư Vô)

“Sống chết như nhau“, một ý niệm về sự hiện hữu của thân xác và tâm linh được thi nhân xử dụng để diễn tả ý niệm thời gian theo quy trình tạo dựng và phá hủy của mọi vật thể hữu hình: một tri thức bắt đầu bằng trực giác và nó cũng chính là cảm giác.
Vào Duy Lý Luận của đại triết gia Kant, Immanuel ( 1724 – 1804 )  thì đối tượng của trực giác là hiện tượng ( Erscheinung, Appearance ) bao gồm yếu tố vật chất và hình thể của hiện tượng và hình thể thuần tuý của cảm giác là không gian và thời gian mà không gian là hình thức của tất cả cảm giác ngoại tại và thời gian là hình thức cảm giác nội tại.
Vậy căn cứ vào những yếu tố kể trên, mọi người thừa nhận rằng đại triết gia Kant, Immanuel và ngay cả thi sĩ Hư Vô có cùng một nhận thức mang dấu ấn Duy Lý Luận trong văn chương.
Quả thực vậy con người nhận biết vạn vật qua hiện tượng (Erscheinung, Appearance) và trí năng (understanding): vậy trí năng là khả năng suy tư các dữ kiện bằng ý niệm và kết hợp với cảm giác tạo thành tri thức về các đối tượng: ngôn ngữ thơ của thi sĩ Hư Vô mang dấu ấn Duy Lý Luận trong cuộc hành trình tìm kiếm giá trị đích thực của Chân, Thiện, Mỹ là tìm về bản thể (substance) là phạm trù đầu tiên cùa mọi vât thể :

Một ngày tháng tư đang cơn hấp hối
Tôi lao vào lửa khói tới đón em
Phố xá tan hoang mịt mù thuốc súng
Chiếc ghế ngồi chung chổng cẳng ngỡ ngàng
(Saigòn tháng tư – Thơ Hư Vô)

Thi hào Trần tử Ngang xúc động trước sự hửng hờ của thời gian: thời gian vẫn cứ quay đều, không ngừng nghỉ: một sự yên lặng kinh hồn: như vạn lời thơ vô ngôn :

Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất tri lai giả
Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ
Đăng U Châu Đài Ca thơ Trần tử Ngang
Dịch nghĩa :   Ai người trước đã qua
Ai người sau sẽ tới
Ngẫm trời đất mông lung
Lòng ta rơi lệ thảm
Dịch thơ :   Hướng về trước , người xưa vắng vẽ
Ngoảnh lại sau , quạnh quẽ cô đơn
Ô hay trời đất dài lâu
Lòng ta ngấn lệ, hạt sầu rụng rơi
(“Bài ca lên đài U Châu“  thơ TTN, VTV dịch)

Vậy căn cứ vào tính đa hiệu của ngôn ngữ thơ, thơ của thi sĩ Hư Vô hàm chứa tính minh triết của những sự vật hiện thưc và tính thực hữu của “Tiến trình thực hữu của những hiện thực“
(Ordre des coexistences và “Tiến trình biến thể của những sự việc sẽ hiện hữu“ (Ordre des successions possible) theo quy trình sinh diệt của thời gian
Ngôn ngữ thơ Hư Vô phản ảnh những hình thái sinh động của trực giác có được qua kinh nghiệm, xuất phát từ ý niệm chủ quan của chủ thể, được xếp vào loại lý tưởng siêu nhiên
(idéaltité hanscendantale) phát triển từ khối óc thông tuệ của một tâm hồn đầy huệ khí và được chứng nghiệm bởi những cảm nhận với chiều sâu thẳm của cảm tính tình cảm, tri thức được gạn lọc qua ý thức (donnée immediate de la conscience) và thăng hoa cho lòng thương yêu tràn ngập con tim thế nhân vì thế nó vượt ra khỏi phạm trù ngôn ngữ văn học và luận lý biện luận và phản biện; đây là hồn vô ngôn của thơ Hư Vô, là thủ pháp văn chương ẩn hiện những nét đẹp thẫm mỹ của ngôn ngữ (tính cân đối), vừa tinh anh trung thực như là chân lý hữu thể : Chân, Thiện, Mỹ;

Ngồi xuống đi em, chiều đã giáp
Cùng anh uống cạn chén bạc đầu
Ba muơi năm cũng đâu dài lắm
Chắc gì đã đủ để quên nhau
(Quán tao phùng – Thơ Hư Vô)

Ảnh đại diện

Đêm mơ thánh nữ (Hư Vô): Hư Vô, Đêm Mơ Thánh Nữ Đá Vàng Tàn Phai...

