Trang trong tổng số 4 trang (34 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Oanh (Nguyễn Bính): Tam sao thất bản

Nguyên văn bài này có nhan đề là "Oanh" như sau:

Cô em đang độ tuổi xuân tươi.
Mái tóc đen kia buông quá dài
Mỗi sáng cô ngồi bên cửa sổ
Mỉm cười vì chửa biết yêu ai...

Nhưng có hay đâu tới một chàng
Một chàng thi sĩ ưa mơ màng
Nghèo khổ ở trên gian gác vắng
Duy giầu được một tấm yêu đương

Vì miệng cười kia hoá ngẩn ngơ
Yêu cô đem cả tấm lòng thơ
Vì cô ca ngợi nhưng mơ mộng
Chỉ là mơ mộng, chỉ là mơ.

Rồi như sông Nhuệ lạnh lùng trôi
Cô lạnh lùng đi chẳng trả lời
Những tiếng lòng chàng tha thiết gọi
Ở trên gác vắng, lạnh lùng ơi!
1936
(Xuân tha hương, 1989, trang 57)

Đoạn một:
Cô em đang độ tuổi xuân tươi.
Mái tóc đen kia buông quá dài
Mỗi sáng cô ngồi bên cửa sổ
Mỉm cười vì chửa biết yêu ai...
Hợp với bài "Trở lại Hà Đông" hơn:
Ba năm... trở lại đất Hà Đông
Người cũ: Cô Oanh, má vẫn hồng
Tóc vẫn bỏ lơi, răng vẫn trắng
Vẫn ngồi bên cửa liếc qua song

Ảnh đại diện

Tiền và lá (Kiên Giang): Bản chính bài thơ "Tiền Và lá"

Trong tập thơ "Xuân tha hương" của NB do Đỗ Đình Thọ sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu XB năm 1989 (ông Đỗ Đình Thọ được mệnh danh là nhà Nguyễn Bính học. Các bài thơ của NB hầu hết đều được ông cho đăng). Trang 92 có bài "Tiền và lá" nguyên văn như sau:

Tuổi thơ tóc để gáo dừa
Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa "cần ong"
Hai ta cùng học vỡ lòng
Giắt tay nhau giữa cánh đồng cỏ xanh
Hai nhà chung một mái gianh
Chia vui từng trái ngọt lành có nhau.
Đêm cùng đón ánh trăng cao
Ngồi bên giếng ngọc đếm sao trên trời
Anh moi đất nặn hình người
Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền
Mỗi tuần chợ họp đôi phiên
Anh mang người bán lấy tiền lá rơi
Tiền là giấy bạc em ơi!
Tiền là giấy bạc của người làm ra.
Người ta giấy bạc đầy nhà
Cho nên mới được gọi là chồng em.
Bây giờ mỗi buổi chiều êm
Tôi gom lá đốt khói lên ngút trời
Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời người họp mình tôi mua gì?

Bản này mới hợp lý và rất Nguyễn Bính: "Anh moi đất nặn hình người/Em thơ thẩn nhặt lá rơi làm tiền" để rồi "Anh mang người bán lấy tiền lá rơi" và: "Người mua đã bị mua rồi/Chợ đời người họp mình tôi mua gì?"

Ảnh đại diện

Vào chùa (Đồng Đức Bốn): 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ xx

Đây là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ xx

Ảnh đại diện

Thề non nước (Tản Đà): Bút tích Tản Đà

Mình chụp lại từ khu lưu niệm Tản Đà (15h26 ngày 25/05/2013) ở đây:
http://vi.wikipedia.org/w...%BA%A3n_%C4%90%C3%A0.jpeg

Khi đưa lên nơi "phi lợi nhuận" mình làm cho độ phân giải thấp:
http://vi.wikipedia.org/w...BAt_t%C3%ADch_T%C4%90.jpg

Ảnh đại diện

Thề non nước (Tản Đà): Bút tích Tản Đà (đã rà soát kỹ rồi)

NHỜI hay LỜI có bút tích của Tản Đà đây. Xin viết lại nguyên văn (cả dấu !-?-.-, nhé) (Những chữ nhiều văn bản nhầm với bút tích của TĐ xin được viết chữ in hoa)

