Trang trong tổng số 37 trang (369 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đề đô thành nam trang [Đề tích sở kiến xứ] (Thôi Hộ): Kính phúc đáp

KG: @ U Côc Khách
Phải làm đến cả U Cốc Khách phải “hạ sơn” và chỉ giáo cho tại hạ thì quả thật là đã mắc lỗi lầm nào đó rồi đây? Trước hết xin cám ơn các hạ, tại hạ xin lãnh giáo.
Tại hạ đang đọc Kiều, và cho đến nay “sắp chỉ còn mỗi một thứ tóc trên đầu” vẫn tự thấy chưa hiểu biết “Kiều của Nguyễn Du” được mấy! Vì thế cứ phải vừa đọc vừa phải tra cứu cố tìm thêm những chú thích đặng học thêm. Nhưng sức hèn, nên càng tra cứu càng thấy rối, càng học càng thấy dốt. Hỡi ôi! Vốn biết trình độ mình còn dốt và hạn hẹp, nhưng cứ bị thôi thúc trong lòng “tò mò, tọc mạch” muốn học thêm nhiều, nên gặp chỗ nào nghĩ mãi chưa ra tại hạ lại đi hỏi. Việc đăng trên mục thảo luận thêm này cũng cốt là để hỏi, đặng mong nhờ các bậc cao minh, các bạn hữu cho thêm ý kiến để rộng đường kiến thức cho mình hơn.
Các chú thích cho Kiều, cho thơ Đường hay cho các thơ khác nữa, thường rất phong phú, khác nhau có khi ngược nhau. Tìm ra một đáp số duy nhất không phải lúc nào cũng làm được, đôi khi muốn “điên cái đầu” dễ “tẩu hoả nhập ma”. Và nhiều trường hợp không thể tìm được. Bởi lẽ thực tế nó đa dạng, đa nghĩa..giống như có bài toán một nghiệm, có bài toán đa nghiệm. Vậy thì ta cứ khách quan mà chấp nhận nó không việc gì phải hốt hoảng rồi sau đó khăng khăng phủ nhận, vùi dập nó. Trong thư, các hạ có nói tới số đo thời gian. Vâng, với chỉ một “ba thu” (三秋) mà chú thích, cắt nghĩa đã là: 3 tháng, 9 tháng và 3 năm. Mà đều đúng cả đấy chứ.
Tại hạ chỉ suy nghĩ đơn giản rằng, ở trên đời có sự vật (không phải là tất cả sự vật) giống như một “ống kính vạn hoa”, mỗi người đặt mắt nhìn vào nó đều thấy hình ảnh hoa cho riêng mình. Nhưng nếu ta tin tưởng, lắng nghe người khác, tin vào sự thật và lắng nghe cái lô- gích mô tả của họ thì con mắt của ta coi như cũng được có cái nhìn phong phú hơn trải cả cơ hội thấy hình ảnh mà họ đã thấy (còn ta thì hình ảnh đó thì khó khó lắm để thấy chính hình ảnh đó lặp lại trong kính vạn hoa). Cố gắng tìm kiếm chấp nhận một con người, một ý kiến của con người đó (duy nhất - một nghiệm số), nhưng cũng cần phải chấp nhận cả những con người khác và những ý kiến của họ (cộng đồng - đa nghiệm). Có thế mới nên một xã hội cộng đồng văn minh.
Tiện đây, cũng xin cung cấp một chi tiết, Tản Đà cũng đã “phê” Nguyễn Du thiếu logic khi cho Kim Trọng đến trọ sát vách nhà Kiều suốt 2 tháng trời, tận đến ngày Kiều “bỏ quên” thoa trên cây đào để Kim Trọng “bắt được hư không” rồi v,v..mà 2 tháng đó Vương Quan, Kim Trọng vốn là bạn học lại không gặp nhau, qua nhà chào hỏi..để có cơ hội Kim, Kiều giáp mặt?!!
Tưởng đăng ý kiến lên thảo luận cũng làm vài bạn hào hứng giống mình mổ xẻ, tìm tòi, học hỏi, không ngờ lại làm các bạn bực mình, thôi thì “ngàn lần xin lỗi”. Để chuộc lỗi tại hạ xin “lẩy Kiều” từ 2 câu 1147, 1148 trong “Kiều” để ta tội:
   “Thân ngu đâu quản lấm đầu,
   Chút lòng ham học từ sau xin chừa”
Xin cám ơn tất cả các bạn. Xin chào và hứa không dám làm phiền các bạn thêm nữa!
HGT.