Hư Vô, Đêm Mơ Thánh Nữ
Đá Vàng Tàn Phai...

Ngô Nguyên Nghiễm

Đi vào cõi thơ Hư Vô như một cuộc du hành chiêm nghiệm đầy tình cờ, giống như suốt bao nhiêu năm tháng qua, sự tò mò đã giúp tôi tìm đọc và phân tích tính thơ của các bằng hữu. Hôm đọc tạp bút của nhà văn Toại Khanh, về điện thư chủ đề Vàng Em Áo Hạ, kèm theo file video thơ Hư Vô, nhạc Phạm Quang Ngọc, nhận định của ông, khiến tôi thật sự tâm đắc về nét nhìn thoáng rộng và sâu sắc của hai người bạn văn nghệ chưa hề quen biết hay gặp mặt nhau một lần. Ngôn ngữ mà nhà văn Toại Khanh ghi nhận về thơ Hư Vô có một góc cạnh tinh khôi, mà ông cho là mới lạ… theo tinh thần Phật pháp. Quả nhiên, rải rác trong dòng thơ tình của nhà thơ Hư Vô, sự tinh khiết chìm đắm trong ngôn ngữ kỳ diệu một con tim, tạm gọi là kinh tình yêu… Lật lại từng trang sách ẩn hiện dòng thi ca đầy ảo hóa của nhà thơ, hầu như tâm thức anh đi thẳng vào một đề tài muôn thuở. Thời gian xa xưa trôi qua cuộc hóa thân trên ngôn từ, chiêu niệm cho một thời áo trắng tàn phai theo năm tháng. Anh ngược dòng nắm bắt lại những hình tượng mơ hồ còn đọng lại trong kỷ niệm: Hình ảnh tinh khôi của tình yêu muôn đời vĩnh cửu, trải dài trên bước đường phiêu lãng mà Hư Vô đang ngược chiều trở lại quá khứ. Ôm những vầng nhật nguyệt bay quanh những ngày tình, những ngày còn vang đầy tiếng guốc mộc, trên mê lộ phố xưa, vẫn còn nghe lạ lẫm mùi hương trải vô biên xuống tiệc đời…

Nét tinh khôi trong dòng thơ Hư Vô đánh dấu thành tựu cho một ngôn ngữ sáng hóa, làm giàu cho ngữ điệu mà thế giới thi ca lúc nào cũng cần thiết để tạo hình. Vì vậy, trong thơ những hình ảnh khơi dựng những ngọn đèn tàn canh thắp lên để buộc nhau nối khúc tử sinh đôi bờ, là ấn tượng sâu lắng đầy hình ảnh đạo vị,  khiến Hư Vô có một thế giới thơ riêng biệt, giúp dòng thơ nhẹ nhàng trôi lướt giữa phù hư, sương khói. Nhưng tuyệt nhiên, những hình ảnh Phật pháp nếu có chỉ là lớp áo trong thơ anh, như tiếng nói giúp người nghe định vị được phương hướng người thơ đang hiện hữu. Thơ Hư Vô có một sức sống chan hòa của tâm và ý, lắng đọng như những hạt châu, chỉ rực rỡ trong môi trường đầy bóng sáng của thái dương. Chính vậy, đạo vị chỉ là phương thức đưa dòng thơ Hư Vô thêm một chút ảo mộng, mà huyền thoại tình yêu phải gắn chặt vào nỗi nhớ, như một đêm mơ Thánh Nữ bên góc giáo đường. Nỗi nhớ thanh thoát tượng hình, như một bóng ai nghiêng xuống hoàng hôn để cho góc phố nhà ai đứng đợi, chờ đợi mãi đến ngàn sau… Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, nhà sư Hư Trúc lạc vào một mê cung băng tuyết giữa những buổi trăng vàng nghiêng soi bên góc cổ điện, mà giữa Tình Lang và Tình Nương chìm ngấm trong giấc ngủ mê tình, chưa hề hiển lộ dung nhan… Thơ tình của Hư Vô cũng đầy ảo giác, vẫn ôm ấp suốt một khoảng không – thời gian định mệnh một cách thủy chung, mà anh luôn bảo mật vì em còn nguyên huyền thoại / kéo dài tới bể dâu…

