19/04/2024 13:21Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Bô lão, con trai và con lừa
Le meunier, son fils et l’âne

Tác giả: Jean de La Fontaine

Nước: Pháp
Đăng bởi tôn tiền tử vào 09/09/2017 18:51

 

Nguyên tác

L’Invention des Arts étant un droit d’aînesse,
Nous devons l’Apologue à l’ancienne Grèce.
Mais ce champ ne se peut tellement moissonner,
Que les derniers venus n’y trouvent à glaner.
La feinte est un pays plein de terres désertes.
Tous les jours nos Auteurs y font des découvertes.
Je t’en veux dire un trait assez bien inventé.
Autrefois à Racan Malherbe l’a conté.
Ces deux rivaux d’Horace, héritiers de sa Lyre,
Disciples d’Apollon, nos Maîtres pour mieux dire,
Se rencontrant un jour tout seuls et sans témoins ;
(Comme ils se confiaient leurs pensers et leurs soins)
Racan commence ainsi : Dites-moi, jevous prie,
Vous qui devez savoir les choses de la vie,
Qui par tous ses degrés avez déjà passé,
Et que rien ne doit fuir en cet âge avancé ;
À quoi me résoudrai-je ? Il est temps que j’y pense.
Vous connaissez mon bien, mon talent, ma naissance.
Dois-je dans la Province établir mon séjour ?
Prendre emploi dans l’Armée ? ou bien charge à la Cour ?
Tout au monde est mêlé d’amertume et de charmes.
La guerre a ses douceurs, l’Hymen a ses alarmes.
Si je suivais mon goût, je saurais où buter ;
Mais j’ai les miens, la Cour, le peuple à contenter.
Malherbe là-dessus. Contenter tout le monde !
Écoutez ce récit avant que je réponde.

J’ai lu dans quelque endroit, qu’un Meunier et son fils,
L’un vieillard, l’autre enfant, non pas des plus petits,
Mais garçon de quinze ans, si j’ai bonne mémoire,
Allaient vendre leur Âne un certain jour de foire.
Afin qu’il fût plus frais et de meilleur débit,
On lui lia les pieds, on vous le suspendit ;
Puis cet homme et son fils le portent comme un lustre ;
Pauvres gens, idiots, couple ignorant et rustre.
Le premier qui les vit, de rire s’éclata.
Quelle farce, dit-il, vont joüer ces gens-là ?
Le plus âne des trois n’est pas celui qu’on pense.
Le Meunier à ces mots connaît son ignorance.
Il met sur pieds sa bête, et la fait détaler.
L’Âne, qui goûtait fort l’autre façon d’aller
Se plaint en son patois. Le Meunier n’en a cure.
Il fait monter son fils, il suit, et d’aventure
Passent trois bons Marchands. Cet objet leur déplut.
Le plus vieux au garçon s’écria tant qu’il put :
Oh là oh, descendez, que l’on ne vous le dise,
Jeune homme qui menez Laquais à barbe grise.
C’était à vous de suivre, au vieillard de monter.
Messieurs, dit le Meunier, il vous faut contenter.
L’enfant met pied à terre, et puis le vieillard monte ;
Quand trois filles passant, l’une dit : C’est grand’ honte,
Qu’il faille voir ainsi clocher ce jeune fils ;
Tandis que ce nigaud, comme un Évêque assis,
Fait le veau sur son Âne, et pense être bien sage.
Il n’est, dit le Meunier, plus de Veaux à mon âge.
Passez votre chemin, la fille, et m’en croyez.
Après maints quolibets coup sur coup renvoyés,
L’homme crut avoir tort, et mit son fils en croupe.
Au bout de trente pas une troisième troupe
Trouve encore à gloser. L’un dit : Ces gens sont fous,
Le Baudet n’en peut plus, il mourra sous leurs coups.
Hé quoi, charger ainsi cette pauvre Bourrique !
N’ont-ils point de pitié de leur vieux domestique ?
Sans doute qu’à la Foire ils vont vendre sa peau.
Parbieu, dit le Meunier, est bien fou du cerveau,
Qui prétend contenter tout le monde et son père.
Essayons toutefois, si par quelque manière
Nous en viendrons à bout. Ils descendent tous deux.
L’Âne se prélassant marche seul devant eux.
Un quidam les rencontre, et dit : Est-ce la mode,
Que Baudet aille à l’aise, et Meunier s’incommode ?
Qui de l’Âne ou du Maître est fait pour se laisser ?
Je conseille à ces gens de le faire enchâsser.
Ils usent leurs souliers, et conservent leur Âne :
Nicolas au rebours ; car quand il va voir Jeanne,
Il monte sur sa bête, et la chanson le dit.
Beau trio de Baudets ! le Meunier repartit :
Je suis Âne, il est vrai, j’en conviens, je l’avoue ;
Mais que dorénavant on me blâme, on me loue ;
Qu’on dise quelque chose, ou qu’on ne dise rien ;
J’en veux faire à ma tête. Il le fit, et fit bien.

Quant à vous, suivez Mars, ou l’Amour, ou le Prince ;
Allez, venez, courez, demeurez en Province ;
Prenez femme, Abbaye, Emploi, Gouvernement ;
Les gens en parleront, n’en doutez nullement.