PS: Nhưng dù sao tôi vẫn tin rằng Nguyễn Du không dịch 2 câu của Thôi Hộ để đưa vào Kiều mà chỉ mượn chất liệu để dùng cho một trường hợp khác với những sửa chữa và hiệu chỉnh rất tinh tế phân biệt được giữa 2 trường hợp.
Ảnh đại diện

Đại lân tẩu ngôn hoài (Bạch Cư Dị): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Người đời sao cứ nghĩ vu vơ?
Ý trước lại không giống buổi giờ
Lúc trước sầu chưa nên bậc lão
Còn nay hận tóc sớm bạc phơ!

Ảnh đại diện

Hồi hương ngẫu thư kỳ 1 (Hạ Tri Chương): Tồi hoặc thôi?

Thôi – tồi
Chữ 衰nếu đọc là “thôi” thì có nghĩa là “áo tang” (may bằng gai sống mà không có gấu gọi là “trảm thôi”, may bằng gai nhỏ có gấu gọi là “tư thôi” TĐ Thiều Chửu). Đọc là “suy” thì mới có nghĩa suy kém.
Ở chỗ khác, bài này được chép là chữ “tồi” 摧 có nghĩa tàn phá như trong 摧 殘: tồi tàn. Tôi nghĩ chữ “tồi” đúng hơn chữ “thôi”.
Chữ 鬢: tấn hoặc mấn: nghĩa là tóc mai. Chữ 毛: mao: lông, (hoặc tóc râu, như 二毛: (tuổi tác) đã 2 thứ tóc - TĐ Thiều Chửu). Như vậy theo ngu ý của tại hạ hai chữ 鬢毛: mấn mao, dịch là tóc râu, hoặc tóc tai đúng nghĩa hơn cả. Nếu có sai xin các thi hữu đừng cười mà xin bổ khuyết cho. Kính.

Ảnh đại diện

Đề để gian bích (Trịnh Cốc): Hoàng Giáp Tôn

Sợ rét xuân, mơ ngát đồ mi
Én nhàn, biếc chắn lớp cửa đi
Gạt tàn nến lạnh hồng thoa gãy
Nhẩm sắp Thường Sơn đến còn gì!


@ Hà Như
Tôi tâm đắc với ý kiến của thi hữu:
Gạt gãy bấc nến hồng liên tưởng bấc như thoa gãy vậy.
Một lần thảo luận ở bài “Thu hứng kỳ 1” của Đỗ Phủ, tôi đã nêu:
“Qủa thật tính đa nghĩa trong thơ Đường cho phép người đọc cảm thụ rất khác nhau và tôi nghĩ cùng đúng cùng hay cả”. Ở bài này tôi lại thấy trường hợp phải chấp nhận tính đa nghĩa mang lại cho người đọc cảm nhận thơ Đường. Cũng trong bài này còn trường hợp chữ 翠: thúy: biếc, xanh biếc, chim thúy, ngọc thúy. Cụ thể là 翠掩重門: thúy yểm trùng môn: là màu xanh che lấp các lớp cửa. Và có thể hiểu là: Các lóp cửa có treo nhiều màn xanh biếc (hoặc màn có gắn, có trang trí ngọc thúy), hoặc có thể hiểu là cây xanh trùm lấp cửa cửa.
Ảnh đại diện

Lạc Du nguyên (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Ve gào vạn gốc tách cầu vồng
Trên Lạc Du Nguyên gió tây lồng
Trời lặn Ngu Tuyền, Hy Hoà dẫn
Chặn ánh hoàng hôn lại phía đông!

Ảnh đại diện

Vọng Tương đình (Trịnh Cốc): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Sông Tương như nước ấy cứ trôi
Người Tương chẳng có bạn cũ rồi
Một mình lặng ngắm không lời nói
Cành liễu gió xuân tự đưa thôi!

