29/03/2024 16:02Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Bình giảng bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu

Tâm tư trong tù

Đăng bởi tôn tiền tử vào 22/11/2019 04:41

 

Tố Hữu là một cái tên gọi thân quen đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một biểu tượng của thơ ca cách mạng. Dường như mỗi lời thơ tác giả viết ra đều tràn đầy nhuệ khí yêu nước, thấm nhuần tình cảm cách mạng. Với giọng thơ như vừa bồi hồi náo nức, vừa mạnh mẽ thiết tha, người đọc dã cảm nhận được cái tôi – cái tôi công dân, cái tôi chiến sĩ của một thanh niên cách mạng đồng thời cũng là cái tôi trữ tình mới mẻ, trẻ trung dạt dào và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Tâm tư trong tù là một bài thơ như thế, mà có lẽ đoạn trích sau đây là đoạn hay nhất, xúc động nhất của cả bài thơ:
Cô đơn thay là cảnh thân tủi
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
“Tâm tư” ấy chính là tâm sự, tình cảm và tư tưởng của Tố Hữu trong những ngày đầu bị giam ở nhà lao Thừa Thiên (Huế). Nếu như ở một người bình thường thì tâm sự ấy có thể là lời nỉ non, cầu khổ hay chua chát; nhưng với Tố Hữu thì không. Đọc thi phẩm ta đã phải bất ngờ trước những cảm nhận tinh tế và một giọng thơ chân thành, tha thiết của tác giả:
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
Có thể dễ nhận thấy bao trùm lên khổ thơ là cả một tâm trạng “cô đơn”. Lần đầu tiên ở trong “cảnh thân tù” Tố Hữu như cảm thấy cô đơn, thèm khát cuộc sống rộn rã bên ngoài. Và dường như người thanh niên ấy đã hướng ra cuộc sống bên ngoài bằng đôi tai của mình để quên đi cảnh hiện tại. Với những cảm nhận tinh tế và chân thật nhà thơ đã nghe được nhịp đời đang “lăn náo nức”, cảm nhận được cuộc sống bên ngoài thật là “vui sướng biết bao”. Từng câu, từng chữ đầy nuối tiếc, thể hiện tột cùng sự khao khát tự do.

Sở dĩ Tố Hữu bị nỗi cô đơn bủa vây và phải hướng ra cuộc sống bên ngoài đế quên đi thực tại là vì: trước dó không lâu, tác giả còn là một học sinh, một người thanh niên:
Bâng khuâng đứng giữa dôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi
Rồi khi Tố Hữu được giác ngộ cách mạng, chọn cho mình một con đường đi đúng đắn, tác giả đã hăng hái hoạt động cách mạng với niềm vui dạt dào trong trái tim tuổi thanh xuân:
Vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời và sau dấu muôn chân
Củng như tôi tất cả tuổi đương xuân
Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng
(Hy vọng, 1938)
Tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trẻ - Tố Hữu - chính là “một vườn hoa lá. Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Cuộc đời phía trước của người chiến sĩ trẻ là mùa xuân bát ngát: “Bạn đời cà vui lắm cả trời hồng”. Và với sức sống mãnh liệt ở tuổi đời mười tám, đôi mươi:
Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão
Gân đang săn và thớ thịt căng da
Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa
Tố Hữu đang nhìn nhận cuộc đời bằng lăng kính màu hồng, đang hăm hở bước vào cuộc chiến đấu với tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết. Vậy mà bỗng chốc đã bị giam giữa “bốn tường khắc khổ” bị cùm trói, nằm trong xà lim lạnh lẽo tối tám, ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài thì làm sao tác giả tránh khỏi cảm giác cô đơn. Và không chỉ cô đơn mà còn có cả những bực bội, u uất.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Tố Hữu » Tâm tư trong tù » Bình giảng bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu