27/04/2024 02:27Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc I
Inferno: Canto I

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 23/08/2006 07:42

 

Nguyên tác

Nel mezzo del cammin di nostra vita
mi ritrovai per una selva oscura
ché la diritta via era smarrita.

Ahi quanto a dir qual era è cosa dura
esta selva selvaggia e aspra e forte
che nel pensier rinova la paura!

Tant'è amara che poco è più morte;
ma per trattar del ben ch'i' vi trovai,
diṛ de l'altre cose ch'i' v'ho scorte.

Io non so ben ridir com'i' v'intrai,
tant'era pien di sonno a quel punto
che la verace via abbandonai.

Ma poi ch'i' fui al piè d'un colle giunto,
là dove terminava quella valle
che m'avea di paura il cor compunto,

guardai in alto, e vidi le sue spalle
vestite già de' raggi del pianeta
che mena dritto altrui per ogne calle.

Allor fu la paura un poco queta
che nel lago del cor m'era durata
la notte ch'i' passai con tanta pieta.

E come quei che con lena affannata
uscito fuor del pelago a la riva
si volge a l'acqua perigliosa e guata,

coś l'animo mio, ch'ancor fuggiva,
si volse a retro a rimirar lo passo
che non lascị già mai persona viva.

Poi ch'èi posato un poco il corpo lasso,
ripresi via per la piaggia diserta,
ś che 'l piè fermo sempre era 'l più basso.

Ed ecco, quasi al cominciar de l'erta,
una lonza leggera e presta molto,
che di pel macolato era coverta;

e non mi si partia dinanzi al volto,
anzi 'mpediva tanto il mio cammino,
ch'i' fui per ritornar più volte ṿlto.

Temp'era dal principio del mattino,
e 'l sol montava 'n sù con quelle stelle
ch'eran con lui quando l'amor divino

mosse di prima quelle cose belle;
ś ch'a bene sperar m'era cagione
di quella fiera a la gaetta pelle

l'ora del tempo e la dolce stagione;
ma non ś che paura non mi desse
la vista che m'apparve d'un leone.

Questi parea che contra me venisse
con la test'alta e con rabbiosa fame,
ś che parea che l'aere ne tremesse.

Ed una lupa, che di tutte brame
sembiava carca ne la sua magrezza,
e molte genti fé già viver grame,

questa mi porse tanto di gravezza
con la paura ch'uscia di sua vista,
ch'io perdei la speranza de l'altezza.

E qual è quei che volontieri acquista,
e giugne 'l tempo che perder lo face,
che 'n tutt'i suoi pensier piange e s'attrista;

tal mi fece la bestia sanza pace,
che, venendomi 'ncontro, a poco a poco
mi ripigneva là dove 'l sol tace.

Mentre ch'i' rovinava in basso loco,
dinanzi a li occhi mi si fu offerto
chi per lungo silenzio parea fioco.

Quando vidi costui nel gran diserto,
«Miserere di me», gridai a lui,
«qual che tu sii, od ombra od omo certo!».

Rispuosemi: «Non omo, omo già fui,
e li parenti miei furon lombardi,
mantoani per patria ambedui.

Nacqui sub Iulio, ancor che fosse tardi,
e vissi a Roma sotto 'l buono Augusto
nel tempo de li dèi falsi e bugiardi.

Poeta fui, e cantai di quel giusto
figliuol d'Anchise che venne di Troia,
poi che 'l superbo Ilión fu combusto.

Ma tu perché ritorni a tanta noia?
perché non sali il dilettoso monte
ch'è principio e cagion di tutta gioia?».

«Or se' tu quel Virgilio e quella fonte
che spandi di parlar ś largo fiume?»,
rispuos'io lui con vergognosa fronte.

«O de li altri poeti onore e lume
vagliami 'l lungo studio e 'l grande amore
che m'ha fatto cercar lo tuo volume.

Tu se' lo mio maestro e 'l mio autore;
tu se' solo colui da cu' io tolsi
lo bello stilo che m'ha fatto onore.

Vedi la bestia per cu' io mi volsi:
aiutami da lei, famoso saggio,
ch'ella mi fa tremar le vene e i polsi».

«A te convien tenere altro viaggio»,
rispuose poi che lagrimar mi vide,
«se vuo' campar d'esto loco selvaggio:

ché questa bestia, per la qual tu gride,
non lascia altrui passar per la sua via,
ma tanto lo 'mpedisce che l'uccide;

e ha natura ś malvagia e ria,
che mai non empie la bramosa voglia,
e dopo 'l pasto ha più fame che pria.

Molti son li animali a cui s'ammoglia,
e più saranno ancora, infin che 'l veltro
verrà, che la farà morir con doglia.

