30/03/2024 05:21Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXIX
Inferno: Canto XXIX

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 16/11/2006 17:52

 

Nguyên tác

La molta gente e le diverse piaghe
avean le luci mie sì inebriate,
che de lo stare a piangere eran vaghe.

Ma Virgilio mi disse: «Che pur guate?
perché la vista tua pur si soffolge
là giù tra l'ombre triste smozzicate?

Tu non hai fatto sì a l'altre bolge;
pensa, se tu annoverar le credi,
che miglia ventidue la valle volge.

E già la luna è sotto i nostri piedi:
lo tempo è poco omai che n'è concesso,
e altro è da veder che tu non vedi».

«Se tu avessi», rispuos'io appresso,
«atteso a la cagion perch'io guardava,
forse m'avresti ancor lo star dimesso».

Parte sen giva, e io retro li andava,
lo duca, già faccendo la risposta,
e soggiugnendo: «Dentro a quella cava

dov'io tenea or li occhi sì a posta,
credo ch'un spirto del mio sangue pianga
la colpa che là giù cotanto costa».

Allor disse 'l maestro: «Non si franga
lo tuo pensier da qui innanzi sovr'ello.
Attendi ad altro, ed ei là si rimanga;

ch'io vidi lui a piè del ponticello
mostrarti, e minacciar forte, col dito,
e udi' 'l nominar Geri del Bello.

Tu eri allor sì del tutto impedito
sovra colui che già tenne Altaforte,
che non guardasti in là, sì fu partito».

«O duca mio, la violenta morte
che non li è vendicata ancor», diss'io,
«per alcun che de l'onta sia consorte,

fece lui disdegnoso; ond'el sen gio
sanza parlarmi, sì com'io estimo:
e in ciò m'ha el fatto a sé più pio».

Così parlammo infino al loco primo
che de lo scoglio l'altra valle mostra,
se più lume vi fosse, tutto ad imo.

Quando noi fummo sor l'ultima chiostra
di Malebolge, sì che i suoi conversi
potean parere a la veduta nostra,

lamenti saettaron me diversi,
che di pietà ferrati avean li strali;
ond'io li orecchi con le man copersi.

Qual dolor fora, se de li spedali,
di Valdichiana tra 'l luglio e 'l settembre
e di Maremma e di Sardigna i mali

fossero in una fossa tutti 'nsembre,
tal era quivi, e tal puzzo n'usciva
qual suol venir de le marcite membre.

Noi discendemmo in su l'ultima riva
del lungo scoglio, pur da man sinistra;
e allor fu la mia vista più viva

giù ver lo fondo, la 've la ministra
de l'alto Sire infallibil giustizia
punisce i falsador che qui registra.

Non credo ch'a veder maggior tristizia
fosse in Egina il popol tutto infermo,
quando fu l'aere sì pien di malizia,

che li animali, infino al picciol vermo,
cascaron tutti, e poi le genti antiche,
secondo che i poeti hanno per fermo,

si ristorar di seme di formiche;
ch'era a veder per quella oscura valle
languir li spirti per diverse biche.

Qual sovra 'l ventre, e qual sovra le spalle
l'un de l'altro giacea, e qual carpone
si trasmutava per lo tristo calle.

Passo passo andavam sanza sermone,
guardando e ascoltando li ammalati,
che non potean levar le lor persone.

Io vidi due sedere a sé poggiati,
com'a scaldar si poggia tegghia a tegghia,
dal capo al piè di schianze macolati;

e non vidi già mai menare stregghia
a ragazzo aspettato dal segnorso,
né a colui che mal volontier vegghia,

come ciascun menava spesso il morso
de l'unghie sopra sé per la gran rabbia
del pizzicor, che non ha più soccorso;

e sì traevan giù l'unghie la scabbia,
come coltel di scardova le scaglie
o d'altro pesce che più larghe l'abbia.

«O tu che con le dita ti dismaglie»,
cominciò 'l duca mio a l'un di loro,
«e che fai d'esse talvolta tanaglie,

dinne s'alcun Latino è tra costoro
che son quinc'entro, se l'unghia ti basti
etternalmente a cotesto lavoro».

«Latin siam noi, che tu vedi sì guasti
qui ambedue», rispuose l'un piangendo;
«ma tu chi se' che di noi dimandasti?».

E 'l duca disse: «I' son un che discendo
con questo vivo giù di balzo in balzo,
e di mostrar lo 'nferno a lui intendo».

Allor si ruppe lo comun rincalzo;
e tremando ciascuno a me si volse
con altri che l'udiron di rimbalzo.

Lo buon maestro a me tutto s'accolse,
dicendo: «Dì a lor ciò che tu vuoli»;
e io incominciai, poscia ch'ei volse:

«Se la vostra memoria non s'imboli
nel primo mondo da l'umane menti,
ma s'ella viva sotto molti soli,

ditemi chi voi siete e di che genti;
la vostra sconcia e fastidiosa pena
di palesarvi a me non vi spaventi».

«Io fui d'Arezzo, e Albero da Siena»,
rispuose l'un, «mi fé mettere al foco;
ma quel per ch'io mori' qui non mi mena.

