25/04/2024 23:15Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Truyền thuyết về Đạo Đức Kinh Lão Tử viết trên đường đi biệt xứ
Legende von der Entstehung des Buches Tao Te King auf dem Weg des Laotse in die Emigration

Tác giả: Bertolt Brecht

Nước: Đức
Đăng bởi hongha83 vào 16/01/2012 21:26

 

Nguyên tác

Als er siebzig war und war gebrechlich,
Drängte es den Lehrer doch nach Ruh’,
Denn die Weisheit war im Lande wieder einmal schwächlich
Und die Bosheit nahm an Kräften wieder einmal zu.
Und er gürtete den Schuh.

Und er packte ein, was er so brauchte:
Wenig. Doch es wurde dies und das.
So die Pfeife, die er abends immer rauchte,
Und das Büchlein, das er immer las.
Weißbrot nach dem Augenmaß.

Freute sich des Tals noch einmal und vergaß es,
als er ins Gebirg den Weg einschlug.
Und sein Ochse freute sich des frischen Grases
Kauend, während er den Alten trug.
Denn dem ging es schnell genug.

Doch am vierten Tag im Felsgesteine
Hat ein Zöllner ihm den Weg verwehrt:
„Kostbarkeiten zu verzollen?” „Keine.”
Und der Knabe, der den Ochsen führte, sprach:
„Er hat gelehrt.”
Und so war auch das erklärt.

Doch der Mann in einer heitren Regung
Fragte noch: „Hat er was rausgekriegt?”
Sprach der Knabe: „Daß das weiche Wasser in Bewegung
Mit der Zeit den mächtigen Stein besiegt.
Du verstehst, das Harte unterliegt.”

Daß er nicht das letzte Tageslicht verlöre,
Trieb der Knabe nun den Ochsen an.
Und die drei verschwanden schon um eine schwarze Föhre.
Da kam plötzlich Fahrt in unsern Mann
Und er schrie: „He, du! Halt an!”

„Was ist das mit diesem Wasser, Alter?”
Hielt der Alte: „Interessiert es dich?”
Sprach dem Mann: „Ich bin nur Zollverwalter,
Doch wer wen besiegt, das interessiert auch mich.
Wenn du’s weißt, dann sprich!

Schreib mir’s auf. Diktier es diesem Kinde!
So was nimmt man doch nicht mit sich fort.
Da gibt’s doch Papier bei uns und und Tinte
Und ein Nachtmahl gibt es auch: ich wohne dort.
Nun, ist das ein Wort?”

Über seine Schulter sah der Alte
Auf den Mann: Flickjoppe. Keine Schuh.
Und die Stirne eine einzige Falte.
Ach, kein Sieger trat da auf ihn zu.
Und er murmelte: „Auch du?”

Eine höfliche Bitte abzuschlagen
War der Alte, wie es schien, zu alt.
Denn er sagte laut: „Die etwas fragen,
Die verdienen Antwort.” Sprach der Knabe: „Es wird auch schon kalt.”
„Gut, ein kleiner Aufenthalt.”

Und von seinem Ochsen stieg der Weise,
Sieben Tage schrieben sie zu zweit.
Und der Zöllner brachte Essen (und er fluchte nur noch leise
Mit den Schmugglern in der ganzen Zeit).
Und dann war’s so weit.

Und dem Zöllner händigte der Knabe
Eines Morgens einundachtzig Sprüche ein
Und mit Dank für eine kleine Reisegabe
Bogen sie um jene Föhre ins Gestein.
Sagt jetzt: kann man höflicher sein?

Aber rühmen wir nicht nur den Weisen,
Dessen Name auf dem Büchlein prangt!
Denn man muß dem Weisen seine Weisheit erst entreißen.
Darum sei der Zöllner auch bedankt:
Er hat sie ihm abverlangt.

Bản dịch của Vũ Quần Phương

Sức đã yếu lắm rồi, tuổi đã tròn bảy chục
Vị lão sư thèm được nghỉ ngơi
Nhưng cái thiện đã trốn sang xứ khác
Còn cái ác đang phục hồi sức lực
Bậc lão sư đành lại xỏ giày

Ông gói theo nhưng đồ dùng cần thiết
Chẳng là bao nhưng lủng củng vô cùng
Nào cái điếu để buổi chiều ông hút
Rồi cuốn sách ông còn đang đọc
Đến miếng bánh ông ăn

Ông ngắm nhìn lần cuối cùng thung lũng
Rồi quên luôn khi chân bước lên đường
Một con bò ham đám cỏ xanh
Trong lúc chở ông đi còn ngoái đầu gặm cố
Còn ông chẳng có gì vội cả

Sang đến ngày thứ tư
Một viên nhà đoan đã dừng họ lại
- Có cần khai gì không?
- Không có - chú tiểu đồng nói rõ:
Thầy tôi đi giảng mà
- Thì giảng cũng cần khai

Viên nhà đoan ngần ngừ hỏi tiếp:
- Vậy người ta được gì qua những điều giảng ấy?
Chú tiểu đồng: Được chứ, rằng nước rơi trên đá
Làm đá mòn dần
Ông hiểu không? Nước thì thắng cứng

Tranh thủ trời chưa tối
Chú bé dắt bò đi
Cả ba vừa khuất sau một cây thông rậm lá
Viên nhà đoan đã đuổi theo, hối hả:
Dừng lại, các vị ơi, dừng đã!

- Cái chuyện nước vừa rồi nó có nghĩa gì cơ?
- Ông cũng bận tâm ư? Cụ già dừng bò hỏi
- Phận tôi chỉ là viên nhà đoan
Nhưng muốn biết làm thế nào để thắng
Điều ấy tôi băn khoăn
Nếu ông biết, tôi xin ông, hãy nói!

Xin ông viết cho tôi. Ông đọc cho thằng cu con này viết
Chuyện như thế, xin đừng giữ riêng mình
Ở nhà tôi có giấy và bút mực
Cả thức ăn. Tôi sống ở đây mà
Thế nào ông, được chứ?

Vị lão sư ngắm người thu thuế
Áo vá chằng, chân dẫm đất
Người này không phải người thắng cuộc
Cụ thì thầm nói nhỏ: Ông cũng cần biết ư?

Cụ đã quá già rồi
Nên không thể chối từ một yêu cầu khiêm nhường như thế
Cụ nói to: ai đặt câu hỏi ra cũng phải được trả lời
Chú tiểu đồng: trời rét, dừng lại thì tốt thôi

Nhà thông thái xuống bò
Suốt bảy ngày hai thầy trò cùng viết
Viên thuế đoan cơm nước và bớt hẳn nặng lời
Thế rồi công việc xong

Vào một sáng tinh mơ, chú tiểu đồng đưa ông thuế đoan
81 câu châm ngôn, cảm ơn ông số lương khô dự trữ
Rồi cả hai thầy trò lại khuất sau cây thông vào núi
Thời bây giờ, có ai khiêm tốn hơn?

Chúng ta hãy ngợi ca không chỉ nhà thông thái
Tên tuổi chói ngời - việc trước tiên:
khai thác nơi ông những điều thông thái đã
Mà phải biết ơn người đàn ông nhà đoan
Đã làm được điều cần làm nhất ấy

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Bertolt Brecht » Truyền thuyết về Đạo Đức Kinh Lão Tử viết trên đường đi biệt xứ