25/04/2024 13:31Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Trùng hữu cảm
重有感

Tác giả: Trương Vấn Đào - 張問陶

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thanh
Đăng bởi tôn tiền tử vào 09/05/2019 20:45

 

Nguyên tác

伏櫪長鳴萬馬驚,
唾壺擊缺氣難平。
每甘縱酒逃風雅,
不欲因人著姓名。
醉後春泥三徑滑,
夢回雪屋一燈明。
拊床忽憶劉琨語,
莫道荒雞是惡聲。

Phiên âm

Phục lịch[1] trường minh vạn mã kinh,
Thoá hồ kích khuyết[2] khí nan bình.
Mỗi cam túng tửu đào phong nhã[3],
Bất dục nhân nhân trứ tính danh.
Tuý hậu xuân nê tam kính[4] hoạt,
Mộng hồi tuyết ốc nhất đăng minh.
Phủ sàng hốt ức Lưu Côn[5] ngữ,
Mạc đạo hoang kê thị ác thanh.

Dịch nghĩa

Về tàu hý to muôn ngựa sợ
Gõ khuyết ống nhổ khí khó hạ
Thà uống say để tránh phong nhã
Không muốn dựa vào người để nổi họ tên
Say rồi bùn xuân làm trơn ba lối đi
Mơ tàn nhà tuyết một ngọn đèn sáng
Vỗ giường bỗng nhớ lời nói của Lưu Côn
Đừng bảo tiếng gà rừng nghe không hay

Bản dịch của Lê Xuân Khải

Hý mạnh về tàu muôn ngựa kinh
Gõ mòn ống nhổ khí không bình
Thà say lẩn tránh gần phong nhã
Chẳng muốn cạy nhờ nổi tính danh
Ba lối bùn xuân trơn rượu rã
Một đèn nhà tuyết tỉnh mơ lành
Vỗ giường bỗng nhớ Lưu Côn nói
Chẳng dở gà rừng gáy báo canh
[1] Lời của Tào Tháo trong bài Bộ xuất Hạ Môn hành: “Lão ký phục lịch, Chí tại thiên lý; Liệt sĩ mộ niên, Tráng tâm bất dĩ” (Ngựa già phục bên tàu, Chí ở nghìn dặm; Tráng sĩ về già, Chí không hề giảm).
[2] Tấn thư chép Vương Đôn sau khi uống rượu ngâm mấy câu nhạc phủ của Nguỵ Vũ Đế: “Lão ký phục lịch, Chí tại thiên lý; Liệt sĩ mộ niên, Tráng tâm bất dĩ”, dùng thanh như ý bằng sắt gõ vào ống nhổ làm nhịp, miệng ống khuyết hết.
[3] Quốc phong, Đại nhãTiểu nhã trong Kinh thi.
[4] Tưởng Hủ đời Hán sau khi ẩn cư mở ra ba lối đi dưới bóng trúc trong vườn, chỉ qua lại với hai ẩn sĩ cầu trọng và dương trọng. Ở đây chỉ vườn nhà của người ẩn cư không ra làm quan.
[5] Tướng đời Tấn, tự Việt Thạch, người Nguỵ Xương, Trung Sơn (nay là Vô Cực, Hà Bắc). Tấn thư chép ông ngủ cùng chăn với Tổ Địch, trong đêm nge tiếng gà rừng gáy, ông hích Địch tỉnh, nói “Đây không phải là tiếng dở”, cả hai dậy múa kiếm.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Trương Vấn Đào » Trùng hữu cảm