Vero è ch'i' dissi lui, parlando a gioco:
"I' mi saprei levar per l'aere a volo";
e quei, ch'avea vaghezza e senno poco,

volle ch'i' li mostrassi l'arte; e solo
perch'io nol feci Dedalo, mi fece
ardere a tal che l'avea per figliuolo.

Ma nell 'ultima bolgia de le diece
me per l'alchìmia che nel mondo usai
dannò Minòs, a cui fallar non lece».

E io dissi al poeta: «Or fu già mai
gente sì vana come la sanese?
Certo non la francesca sì d'assai!».

Onde l'altro lebbroso, che m'intese,
rispuose al detto mio: «Tra'mene Stricca
che seppe far le temperate spese,

e Niccolò che la costuma ricca
del garofano prima discoverse
ne l'orto dove tal seme s'appicca;

e tra'ne la brigata in che disperse
Caccia d'Ascian la vigna e la gran fonda,
e l'Abbagliato suo senno proferse.

Ma perché sappi chi sì ti seconda
contra i Sanesi, aguzza ver me l'occhio,
sì che la faccia mia ben ti risponda:

sì vedrai ch'io son l'ombra di Capocchio,
che falsai li metalli con l'alchìmia;
e te dee ricordar, se ben t'adocchio,

com'io fui di natura buona scimia».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ mười: bọn làm giả kim - Bọn dối cửa.

Đám âm hồn đông đúc với những vết thương khác nhau
Đã thu hút mắt tôi mạnh mẽ,
Và làm cho chúng muốn bật!

Những Virgilio bảo tôi: - "Con nhìn gì vậy?
Tại sao mắt con vẫn dán chặt vào,
Những âm hồn buồn bã và què cụt dưới kia?

Con đã không làm thế với các hố khác,
Ta nghĩ, hay con muốn đếm chúng?
Thung lũng này chu vi đến hai mươi nghìn dặm.

Nhưng mặt trăng đã ở dưới chân chúng ta,
Từ nay chỉ còn ít thời gian,
Còn nhiều cái cần xem mà con chưa thấy".

Tôi liền trả lời: - "Nếu Thầy đã quan tâm,
Đến lý do khiến con chú ý,
Có thể Thầy đã cho phép con nán lại".

Tuy vậy Thầy vẫn đi và tôi,
Trong khi trả lời vẫn bước theo người,
Tôi nói thêm: - "Vì trong hố này,

Nơi con đang hướng mắt chăm chú,
Con tin có một âm hồn thuộc dòng họ con,
Đang than thở lỗi lầm và đền tội với giá nghiệt ngã".

Khi đó, thầy tôi nói: - "Từ nay,
Đừng bứt rứt lương tâm về nó nữa,
Hãy quan tâm đến cái khác và để nó lại đây.

Ta đã thấy nó ở chân cầu nhỏ,
Lây ngón tay chỉ trỏ con, vẻ hằn  học,
Ta nghe họ gọi nó là Gieri Del Bello.

Nhưng lúc đí con đang mải bận
Với kẻ xưa kia là chủ nhân lâu đài Antafocte,
Nên con không nhìn thấy và nó đi rồi".

"Thưa thầy, tôi nói, cái chết dữ dằn của anh ấy,
Cho đến nay vẫn chưa được trả thù,
Bởi một người nào cùng chịu chung điều nhục nhã.

Điều đó khiến anh khinh bỉ con, con đoán thế,
Rồi không nói gì mà đã bỏ đi,
Điều đó càng khiến lòng con thêm bứt rứt".

Chúng tôi trò chuyện cho tới chỗ đầu tiên,
Trên mỏm cầu đá, từ đó có thể thấy,
Hố kia, nếu ở đó sáng hơn một chút.

Khi chúng tôi đã ở trên ngục giam cuối cùng,
Của hố thảm sầu và những kẻ bị giam cầm,
Hiện ra tất cả trước mắt chúng tôi.

Những tiếng kêu kỳ quái suốt thân tôi,
Như những ngọn lao của lòng thương xót,
Khiến tôi phải lấy tay bịt kín hai tai.

Nỗi đau mà người ta đang chứng kiến,
Bằng cả nỗi đau từ tháng bảy đến tháng chín,
Của các bệnh biện Kiana, Maremma, Sacdina.

Dồn tất cả vào cùng một hố,
Người ta sẽ thấy, ở, có mùi bốc lên,
Như mùi bốc ra từ các chân tay thối rữa.

Chúng tôi đi xuống bờ cuối cùng,
Của đường đá dài và  vẫn luôn theo mé trái,
Ở đó tôi nhìn thấy rõ hơn.

Để đi xuống dưới sâu, nơi bà quản ngục,
Của đáng toàn năng, nền Công lý không thể sai lầm,
Trừng phạt những kẻ dối trá mà bà đã ghi vào sổ.

Tôi nghĩ: không có nỗi buồn nào lớn hơn,
Khi nhìn thấy toàn bộ dân chúng Egina đổ bệnh,
Bầu không gian chứa đầy chướng khí!