Hình ảnh vay mượn từ cái tử sinh, bể dâu, tàn canh, thăng trầm, bóng nguyệt, nhân duyên… hình như chỉ là lớp áo đầy vẻ đạo vị, nhưng chỉ làm phong phú thêm hướng sáng tạo của thơ. Hoàn toàn đó chỉ là ngôn từ, chưa phải chính pháp, như những hạt bèo trôi dạt trên mặt nước, mà hữu vi đi nữa pháp cũng phải lắng dịu dưới lòng sông. Huống hồ cái vô vi còn chờ người cởi bỏ mọi mê chấp, đi thẳng hay tiệm tiến. Tôi hiểu tâm hồn của nhà thơ luôn luôn muốn nắm bắt ảo diệu ngôn ngữ của thi ca, nên Hư Vô phải chuyển tải nhuần nhuyễn tâm thức trên đường đi của thơ anh, thêm những ngộ nhập bất chợt giữa hành trình. Hư Vô đảnh bẫy nhiều hình tượng, nên thơ anh hình như có một sự suy luận, mà luôn luôn cái kết đầy vẻ e ấp, thanh xuân, hờn dỗi, phân bua, đúng của dòng thơ tình: tôi buồn cái nỗi buồn tôi / sống là đã chết thật rồi, đó em! / tan tành bóng nguyệt, hình trăng / làm sao tôi dám trách phiền người dưng… Đại khái là như vậy, khác với thơ Nguyễn Tất Nhiên và Trịnh Bửu Hoài, cái mộc mạc so sánh và quyết đoán tư duy là cái nhập thể vững chãi trong thơ Hư Vô. Từ dấu son môi thời mới lớn, để nghìn trùng không đuổi kịp chuyến tàu, vì chỉ biết thẩn thơ chờ em ngang giấc chiêm bao lạ lùng. Thật đẹp não nùng, và chỉ có thơ là như vậy, như đuổi bắt ánh trăng, như vớt trong không khí hương hoa vừa bừng nở… Chính những cái ảo giữa hiện thực, giấc mộng trong tỉnh thức mong chờ, hoài thai cho một kiếp lặng lẽ, đẹp lãng bạt vô ngần trong bao nhiêu trần tục vây quanh…

Những lúc anh em văn nghệ ngồi quanh bàn tiệc tâm giao, phần đông mỗi người đều dư thừa trong sức sống, ý tưởng và sáng tạo một cách riêng tư kỳ bí. Hầu như mỗi nghệ sĩ đều có riêng cho mình một thế gian mê đắm riêng biệt, không thể trộn lẫn du nhập vào thế giới của nhau. Nhưng vẫn chấp nhận khung trời của nhau, chỉ cần hé mở một góc phù du, như vén rèm cho ánh tinh quang bình minh soi nhẹ, vì anh em tôn trọng vũ trụ của riêng nhau. Giống như hình ảnh lạc thân lạc chợ bơ vơ, nằm co giữa cõi vô thường… cũng chỉ  là một vở kịch riêng dành cho chính mình ở một cõi phù du riêng biệt, không có một bóng dáng bằng hữu nào được phép bay nhảy lượn quanh, mặc tình cho người ôm thơ quằn quại tử sinh trong sân khấu tư riêng. Chính vậy, hướng thơ là của riêng anh, có thể giữa cõi phiêu linh hứng được một bát đầy tinh túy của thơ, thì chưa chắc người bên cạnh, hứng được giùm anh một chút cặn bã dư thừa. Rõ hơn, chỉ người thơ là chủ nhân tội nghiệp trong mảnh đất sáng tạo riêng tư, bất khả xâm phạm. Mỗi nhân cách đều thể hiện đằng đẵng từ não cân, tâm huyết và tài hoa riêng. Nhiều lúc gọi hồn Thánh Nữ, một Nguyễn Tất Nhiên thì thà như giọt  mưa rớt trên tượng đá… còn Trịnh Bửu Hoài thì như giọt sương trên đọt nhãn sớm mai. Còn Hư Vô thì bước tới linh hồn để  buồn no con mắt quấn quanh cuối đường. Cung cách biểu lộ tâm kinh của bằng hữu, khác nhau như những đốm sáng tung rải giữa rừng, bay tản mạn trong một không gian bốn phương tám hướng mà cách biệt ngàn trùng.