Questi non ciberà terra né peltro,
ma sapienza, amore e virtute,
e sua nazion sarà tra feltro e feltro.

Di quella umile Italia fia salute
per cui moŕ la vergine Cammilla,
Eurialo e Turno e Niso di ferute.

Questi la caccerà per ogne villa,
fin che l'avrà rimessa ne lo 'nferno,
là onde 'nvidia prima dipartilla.

Ond'io per lo tuo me' penso e discerno
che tu mi segui, e io saṛ tua guida,
e trarrotti di qui per loco etterno,

ove udirai le disperate strida,
vedrai li antichi spiriti dolenti,
ch'a la seconda morte ciascun grida;

e vederai color che son contenti
nel foco, perché speran di venire
quando che sia a le beate genti.

A le quai poi se tu vorrai salire,
anima fia a cị più di me degna:
con lei ti lasceṛ nel mio partire;

ché quello imperador che là sù regna,
perch'i' fu' ribellante a la sua legge,
non vuol che 'n sua città per me si vegna.

In tutte parti impera e quivi regge;
quivi è la sua città e l'alto seggio:
oh felice colui cu' ivi elegge!».

E io a lui: «Poeta, io ti richeggio
per quello Dio che tu non conoscesti,
accị ch'io fugga questo male e peggio,

che tu mi meni là dov'or dicesti,
ś ch'io veggia la porta di san Pietro
e color cui tu fai cotanto mesti.
Allor si mosse, e io li tenni dietro.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Khúc mở đầu "Thần khúc": Dante thấy mình lạc trong rừng tối. Ba con dã thú chặn đường. Virgilio xuất hiện dẫn Dante du hành sang thế giới bên kia.

Đến nửa đường đời,
Tôi thấy mình trong rừng tối:
Lạc mất đường chính đạo!

Ôi, nói sao hết bao điều cay đắng,
Rừng hoang vu, hiểm trở, trập trùng...
Chỉ nhớ lại cũng xiết bao điều kinh hãi!

Cay đắng sao, cái chết cũng khôn bằng!
Nhưng để tỏ bày đôi điều hay trong ấy,
Xin kể lại mọi điều trông thấy:

Tôi không kể được vì sao lọt vào trốn này,
Vì đắm chìm trong giấc ngủ,
Lúc rời xa chính đạo.

Rồi... bỗng tới một chân đồi,
Nơi hết phần thung lũng,
Từng vò xé tim tôi bao nỗi hãi hùng!

Ngước lên nhìn tôi thấy,
Sườn đồi non rực rỡ ánh mặt trời,,
Soi tỏ mọi đường đi lối lại.

Niềm kinh sợ trong tôi hơi lắng dịu
Như mặt hồ trái tim,
Suốt đêm qua xao động.

Như một người đã kiệt sức,
Thoát lên bờ, từ biển cả mênh mông,
Ngoái lại nhìn sóng nước hiểm nghèo.

Trong lòng tôi vẫn còn run sợ,
Khi nhìn lại quãng đường vừa qua,
Chưa từng để một ai đi thoát!

Khi đã nghỉ ngơi, tấm thân xác mệt nhoài,
Tôi bước tiếp trên đường cát vắng,
Chân phải vẫn dẻo dai hơn chân trái.

Ơ kìa, ngay trên đầu dốc.
Một con báo lẹ làng xuất hiện,
Với bộ lông lốm đốm hoa.

Trước mặt tôi nó điềm nhiên bất động,
Đứng chặn hết lối đi.
Nhiều phen tôi đã tính bài quay lại.

Đó là lúc bình minh vừa rạng,
Mặt trời lên giữa các vì sao,
Và tình yêu thần thánh.

Khơi dậy bao điều tốt đẹp
Như cho lòng tôi hi vọng,
Với con thú có bộ lông vui mắt!

Vào giờ đầu một ngày và một mùa êm dịu,
Nhưng không lâu lại ập đến nỗi kinh hoàng:
Khi một con sư tử thình lình xuất hiện!

Nó đến, hình như để tấn công tôi,
Đầu dướn cao vẻ đói khát cuồng dại,
Đến không khí cũng rùng mình kinh hãi!

Tiếp đến một con sói cái,
Dáng gầy gò, lộ rõ đầy thèm khát,
Từng làm điêu đứng biết bao người!

Nó làm tôi rụng rời, run rẩy,
Vẻ đe dọa phát ra từ mắt nó,
Khiến tôi hết hi vọng lên được đỉnh đồi.

Như một kẻ khát máu mê thèm thắng bạc
Nhưng lại gặp hồi đen thua sạch
Chỉ còn biết đau khổ than vãn!

