26/04/2024 11:09Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Tương nhập Vũ Lâm
將入武林

Tác giả: Trương Hoàng Ngôn - 張煌言

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Minh
Đăng bởi tôn tiền tử vào 25/02/2019 17:01

 

Nguyên tác

國亡家破欲何之,
西子湖頭有我師。
日月雙懸于氏墓,
乾坤半壁岳家祠。
慚將赤手分三席,
敢為丹心借一枝。
他日素車東浙路,
怒濤豈必屬鴟夷。

Phiên âm

Quốc vong gia phá dục hà chi?
Tây Tử hồ đầu hữu ngã sư[1].
Nhật nguyệt song huyền[2] Vu thị mộ,
Càn khôn bán bích[3] Nhạc gia từ.
Tàm tương[4] xích thủ[5] phân tam tịch,
Cảm vị đan tâm[6] tá nhất chi.
Tha nhật tố xa[7] Đông Chiết lộ,
Nộ đào khởi tất thuộc si di[8].

Dịch nghĩa

Nước mất nhà tan biết về đâu?
Đầu hồ Tây Tử có thầy ta
Hai vầng nhật nguyệt treo ở mộ họ Vu
Một vùng trời đất có đền của Nhạc gia
Tay không hổ thẹn không dám chia một phần ba chỗ
Xin vì tấm lòng son này cho mượn một cành để đậu
Ngày nao xe trắng chạy ở đường Chiết Đông
Há đâu cứ sóng giận nổi lên là của si di

Bản dịch của Lê Xuân Khải

Nước mất nhà tan hết cả mà
Đầu hồ Tây Tử có thầy ta
Mộ Vu nhật nguyệt đôi vầng đó
Miếu Nhạc đất trời nửa bức kia
Dám bởi lòng son cành mượn một
Thẹn sao tay trắng chiếu chia ba
Ngày nao xe trắng đường Đông Chiết
Sóng giận riêng nào của túi da
Vũ Lâm là tên thời cổ của Hàng Châu. Bài này tác giả làm khi bị bắt ở đảo Huyền Áo, giải về Hàng Châu.

[1] Chỉ Vu Khiêm và Nhạc Phi, mộ và đền của hai vị đều ở bên Tây Hồ.
[2] Ý nói tiếng tăm Vu Khiêm mãi mãi bất hủ treo cao như mặt trăng mặt trời. Còn một ý nữa: ghép hai chữ “nhật” và “nguyệt” thành chữ “minh”, chỉ Vu Khiêm là trung thần của nhà Minh.
[3] Chỉ khi Nhạc Phi còn sống, triều đình Nam Tống chỉ còn lại một nửa giang sơn.
[5] Không một tấc công.
[4] Tác giả biết mình sắp chết ở Hàng Châu, thẹn vì mình không có một tấc công lao nào lại muốn chia ba phần đất chôn ở bên Tây Hồ cùng với các bậc danh thần Vu và Nhạc.
[6] Vì không có công lao, chỉ xin nghĩ đến tấm lòng son sắt của mình, mà hồn được mượn một cành cây thôi để làm nơi nương náu.
[7] Chỉ xe tang mầu trắng.
[8] Sử chép sau khi Ngũ Tử Tư tự vẫn, vua Ngô cho đựng xác ông vào túi da, ném xuống sông trôi ra biển. Hồn giận của Tử Tư cưỡi xe trắng ngựa trắng, dậy sóng đập vào bờ theo nước triều lên xuống. Ý hai câu này là sau này ở biển Chiết Đông, nếu xuất hiện xe trắng làm dậy sóng vỗ bờ, thì không còn là hồn giận riêng cùa Ngũ Tử Tư nữa, mà trong đó còn có cả hồn giận của tác giả.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Trương Hoàng Ngôn » Tương nhập Vũ Lâm