Thật ra, thế giới thơ của nhà thơ Hư Vô, là dòng thơ tình có vẻ mộc mạc và trong sáng đầy vẻ e ấp, chịu đựng. Nét hiền dịu, đầy hình ảnh tượng trưng, như tạo dựng một bức họa phẩm chứa đựng nhiều tình tiết vô chiêu, mới đó một đóa dã quỳ ai đánh rớt / nằm phơi lăn lóc lối tình nhân, thì hình như bóng dáng Thánh Nữ còn bay xa, không hiểu có một cái vẫy tay chào không, chỉ thấy thơ đi loang lổ trong bóng đêm dạ tửu: uống đêm chưa cạn hương mười sáu / mà buồn như đã tới đáy ly.

Có dạo, tôi ngồi cùng Nguyễn Tôn Nhan, Phạm Nhã Dự, Minh Nguyễn, Chu Ngạn Thư, Lưu Vân… chữ Thánh Nữ được Nhan dùng như một tôn xưng hoan hỉ với một người bạn nữ. Và hình như, Thánh Nữ được rộng rãi phổ biến trong những dịp trà dư tửu hậu, để nâng ly chan hòa đạo vị nhân sinh, tô điểm nét tuyệt diệu cho nhau trong những lúc cõi ta như đã mơ hồ / cõi em từ độ hư vô tượng hình. Chính vậy, với thơ tình của Hư Vô, cũng không ngoại lệ, với Thánh Nữ chân trần, làm thanh thoát và sương khói cho một dòng thơ, mà bên góc giáo đường của đêm mơ Thánh Nữ khiến tôi như ngã xuống mùi hương dại khờ. Thêm một điểm son, và đầy sáng hóa thi vị cho một hướng thơ đi… Hư Vô làm thơ gần 40 năm nay, dĩ nhiên tâm thức lắng đọng nhiều biến hóa kỳ diệu cho ngôn từ. Cái tuyệt vời của nghệ thuật là sáng tạo, lập thuyết và tài hoa. Không ai chối bỏ hay quyết đoán, thơ mới hay cũ chỉ là bước đo giá trị trong thi ca. Mọi trật tự trong vũ trụ hữu hình cũng phải đi từ cái không đến có, từ hỗn độn đến trật tự, từ sơ khai đến sáng hóa… Có những lúc, nhiều thuyết tân lập đang rặn mình hóa sinh, đó là điềm lành cho sự tuần hoàn, thành trụ hoại diệt. Sinh tử là lẽ thường hằng, hữu duyên năng tương ngộ, không duyên thì bất tương phùng, nên tất cả những gì hiện hữu đều là sự sinh hóa văn minh mà lẽ sống phải có. Thơ tình hóa sinh hằng bao nhiêu ngày tháng, từ cổ phong, cổ ngữ đến hình thức, tân lập, cũng là nét sinh hóa văn minh đó. Chính vậy, có nguồn cội mới có chi có nhánh, đến nay nhiều khi đọc lại các bài Đường thi của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… sự rung cảm vẫn chất ngất trong hồn.

Nhà thơ Hư Vô cũng có nét cổ phong trong dòng thơ riêng mình, nhưng đầy hình ảnh ẩn dụ, đưa thơ anh vừa dịu dàng đa cảm, vừa hóa thân vào một chân dung tượng hình đầy sáng tạo:

Bóng em hóa hạt bụi đào, ngây ngô
Này em, ôm sát hư vô
Chải vào hoang phế, hương bồ kết xưa…

Có thể khẳng định, Hư Vô rất thành công ở thơ vần, nhất là dòng 6 – 8, những hình ảnh tượng trưng ẩn dụ được nhà thơ dùng thật nhuần nhuyễn, tự nhiên như gió thổi trăng bay. Cái say mê cùng cực trên đường đi với thi ca, đã giúp Hư Vô hoàn chỉnh được hình dáng của mình trong một lớp dạ phục đơn sơ, đầy nét tinh quang tuyệt diệu…