Nước non nặng một nhời thề,
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Sương mai một nắm hao gầy (không phải Xương)
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương!
Giời tây CHIẾU bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non thời nhớ nước, nước mà quên non?
DẪU RẰNG sông cạn đá mòn,
Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa
Non XANH đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh BIẾC non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước không nguôi nhời thề.
"NHỜI" "GIỜI" (từ cổ)


Cho mọi người hiểu hơn
Ảnh đại diện

Giữa đường (Nguyễn Bính): Yêu cầu sửa lại

Đường rừng sỏi đỏ như son
Xe hàng một cỗ theo con ngựa gầy
Lối mòn leo đá luồn cây
Nhá nhem dừng lại quán này, mai xuôi.

Trong tập Mây Tần, nxb Hương Sơn-Hà Nội-1951 và Tuyển tập Nguyễn Bính 1986, trang 73
Đề nghị ban quản trị sửa lại. (ba câu trên đều không có dấu; XE hàng một CỖ; quán NÀY)

Ảnh đại diện

Vịnh bức địa đồ rách (Tản Đà): Văn bản bài: Vịnh bức địa đồ rách

Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn võ
Sao đến bây giờ rách tả tơi.
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi.
Tôi thấy theo văn bản "Tuyển tập Tản Đà" (1996) thì đúng hơn.

Ảnh đại diện

Vịnh bức địa đồ rách (Tản Đà): Trả lời Bích Thuỷ

Hai câu luận này là: "Còn núi còn sông nhìn vẫn rõ/ Có hồ có giấy dễ mà chơi". Tuy nhiên TĐ có tới bốn bài Địa đồ rách cơ. Để tôi kiển tra xem, nếu ở đây chưa có tôi sẽ đưa lên.

Ảnh đại diện

Gặp xuân (Tản Đà): Kiểm tra lại văn bản

Bài này trong "Tuyển tập Tản Đà" 1996 Văn bản như sau:
Gặp xuân
Gặp xuân ta giữ xuân chơi
Câu thơ chén rượu là nơi đi về
Hết xuân, cạn chén, xuân về
Nghìn thu nét mực thơ đề vẫn xuân!

Xuân ơi xuân hỡi!
Vắng xuân lâu ta vẫn đợi chờ mong
Trải bao nhiêu ngày tháng hạ, thu, đông
Ròng rã nỗi nhớ nhung xuân có biết?
Khứ tuế xuân, qui sầu cửu biệt
Kim niên xuân đáo, khánh tương phùng.
Gặp ta nay xuân chớ lạ lùng
Tóc có khác, trong lòng ta chẳng khác
Kể từ thủa biết xuân bốn chín năm về trước
Vẫn rượu thơ non nước thú làm vui
Đến xuân nay ta tuổi đã năm mươi
Tính trăm tuổi đời người ta có nửa
Còn sau nữa lại bao nhiêu xuân nữa
Mặc trời cho ta chửa hỏi làm chi?
Sẵn rượu đào xuân uống với ta đi
Chỗ quen biết kể gì ai chủ khách.
Thiên cổ vị văn song Lý Bạch
Nhất niên hà đắc lưỡng đông quân
Dẫu trăm năm gặp gỡ đủ trăm lần
Thơ với rượu cùng xuân ta cứ thố.
Ngoài trăm tuổi, vắng ta trần thế
Xuân nhớ ta chưa dễ biết đâu tìm!
Cùng nhau nay hãy uống thêm.
                      (1938)


Nguồn "Tuyển tập Tản Đà" (1996, trang 187-189)
Ảnh đại diện

Bài thơ quê hương (Nguyễn Bính): Đề nghị xóa bài cùng tên

Tôi đề nghị BQT xoá bài này, vì bài này có nhiều điểm sai. Bài tôi mới đăng là bài đầy đủ. Lấy từ bài báo gốc (báo Văn nghệ Nam Hà, số xuân Bính Ngọ (1966). Và tôi đã soát kỹ lại rồi.

Trang trong tổng số 4 trang (34 bài trả lời)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: