11/10/2024 07:05Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Nguyễn
Đăng bởi hongha83 vào 05/07/2016 07:53
Nguyên tác
史吾國史館吾家,
別占人間最樂窩。
滿眼西園惟翰墨,
不知東土有干戈。
棃燃太乙官非冷,
筆禿藩垣夢亦花。
関析能無尸素辱,
吾曹況是職編摩。
Phiên âm
Sử ngô quốc sử quán ngô gia,
Biệt chiếm nhân gian tối lạc oa.
Mãn nhãn tây viên[1] duy hàn mặc,
Bất tri đông thổ hữu can qua.
Lê nhiên Thái Ất[2] quan phi lãnh[3],
Bút thốc[4] phiên viên mộng diệc hoa.
Quan tích năng vô thi tố nhục,
Ngô tào huống thị chức biên ma.Dịch nghĩa
Viết sử nước ta, sử quán là nhà ta
Riêng chiếm chỗ vui thú nhất trên cõi đời này
Chốn vườn tây ngợp mắt những sách những mực
Biết đâu đến việc miền đông đang xảy binh đao
Thần Thái Ất đốt cây lê chức quan cũng không lạnh
Ngòi bút trọc làm rào, làm tường cho nước còn nhiều mộng đẹp
Kẻ giữ mõ hiệu ở cổng thành còn không chịu ăn dưng
Huống cgi bọn ta lại là những nhà viết sửBản dịch của Nguyễn Văn Huyền
Sử là sử nước, quán là nhà,
Một khoảnh thanh nhàn, nhất bọn ta.
Ngợp mắt, gác lầu toàn bút sách,
Xa tai, đất nước những can qua.
Lửa văn đuốc sáng, đâu quan lạnh,
Bút sử thành vàng, ấy mộng hoa.
Gác cổng, ăn dưng còn hổ thẹn,
Huống chi ta lại sử quan mà.
Hai câu 5 và 6 nói sự tự hào của tác giả về chức sử quan.
[1] Vườn tây, nơi các thi nhân đời Tống như Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Tần Quán thường hội họp. Ở đây có ý ví sử quán như nơi văn nhân tụ hội.
[2] Thời Hán ở Trung Quốc, Lưu Hướng làm sách trên gác Thiên Lộc, đêm có ông già đốt cây lê đi vào nói: "Ta là thần Thái Ất đây". Đời xưa in sách, người ta hay dùng gỗ lê làm ván khắc in, nên thường gọi sử quán là "lê các" (gác lê). Ở đây dùng hình tượng "lửa lê" để chỉ ngọn đèn ở sử quán.
[3] Chức quan cũng không lạnh, đây ý nói chức "lãnh quan" (quan lạnh) là một chức quan chuyên làm việc giấy tờ, biên soạn, được coi là ít bổng lộc, không được chuộng.
[4] Ngòi bút trọc. Theo truyền thuyết, Thương Hiệt thấy người trọc mà nghĩ ra được chữ viết.