Ngô Nguyên Nghiễm
Viết tại Thư trang Quang Hạnh
Tháng 6/2011

Ảnh đại diện

Người tình hư vô (Hư Vô): Vài cảm nhận khi đọc tập thơ Người Tình Hư Vô

Thi Tập Người Tình Hư Vô
Một dư âm huyền diệu

Cao Minh Nguyệt


Vừa đọc xong tập thơ Người Tình Hư Vô đêm qua, giờ đây lòng vẫn còn lâng lâng dư âm huyền diệu của những mối tình không tuổi, vượt thời gian và không gian.
Đặc điểm của thơ anh là bài đầu cũng như bài cuối, đắm đuối như chuyện tình Romeo-Juliet, dìu dặt sâu xa như nhạc vàng, mênh mông, huyền hoặc như liêu trai,  ngọt như cô gái yêu tình nhân lần đầu, và nhiệt cuồng, trang trọng, vội vã như những mối tình muộn, đang yêu đã nghĩ đến phút ly biệt, đêm còn sớm mà đã cầu xin cho nó dài mãi  cho đến kiếp sau.

Thơ anh bao gồm tất cả những giai đoạn của tình yêu. Trong khi lịch sử đã có rất nhiều bài thơ tuyệt đỉnh, nhưng phần đông là bởi những tác giả chỉ sáng tác được dăm câu hay dăm bài bất hủ đề rồi lại chỉ cho ra những bài rất thường, dễ bị chìm trong lãng quên, và thường ngừng lại ở một chặn đường của tình yêu.Tôi thấy thi sĩ Hư Vô là người đã yêu với tất cả tâm hồn và huyết quản của mình. Người đã yêu với tình yêu nhẹ nhàng như cánh bướm của Nguyên Sa, thầm lặng như Đỗ Huy Nhiệm, tuyệt vọng như Hàn Mặc Tử, vò xé tơ lòng như Nguyễn Bính trong bài Rượu Xuân:

“Em đi dệt mộng cùng người.
Lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh”

Và sống động, mê ly, man dại như Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng.

Tôi không biết chọn những câu nào, bài nào tôi thích nhất của Hư Vô, vì bài nào cũng là một bản nhạc thâm trầm, đi sâu vào lòng người. Hư vô đã thăng hoa tình yêu. Ẩn dụ và hoán dụ được người khai thác rất khéo để dàn ý tình và cảm xúc mình - và cũng là của phần đông độc giả, vì rất thiết thực - trên trang giấy trắng.
Đặc biệt những câu sau đây đã để lại nơi tôi một ấn tượng khó quên:

“Đường xa lạ hoắc lạ quen.
Đâu còn ai đợi mà chen chúc vào"

"Anh về bước chậm cầu cao.
Gai ngang vết cắt nát nhầu dấu chân.
Có qua hết đoạn đường trần.
Xin em chăn giữ mộ phần riêng anh."

“Trăm năm tôi vẫn nặng lòng.
Hạt mưa rớt xuống cong vòng bóng em”

“Môi em sẵn mới vào mùa.
Tôi nghiêng nghiêng thấp cho vừa vặn đau”

“Lỡ tay đánh mất nửa đời trước.
Còn nửa đời sau cho hết em”

“Ta về cho kịp tái sinh.
Nửa đêm chiếc bóng cựa mình khóc vang.
Thắp trăm ngọn nến da vàng.
Trăng đang động nguyệt ngang tàn tích em”

“Hồn tôi bỗng chốc lên men.
Trái tim nhảy nhỗm cuồng điên lạ kỳ.
Thì em cũng đã u mê.
Cơn say gào thét cho kề cận môi”

“Ngày em xõa tóc theo chồng.
Có nghe xám hối động phòng cô dâu?..”

“Từ em sợi tóc biết buồn.
Áo bay cuốn góc linh hồn tôi theo”

“Nắng trong veo, thấu lụa là.
Áo em mỏng quá, lòng ta gập ghềnh.
Dù là một thoáng lênh đênh.
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn”

Và còn nhiều đoạn nữa, kể sao cho hết. Tôi xin tạm ngưng ở đây và cảm tạ thi sĩ Hư Vô mà dòng thơ đã


khơi dậy trong tôi tiếng lòng êm ái của một thời khó quên.

Cao Minh Nguyệt

Trang trong tổng số 2 trang (19 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: