20/04/2024 02:24Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Vịnh thằng mõ

Tác giả: Lê Thánh Tông - 黎聖宗

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi Vanachi vào 01/03/2007 16:43

 

Mõ này cả[1] tiếng lại dài hơi,
Mẫn cán ra tay chẳng phải chơi!
Mộc đạc[2] vang lừng trong mấy cõi,
Kim thanh[3] chuyển động khắp đôi nơi.
Trẻ già chốn chốn đều nghe hiệu,
Làng nước ai ai cũng cứ lời.
Thứ bậc dưới trên, quyền cắt đặt[4],
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.
Khảo dị từ bài “Thêm ba bài thơ Nôm của Nguyễn Công Trứ” trên Tạp chí Hán Nôm thì bản Nghi Xuân Uy Viễn Nguyễn gia thế phả chép bài này tên là Vịnh thằng seo (thằng seo tức thằng mõ, người cùng đinh chuyên đánh mõ rao việc làng thời trước) của Nguyễn Công Trứ, với lời như sau:
Khen cho cả tiếng lại dài hơi,
Làng nư­ớc suy bảo chẳng phải chơi!
Mộc đạc lao xao khua mấy tiếng,
Kim thanh dấy dức khắp đòi nơi.
Gần xa chốn chốn đều nghe lệnh,
Già trẻ ai ai cũng cứ lời.
Trên d­ưới quyền hành tay cắt đặt,
Một mình một cỗ mặc dầu xơi.

- Dấy dức: Làm cho hăng hái, phấn chấn.
- Đòi: Nhiều (từ cổ).

[2] Mõ gỗ.
[3] Âm thanh trong trẻo như tiếng kim loại.
[4] Thằng mõ ngoài việc đi rao mõ, còn phải phục dịch các hào lí dịch trong làng xã: khi có tế lễ, tiệc tùng nơi đình trung, mõ phải sắp xếp chỗ ngồi cho họ theo đúng “thứ bậc dưới trên”.
[1] Lớn (từ cổ).
[2] Cái mõ làm bằng gỗ hoặc bằng tre, dùng để gõ báo hiệu hay phát hiệu lệnh.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Lê Thánh Tông » Vịnh thằng mõ