Bản dịch của Chung Hữu Thế

Một bô lão đem lừa đi bán
Cùng đứa con tuổi khoảng mười lăm
Nhà ở đồng bái xa xăm,
“Làm sao đến chợ?”, âm thầm âu lo.

Hai cha con cùng nhau thảo luận,
Nếu để lừa lửng thửng bước đi,
Sợ e đến chợ một khi,
Lừa không còn vẻ phương phi lúc đầu.

Cha con trói bốn chân lừa lại,
Dùng đòn ngang vận tải nó đi.
Khiêng lừa như ngọc lưu ly,
Như võng qua lớn thời kỳ xa xưa!

Được một đỗi, gặp người hành giả,
Nhào lăn cười, xỉ vả nặng nề:
“Ai đâu quá sức vụng về,
Trong ba nhân vật, u mê là người!”

Vừa nghe qua lão ông tỉnh ngộ,
Liền để lừa thả bộ thung dung,
Bên cạnh ông lão tháp tùng,
Nhịp nhàng rão bước qua vùng đồng xanh

Nhưng lừa thích được khiêng như truớc,
Khỏi mất công cất bước nhọc nhằn,
Phải đối một cách cọc cằn,
Lớn tiếng kêu rống, dùng dằng rão chân.

Ông cụ bảo đứa con lên cỡi,
Còn phần ông hồ hỡi theo sau,
Cố gắng nhanh nhẹn phần nào,
Lanh chân lẹ bước để mau tới thành.

Gặp ba chàng thương gia quen biết,
Nhìn cậu trai lẫm liệt cỡi lừa,
Mặc cha đầu bạc, răng thưa,
Nhọc nhằn đi bộ, trời trưa nắng nhiều.

Người cao niên đột nhiên cảnh cáo:
“Nầy gã kia, kính lão đắc tràng,
Tại sao lại quá ngỗ ngang
Chễm chệ ngồi nghỉ, dưới đàng cha đi?”

Cậu trai trẻ nghe qua xấu hổ,
Liền mời cha ngồi chỗ của y,
Để rồi tiếp tục thẳng đi
Mong kịp đến sớm kinh kỳ chợ đông.

Kế lại gặp ba nàng thiếu nữ
Không bằng lòng lối xử bất công,
Cả kêu: “Nầy bớ lão ông,
Sao cha ngồi nghỉ, con rong dưới đường?”

“Sao lại để con trai khổ sở?
Chạy theo sau, cụ nỡ ngồi trông
Phong cảnh, gió mát, thong dong,
An nhiên, tự tại như không có gì?”

Cụ già giận tía tai cãi vã,
Cùng ba cô rộn rã phân bua,
Kết cuộc ông lão chịu thua,
Cha con đồng cỡi như vua đi chầu.

Đi được hơn ba mươi bước,
Gặp nhóm người đi ngược trên đường,
Thấy lừa trong cảnh đáng thương,
Một thân phải chở thịt xương hai người.

Bèn lớn tiếng trách sao tàn ác,
Chẳng xót thương phận bạc thú cầm,
Giết chóc, hành hạ, nhẫn tâm,
Giờ đây chở nặng, như bằm xác thân!

Nếu chẳng khéo tới khi đến chợ,
Chỉ xác lừa hết thở, khổ thay!
Lão ông nghe nói, u hoài,
Giựt mình, dừng bước, châu mày âu lo.

“Quả thật khó vừa lòng thiên hạ,
Làm thế nào hoà cả mọi người?
Dù cho phải khóc hay cười,
Cũng chẳng vừa ý con người thế gian!

Vậy ta thử tìm phương hỗ trợ
Đem lừa đi đến chợ an toàn,
Tươi tắn, khoẻ mạnh, bình an,
Để bán được giá, chẳng màng công lao.”

Vừa nói xong, cha con leo xuống,
Để lừa theo ý muốn nó đi,
Cha con đi bộ nghĩ suy:
“Cách nầy tốt nhất, có gì hay hơn?”

Nhưng đột nhiên có người hành giả
Nhìn cả ba bươn bả nhanh chân,
Hỏi: “Sao chẳng biết thương thân?
Có lừa không cỡi, đi chân thế nầy?

Trước mệt nhọc, sau giày mòn đế,
Đem sức già bảo vệ lừa tơ!
Rõ ràng người quá ngu ngơ,
Lấy thân che của, dại khờ nào hơn?”

Bị chê mãi, cụ già phát cáu,
“Dại hay không, rốt ráo mặc ta,
Từ đây, quyết giữ ý nhà,
Hơn là tìm cách dung hoà thế gian.

Dù người có chê khen đủ cách,
Đường ta đi một mạch thẳng xông.
Chớ nghe ý kiến bông lông,
Chỉ làm thêm rối, quả không ích gì!

Hãy cương quyết lập trường giữ vững,
Đừng xoay chiều, chập chững từng cơn,
Đừng sợ kẻ giận, người hờn,
Chê khen thương ghét chẳng sờn lòng đây!

Tiếng thị phi lúc nào chẳng có?
Để ngoài tai, nghe nó làm chi?
Vừa ý thiên hạ ích gì?
Tìm ra Chân Lý, thị phi chẳng còn!”

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Jean de La Fontaine » Bô lão, con trai và con lừa