Tất cả loài vật, cho đến con giun bé nhỏ nhất,
Đều chết; và về sau dân chúng cổ đại,
Mà các nhà thơ đã đoan chắc.

Đã phải tái sinh lại từ loài kiến,
Như thấy ở đấy trong thung lũng tối tăm này,
Một lũ âm hồn ảo não chất thành đống.

Kẻ thì úp sấp bụng xuống, kẻ thì nằm,
Vai tựa vào nhau; có những kẻ khác,
Bò bốn chân trên lối đi kinh tởm.

Từng bước một chúng tôi đi không nói năng gì,
Vừa đi vừa nhìn những sinh linh què quặt,
Không mang nổi thân mình!

Tôi thấy hai người ngồi tựa lưng vào nhau,
Như hai viên ngói được xếp vào lò nung,
Từ đầu đến chân, ghẻ đóng thành vẩy!

Tôi chưa bao giờ thấy bàn chải được đưa nhanh như thế,
Bởi người hầu, khi chủ anh ta đang đợi,
Hoặc bởi một người không muốn thức khuya.

Bằng hai kẻ đang dùng móng tay,
Cào cấu thân mình, một cách điên dại.
Bởi cơn ngứa không có cách gì đối phó.

Họ dùng móng tay giật lớp vảy ra,
Giống như dùng dao đánh vảy cá chép,
Hay một giống cá nào khác có vảy lớn hơn.

Thầy hướng dẫn nói với một người trong bọn họ,
"Hỡi anh đang dùng móng tay cào tuột da,
những móng tay như những gọng kìm.

Hãy cho chúng tôi biết có ai là người La Tinh,
Trong đám người kia và chúc cho những móng tay anh,
Sẽ luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ!"

"Cả hai chúng tôi đều là người La Tinh, bị tàn phế thế này,
Như các ông thấy đấy, một người vừa trả lời vừa khóc,
Nhưng ông, ông là ai mà lại hỏi chúng tôi?"

Người hướng dẫn của tôi liền đáp: - "Ta là người,
Phải cùng anh đang sống này đến vách đá khác,
Tôi được giao việc dẫn anh ta đi xem Địa ngục".

Nghe nói vậy họ không dựa vào nhau nữa,
Cả hai run rẩy quay về phía tôi,
Cả một số khác, tình cờ nghe thấy.

Ông thầy tốt bụng tiếng lại gần tôi,
Và bảo: - "Hãy nói với họ điều con muốn nói,"
Đúng như người muốn, tôi liền bắt đầu"

"Mong rằng những kỷ niệm của các anh chưa biến mất,
Trong thế giới đầu tiên của những linh hồn nhân loại,
Nhưng sẽ sống qua nhiều năm tháng.

Hãy cho tôi biết: Các anh là ai, và đến từ thành phố nào?
Mong rằng những hình phạt khủng khiếp và kinh tởm.
Sẽ không ngăn các anh bày tỏ với tôi."

"Tôi là người Aresso, còn Anbero ở Siena,
Một trong hai người trả lời: - Người ta ném tôi vào lửa,
Nhưng anh thấy, tôi ở đây, lại vì chuyện khác.

Tôi nói với hắn ta - thực vậy -  nhưng chỉ là nói chơi,
Rằng tôi biết tự nâng mình lên không trung và bay được,
Còn hắn là người tò mò, lại kém lương tri.

Hắn muốn được tôi dạy cho tài nghệ đó,
Nhưng tôi đã không  làm cho hắn thành một Dedalo khác,
Thế là  hắn làm cho tôi bị giết bởi một người yêu tôi như con.

Nhưng ở ngục thứ mười trong số mười hố ngục này,
Vì thuật giả kim mà tôi đã thi thố trên trần gian
Minot không hề lầm lẫn, đá kết án tôi."

"Có bao giờ - tôi nói với nhà thơ,
Có một dân chúng phù phiếm như người Siena?
Còn hơn cả dân Pháp sống cạnh đó".

Lúc ấy cái anh hỉu kia, cũng nghe thấy,
Liền đáp lại tôi: - "Ngoại trừ Sisterica!
Luôn biết điều chỉnh chi tiêu.

Và Nicola ăn vận bảnh bao,
Người đầu tiên đã phát hiện ra đinh hương,
Tại khu vườn, nơi nầy mầm hạt giống đó.

Và Nicola ăn vận bảnh bao,
Người đầu tiên đã phát hiện ra đinh hương,
Tại khu vườn, nơi nảy mầm  hạt giống đó.

Cũng trừ cả bồ đoàn Cassia Dassiano,
Đã bán cả vườn nho và cánh rừng rộng lớn của họ,
Và Abbgliato cũng đã thể hiện lương tri của mình.

Nhưng để ngươi biết ai đã giúp ngươi,
Chống lại nhiều Siena, xin hãy hướng mắt về phía tôi.
Để cho bộ mặt tôi trả lời ngươi rõ ràng.

Anh sẽ thấy tôi là hồn của Capochio,
Kẻ đã làm giả các kim loại bằng thuật giả kim,
Anh cần biết, nếu tôi nhận ra anh,
Tôi là người có bản chất bẩm sinh tốt đẹp."

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXIX