03/11/2024 17:04Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi tôn tiền tử vào 19/09/2024 17:28
Nguyên tác
戎旌指顧帖寰埏,
更假文紳統重邊。
佐運神由崧嶽降,
遺恩人與硯山傳。
歲辰憲賽留村廟,
將相風猷具史編。
英傑特從科榜出,
區區冠蓋總徒然。
Phiên âm
Nhung tinh chỉ cố thiếp hoàn duyên,
Cánh giả văn thân thống trọng biên.
Tá vận thần do Tung Nhạc giáng,
Di ân nhân dữ Nghiễn san truyền.
Tuế thần hiến tái lưu thôn miếu,
Tướng tướng phong du cụ sử biên.
Anh kiệt đặc tòng khoa bảng xuất,
Khu khu quan cái tổng đồ nhiên.Dịch nghĩa
Cầm ngọn cờ chỉ huy khiến thiên hạ yên bình,
Lại nhờ đến bậc văn thân thống lãnh vùng biên cương trọng yếu.
Giúp rập triều đình, thần vốn từ núi Tung núi Nhạc giáng xuống,
Công ơn để lại, người còn truyền mãi cùng núi Nghiễn Sơn.
Dâng tế để tưởng nhớ công cao trong các tiết thường năm, miếu còn ở xóm làng,
Phong thái và mưu kế của bậc tướng võ tướng văn còn ghi chép đầy đủ trong sử sách.
Bậc anh kiệt vốn xuất thân từ con đường khoa bảng,
Như cứ khư khư với mũ lọng thì thảy cũng chỉ uổng phí mà thôi.
Nguyên chú: Phạm Đình Trọng là người ở Kinh Dao, Giáp Sơn, đỗ Tiến sĩ năm Kỷ Mùi thời Vĩnh Hựu (1739). Thời Cảnh Hưng (1740-1786), có công bắt giặc, được thăng chức Hữu thị lang, trải sai đi đánh dẹp, thống lãnh tướng sĩ, bình định các lộ vùng đông, nam, bắc; giỏi cả văn võ, huân nghiệp rạng rỡ. Năm 36 tuổi, được thăng làm Thượng thư bộ Binh, tước Hải Quận công, dần dần gia phong làm Tham tụng, Thái tử thiếu bảo. Mùa xuân năm Tân Mùi (1751), phụng sai thống lãnh trấn Nghệ An. Năm Quý Dậu (1753), chết khi đang làm quan, được tiến phong làm phúc thần. Nay có miếu thờ ở thôn Yên Lạc, Kỳ Hoa. Tôi từng vâng lệnh làm Toản tu ở Quốc sử quán, có ghi chép đầy đủ về công lao sự nghiệp của ông. Tình cờ qua trị sở cũ, rất hâm mộ bậc hiền nhân thuở trước, ngâm thơ để an ủi nỗi niềm trong lòng.
Phạm Văn Ánh dịch nghĩa.