20/04/2024 11:14Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Phạm Nhiêu Châu toạ trung khách ngữ thực hà đồn ngư
范饒州坐中客語食河豚魚

Tác giả: Mai Nghiêu Thần - 梅堯臣

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Bắc Tống, Liêu
Đăng bởi Hà Như vào 07/12/2012 15:42

 

Nguyên tác

春州生荻芽,
春岸飛楊花。
河豚當是時,
貴不數魚蝦。
其狀已可怪,
其毒亦莫加。
僨腹若封豕,
怒目猶吾蝸。
庖煎苟失所,
入喉若鏌鋣。
若此喪軀体,
何須資齒牙。
持問南方人,
党護復矜夸。
皆言美無度,
誰謂死如麻。
我語不能屈,
自思空啜嗟。
退志來潮陽,
始憚餐籠蛇。
子厚居柳州,
而甘食蝦蟆。
二物雖可憎,
性命無舛差。
斯味曾不此,
中藏禍無涯。
甚美惡亦稱,
此言誠可嘉。

Phiên âm

Xuân châu sinh địch nha,
Xuân ngạn phi dương hoa.
Hà đồn đương thị thời,
Quý bất sổ ngư hà.
Kỳ trạng dĩ khả quái,
Kỳ độc diệc mạc gia[1].
Phẫn phúc nhược phong thỉ[2],
Nộ mục do ngô oa.
Bào tiễn cẩu thất sở,
Nhập hầu nhược Mạc Da[3].
Nhược thử tầng khu thể,
Hà tu tư xỉ nha[4].
Trì vấn nam phương nhân,
Đảng hộ[5] phục căng khoa.
Giai ngôn mỹ vô độ,
Thuỳ vị tử như ma.
Ngã ngữ bất năng khuất,
Tự tư không chuyết ta.
Thoái Chi[6] lai Triều Dương,
Thuỷ đạn san lung xà.
Tử Hậu[7] cư Liễu Châu,
Nhi cam thực hà mô.
Nhị vật tuy khả tăng,
Tính mệnh vô suyển sai.
Tư vị tằng bất tỷ,
Trung tàng hoa vô nha (nhai).
Thậm mỹ ác diệc xứng,
Thử ngôn thành khả gia.

Dịch nghĩa

Bãi xuân sậy nẩy mầm
Trên bờ xuân hoa dương bay
Đương mùa cá hà đồn
Đắt không kém gì tôm cá
Hình dáng nó rất lạ lùng
Độc của nó lại càng ghê gớm
Khi tức bực, bụng nó phồng lên như bụng lợn
Khi giận, mắt nó lồi ra như mắt ếch
Làm thịt nó mà không biết cách
Nuốt vào cổ họng như nuốt phải kiếm Mạc Da
Ăn như thé để mà đến nỗi thiệt thân
Thì cần ăn cá này làm gì
Đem cá đi hỏi người phương nam
Họ lại lén lút che giấu
Đều bảo là ngon nhất
Ai lại bảo ăn cá này chết người
Lời ta nói không lại được
Chỉ suy nghĩ rồi thở than
Khi Thoái Chi đến Triều Dương
Mới thấy sợ là ăn cả lồng rắn
Tử hậu khi ở Liễu Châu
Cũng phải chịu ăn cóc ngóc
Hai giống này tuy đáng ghê
Nhưng ăn vào tính mạng lại không làm sao
Món này dù không gì ngon bằng
Song bên trong chứa rất nhiều hoạ
Rất đẹp, xấu cũng cân xứng
Câu nói này thế mà hay.

Bản dịch của Lê Xuân Khải

Bãi xuân mọc mầm sậy
Bờ xuân hoa dương bay
Cá hà đồn đương vụ
Giá so tôm cá tày
Hình dáng đã thấy lạ
Độc của nó mới gay
Tức, bụng phồng như lợn
Giận, mắt đỏ cá chày
Làm thịt mà không khéo
Vào hầu tựa dao phay
Nếu để hại thân thể
Cần gì ăn cá này
Người Phương Nam mang hỏi
Giấu diếm nói ngon thay
Là loại lá ngon nhất
Bảo chết người là ai?
Ta nói không thể lại
Tự nghĩ thấy buồn lây
Thoái Chi đến Triều Dương
Sợ ăn rắn lồng đầy
Ở Liễu Châu, Tử hậu
Cóc ngóc đành ăn ngay
Hai vật nhìn đã sợ
Tính mạng chẳng suyển sai
Thứ này ngon không sánh
Trong chưa mầm họa gây
Rất đẹp xấu cũng lắm
Câu này đáng khen hay.
Năm Cảnh Hựu thứ 5 (1036), sau khi Mai Nghiêu Thần thôi làm ở huyện Kiến Đức, trên đường Giang Tây đến Biện Kinh, Tri Nhiêu Châu (trị sở nay ở Ba Dương Giang Tây) là Phạm Trọng Yêm, có người nhắc đến vị ngon của cá hà đồn, Mai nghe có cảm xúc nên làm bài thơ này. Trong Lạc Nhất thi thoại, Âu Dương Tu đánh giá cao: “Bài thơ này làm trong tiệc rượu, sức bút mạnh mẽ, chốc lát mà nên, trở thành tuyệt xướng”. Sau này Diệp Mộng Đắc, Trần Nham Tiêu đều rất khen ngợi. Bài thơ này sở dĩ được người Tống đặc biệt có cảm tình có hai nguyên nhân: một là làm để vịnh vật, chuẩn xác sinh động sát với sự việc, không khoa trương mô tả thừa; hai là mặc sức liên kết phân hoá, nghị luận nhanh mạnh, mượn vật để nói sự việc, cả hai đều thể hiện đặc điểm người Tống lấy văn làm thơ, học vấn làm thơ.

[1] Không hơn được nữa.
[2] Con lợn to.
[3] Kiếm nổi tiếng thời cổ.
[4] Để răng nhai.
[5] Dùng thái độ thiên lệch để bao che.
[6] Tên chữ của hàn Dũ, sau khi Hàn Dũ bị biếm đến Triều Dương, vùng này người dân ăn thịt rắn.
[7] Tên chữ của Liễu Tông Nguyên, ông bị trích cư ở Liễu Châu, vùng này người dân quen ăn cóc ngóc.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Mai Nghiêu Thần » Phạm Nhiêu Châu toạ trung khách ngữ thực hà đồn ngư