08/05/2024 08:23Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Kỳ 26
其二十六

Tác giả: Vũ Phạm Hàm - 武范邯

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Cận đại
Đăng bởi Vanachi vào 01/10/2018 23:16

 

Nguyên tác

飛鳥空慚倦未還,
乾坤千里水雲間。
封題錦字凝新思,
擲下離觴指亂山。
舊里若為歸去好,
算來寧淂此身閑。
且安懷抱莫懤悵,
天上洪鑪帝鑄顏。

Phiên âm

Phi điểu không tàm quyện vị hoàn[1],
Càn khôn thiên lý thuỷ vân gian.
Phong đề cẩm tự[2] ngưng tân tứ,
Trịch hạ ly trường chỉ loạn sơn.
Cựu lý nhược vi quy khứ hảo,
Toán lai ninh đắc thử thân nhàn.
Thả an hoài bão mạc trù trướng,
Thiên thượng hồng lô đế chú Nhan[3].

Dịch nghĩa

Chim bay chẳng ngại, lúc mỏi vẫn chưa biết quay về,
Ngắm cảnh đất trời mây nước muôn dặm ngay trước mắt.
Thư đề trên gấm ngưng kết ý sầu mới,
Đặt chén dứt lòng tiễn biệt hướng núi xa.
Quê cũ nếu được về thì thật tốt không có gì bằng,
Tính ra thân này nên được hưởng an nhàn.
Lại còn an ủi lòng hoài bão đừng có buồn phiền,
Trên cao lò tạo trời sẽ tạo đúc nên người hiền như Nhan Hồi.

Bản dịch của Nguyễn Đức Toàn (II)

Chim bay mỏi cánh chửa quay về,
Muôn dặm đất trời mây nước mê.
Thư đề chữ gấm ngưng ý mới,
Đặt chén li trường hướng núi quê.
Làng cũ được về mới hay tốt,
Tính ra thân vậy được nhàn ghê.
Cứ yên hoài bão đừng lo lắng,
Trời cao Nhan tử sẵn khuôn đe.
Các câu được trích từ:
- Câu 1. Thôi Lỗ, Hựu xuân vãn Nhạc Dương thành ngôn hoài (câu 6)
- Câu 2. Thôi Ban, Nhạc Dương lâu vãn vọng (câu 1)
- Câu 3. Tống Ung, Chức Nữ hoài Khiên Ngưu (câu 3)
- Câu 4. Chương Ngại, Xuân biệt (câu 1)
- Câu 5. Vi Trang, Tư quy (câu 7)
- Câu 6. Ngô Dung, Tân An đạo trung ngoạn lưu thuỷ (câu 4)
- Câu 7. La Nghiệp, Hạ đệ thư trình hữu nhân (câu 7)
- Câu 8. Đỗ Mục, Đạo nhất Đại Doãn Tồn chi Đình Mỹ nhị học sĩ giản vu thánh minh tự trí tiêu hán mục chi ly cùng tụng thiết ư nhất huy thủ mỹ ca thi kiêm tự ngôn chí trình thượng tam quân tử (câu 6)

[1] Ý trong bài Quy khứ lai từ của Đào Uyên Minh: “Điểu quyền phi nhi tri hoàn” 鳥惓飛而知還 (Chim bay mỏi còn biết về).
[2] Đời Tần có Đậu Thao bị tội biếm đi xa, vợ là Tô thị viết thư thêu trên gấm gọi là Hồi văn toàn đồ thi để gửi cho Thao, về sau gọi tắt “cẩm tự” đề chỉ thư vợ gửi cho chồng ở xa tỏ lòng nhớ.
[3] Pháp ngôn của Dương Hùng có đoạn: “Hỏi: Người ta có thể đúc tạo nên được chăng? Đáp: Khổng Tử đúc được Nhan Hồi vậy”. Ý nói Khổng Tử rèn luyện, đào tạo Nhan Hồi để thành đại khí, cũng dùng phiếm chỉ việc bồi dưỡng nhân tài. Nhưng cũng có ý nói tài cao đức hậu, không được đắc dụng có khi cũng chết sớm như Nhan Hồi, vì Nhan Hồi mất sớm.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Vũ Phạm Hàm » Kỳ 26