Con thú kia cũng khiến tôi như vậy,
Nó đến để tấn công tôi,
Đẩy tôi lùi về phía tối ánh mặt trời.

Trong khi tôi đang tuột dần xuống thấp,
Thì có một khuôn mặt hiện ra.
Nhưng im lìm lặng lẽ...

Vừa chợt thấy giữa vô biên hoang vắng,
Tôi liền kêu lên: - "Xin hãy thương tôi",
"Dù là ai, hồn ma hay người sống!"

- "Ta là người, đúng hơn đã là người!"
Cha mẹ ta là dân Lombardia,
Cả hai cùng quê Mantova

Ta sinh ra vào cuối thời Xêda,
Lớn lên ở Rome, dưới triều minh quân Augusto
Thời của bọn thần thánh giả danh và dối trá!

LÀ nhà thơ ta đã ca ngợi
Người con hiếu thảo Ankixe đến từ Tơrôia,
Khi thành Iliông kiêu hùng đang bừng bừng bốc cháy!

Còn người, chốn đau thương này, sao còn trở lại?
Sao không trèo lên đỉnh núi diệu kỳ,
Nơi khởi nguồn của mọi điều cực lạc?"

-"Phải chăng người là Virgilio,
Dòng suối đã phát thành sông thơ vĩ đại?'
Tôi đáp lại, thẹn thùng bừng tận trán!

"Ôi ánh sáng và vinh quang của bao thi sĩ,
Đã giúp tôi miệt mài đèn sách,
Và say mê sưu tập thơ Người.

Người là Thầy, là Tác giả của tôi,
Chính ở nơi Người tôi đã học
Phong cách thanh tao làm vinh dự thơ tôi!

Con ác thú kia - Người thấy đấy - đã dồn tôi quay lại,
Đã làm máu và tim tôi run rẩy,
Xin hãy cứu tôi bậc hiền giả lẫy lừng!"

-"Chỉ có cách tìm lối khác,
Nếu muốn thoát khỏi nơi này ma dại,
Người trả lời, khi thấy tôi than khóc.

Vì con thú đang làm ngươi thét lên kinh hãi
Không thể ai thoát khỏi lối này,
Nó sẽ tấn công và cắn chết tức thì.

Nó bản tính xấu xa quái ác,
Lòng tham muốn chẳng bao giờ vơi,
Ních đầy bụng lại càng thấy đói!

Nhiều thú vật đã cùng nó kết đôi,
Và sẽ còn nhiều con nữa, để cuối cùng
Một thần khuyển xuất hiện cho nó đi đời trong đau đớn.

Thần chẳng sống vì đất đai vàng bạc,
Mà chỉ vì tri thức, đạo đức, tình yêu,
Ở xứ sở thanh cao huyền diệu.

Thần là cứu tinh của nước Ý khiêm nhường,
Vì đất nước đó, Camminla đồng trinh tuẫn nạn,
Và trư vị hiệp sĩ Ơrialô, Tuocnô, Nixô bị tử thương

Thần sẽ đuổi sói cái khỏi đô thành,
Rồi đem giam vào ngục tối,
Nơi nó ra đi với bao dục vọng!

Đối với ngươi, ta nghĩ điều tốt nhất,
Hãy đi theo ta - ta sẽ là người hướng đạo
Dẫn ngươi đi khỏi nơi đây, tới chốn vĩnh hằng!

Ngươi sẽ nghe những tiếng kêu tuyệt vọng,
Sẽ thấy những âm hồn đau đớn,
Khóc than vì phải chết lần thứ hai!

Ngươi sẽ thấy cả những người an tâm trong lửa ngục,
Vì hi vọng một ngày mai
Được sống giữa những người hằng phúc,

Nếu người muốn lên trên đó,
Ta sẽ gửi ngươi cho một anh hồn xứng đáng hơn ta.
Vào lúc ta cùng người từ giã,

Đấng Thượng Đế trên cao ngự trị,
Không muốn ta bước chân lên đó.
Vì ta chưa qui thuận luật Người!

Người thống lĩnh nơi nơi, nhưng cao xanh là nơi người ngự trị,
Là thành đô, là ngai vàng vòi vọi.
Hạnh phúc thay những ai được Người tuyển lựa!

Còn tôi hướng về Thầy cầu khẩn: - "Hỡi nhà thơ,
Xin nói dùm tôi, với đáng Thượng Đế mà Thầy chưa quen biết,
Thoát khỏi chốn này, cùng cực nguy nan!

Xin hãy dẫn tôi tới nơi Thầy nói,
Xin cho tôi thấy cửa thánh Pietro
Và những âm hồn đang chứa đầy đâu khổ..."
Thế là nhà thơ chuyển động và tôi theo Người.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc I