19/04/2024 17:47Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Phân tích biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt trong bài ca dao “Cô kia cắt cỏ bên sông”

Cô kia cắt cỏ bên sông (I)

Đăng bởi tôn tiền tử vào 25/11/2019 00:11

 

1. Biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt

- Tính cá thể: qua cách nói của chàng trai ta có thể biết được gốc gác của chàng trai đó là người Hưng Yên, cô gái là con của gia đình nông.

- Tính sinh động, cụ thể: chàng trai đã dùng lối nói sinh động, cụ thể để bày tỏ tình cảm của mình: “Sang đây anh nắm cổ tay”. Đó là cách nói bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp, giàu âm thanh và màu sắc.

- Tính cảm xúc: cảm xúc của chàng trai được bộc lộ một cách tự nhiên, chân thành khi nói chuyện với cô gái rằng chàng trai rất thích cô gái và muốn được lấy cô gái về làm vợ.

- Về từ ngữ: trong bài ca dao chàng trai đã sử dụng những từ ngữ suồng sã, thông tục, thể hiện trực tiếp tình yêu của mình đối với cô gái: cô kia, anh hỏi câu này.

2. a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

Nội dung: thông qua miếng trầu Hồ Xuân Hương nói đến duyên phận của người phụ nữ trong xã hội xưa

b. Chủ nghĩa nhân đạo: đòi quyền lợi cho người phụ nữ về hạnh phúc, tình yêu đôi lứa

c. Trong xã hội xưa người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời và hạnh phúc của mình. Họ luôn phải sống trong sự sắp đặt của người khác, không được tự do đi tìm tình yêu của bản thân. Chính vì vậy mà trong họ luôn khát vọng về một tình yêu đẹp và hạnh phúc. Họ luôn muốn vượt qua rào cản xã hội tự mình làm chủ cuộc sống và hạnh phúc của mình nhưng không dám. Chính vì thế họ chỉ có thể gửi gắm ước mơ, khát vọng của mình trong những vần thơ đầy ý vị. Với họ, tình yêu, hạnh phúc là một điều gì đó thực sự quá xa vời, một điều mà họ luôn ao ước ngóng trông.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Khuyết danh Việt Nam » Cô kia cắt cỏ bên sông (I) » Phân tích biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt trong bài ca dao “Cô kia cắt cỏ bên sông”