Ảnh đại diện

Vọng Tương đình (Trịnh Cốc): Bàn thêm về Vọng Tương đình

Phải nói thật là tôi không có tài liệu gốc nào của Trung Quốc nói về bài này của Trịnh Cốc. Trao đổi với vài thi hữu là các nhà giáo cao niên, tôi nhận được một số ý kiến sau.
1. Chữ 水 có nghĩa là nước. Khi ghép với một từ khác mới có nghĩa sông, suối. Cho nên câu 1 nghĩa là: Sông Tương (cũng) giống như (dòng) nước ấy (luôn lưu chuyển thay đổi mãi). Nhưng ở bài này của Trịnh Cốc, 伊水 là sông Y thủy ( Y thủy cũng gọi là Y hà, bắt nguồn từ huyện Lô Thi, tỉnh Hà Nam, chảy qua Tung huyện, Y Xuyên, Lạc Dương, đến Yển Sư, nhập với sông Lạc Hà. Theo sách Vũ Cống chép: Các sông Y, Lạc, Lộc, Giản nhập vào sông Hà. Thêm Địa lý chí, Hán thư chép: “Hòang Nông, Lô Thị Huyện chú”: Núi Thái Nhĩ ở phía đông huyện, sông Y Thủy, tức Y Hà xuất phát ở đông bắc núi này, nhập vào sông Lạc. Chảy qua các huyện này dài 450 dặm – Từ nguyên). Như vậy câu 1 là: Sông Tương thủy cũng giống như sông Y thủy (Nơi có bạn cũ của Trịnh Cốc) và tiếp câu dưới là: Người ở Tương thủy không phải là bạn cũ (ở Y thủy).
2. Độc: 獨 chỉ tên một lòai linh trưởng, một thứ vượn. Còn nghĩa là: chỉ có một mình, độc (thân..). Thi hữu giải thích cho tôi rằng ở các nơi công công như trường đình, đỏan đình thường có chuồng chim thú để người chờ, hoặc đưa tiễn nhau coi cho vui. Và ý bài thơ là: TG ở (đình) sông Tương thấy nó cũng giống như sông Y. (nhưng) người Tương không phải là bạn cũ (ở sông Y). Nhìn ngắm con vượn không biết (không thể) nói ra lời được. (Ngẫm phận mình, mùa xuân mà phải chạnh lòng xao động giống như) Liễu gió tự đung đưa (trong tiết) xuân. Bằng cảm tình chủ quan tôi nghiêng về nội dung của bài trên là:
Sông Tương cũng như dòng nước của nó ấy
Người Tương (nay) không còn bạn cũ nữa
Lặng yên một mình từ cao ngắm xuống
Trời xuân những cành liễu gió tự đung đưa.
Như vậy ý cậu 3 tôi tán đồng cùng thi hữu trongvu.
Vốn Hán học có hạn, không có cứ liệu trong tay, đăng lên đây mong có các bạn am hiểu hơn chỉ giáo cho. Và tôi cũng xin xóa bớt lời dịch bài thơ vì thấy “chưa đủ căn cứ” khi dịch.
伊:(đại từ ngôi thư 3): Có nghĩa: Y, hắn, gã, anh ta, chị ta, cô ta..Và còn có nghĩa "ấy" trong anh ấy, cô ấy, danh ấy (y danh); (trợ từ trong cổ văn) như "hạ xa y thuỷ" nghĩa là "bắt đầu xuông xe". Không có nghĩa giống "y" tiếng nôm của ta như y(xì, như cũ, như truớc).

Ảnh đại diện

Đoan cư (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Thư xa dằng dặc mộng về luôn,
Giường trống duy cùng thu trắng tuôn.
Thềm đá ngoài, rêu xanh, phong đỏ,
Trong mưa quạnh quẽ, dưới trăng buồn.

Ảnh đại diện

Bản Kiều hiểu biệt (Lý Thương Ẩn): Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn

Cao Thành nhìn lại, lạc dòng sao,
Cửa trường đình sóng nhỏ ép vào.
Thủy Tiên cưỡi chép dường đi khỏi,
Một tối phù dung nhỏ lệ đào.

Ảnh đại diện

Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế): Đa tạ

Cám ơn bác NK nhiều lắm. Chúc bác vui mạnh!
Tại hạ chưa có diễm phúc được tới Tô Châu. Song xin nói thực lòng, rất cảm Cô Tô qua 2 bài thơ trên của bác NK. Theo tại hạ, 2 bài thơ của bác tuy chưa thể sánh với "Phong Kiều Dạ Bạc" của cụ Nguyễn Hàm Ninh, nhưng sinh động hơn, truyền cảm hơn mấy bài "vào loại hay" cũng đã được đề cập tới.
Môt lần nữa xin cảm ơn bác!
HGT

Trang trong tổng số 37 trang (369 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: