25/04/2024 07:38Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XV
Inferno: Canto XV

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 03/10/2006 12:07

 

Nguyên tác

Ora cen porta l'un de' duri margini;
e 'l fummo del ruscel di sopra aduggia,
sì che dal foco salva l'acqua e li argini.

Quali Fiamminghi tra Guizzante e Bruggia,
temendo 'l fiotto che 'nver lor s'avventa,
fanno lo schermo perché 'l mar si fuggia;

e quali Padoan lungo la Brenta,
per difender lor ville e lor castelli,
anzi che Carentana il caldo senta:

a tale imagine eran fatti quelli,
tutto che né sì alti né sì grossi,
qual che si fosse, lo maestro felli.

Già eravam da la selva rimossi
tanto, ch'i' non avrei visto dov'era,
perch'io in dietro rivolto mi fossi,

quando incontrammo d'anime una schiera
che venìan lungo l'argine, e ciascuna
ci riguardava come suol da sera

guardare uno altro sotto nuova luna;
e sì ver' noi aguzzavan le ciglia
come 'l vecchio sartor fa ne la cruna.

Così adocchiato da cotal famiglia,
fui conosciuto da un, che mi prese
per lo lembo e gridò: «Qual maraviglia!».

E io, quando 'l suo braccio a me distese,
ficcai li occhi per lo cotto aspetto,
sì che 'l viso abbrusciato non difese

la conoscenza sua al mio 'ntelletto;
e chinando la mano a la sua faccia,
rispuosi: «Siete voi qui, ser Brunetto?».

E quelli: «O figliuol mio, non ti dispiaccia
se Brunetto Latino un poco teco
ritorna 'n dietro e lascia andar la traccia».

I' dissi lui: «Quanto posso, ven preco;
e se volete che con voi m'asseggia,
faròl, se piace a costui che vo seco».

«O figliuol», disse, «qual di questa greggia
s'arresta punto, giace poi cent'anni
sanz'arrostarsi quando 'l foco il feggia.

Però va oltre: i' ti verrò a' panni;
e poi rigiugnerò la mia masnada,
che va piangendo i suoi etterni danni».

I' non osava scender de la strada
per andar par di lui; ma 'l capo chino
tenea com'uom che reverente vada.

El cominciò: «Qual fortuna o destino
anzi l'ultimo dì qua giù ti mena?
e chi è questi che mostra 'l cammino?».

«Là sù di sopra, in la vita serena»,
rispuos'io lui, «mi smarri' in una valle,
avanti che l'età mia fosse piena.

Pur ier mattina le volsi le spalle:
questi m'apparve, tornand'io in quella,
e reducemi a ca per questo calle».

Ed elli a me: «Se tu segui tua stella,
non puoi fallire a glorioso porto,
se ben m'accorsi ne la vita bella;

e s'io non fossi sì per tempo morto,
veggendo il cielo a te così benigno,
dato t'avrei a l'opera conforto.

Ma quello ingrato popolo maligno
che discese di Fiesole ab antico,
e tiene ancor del monte e del macigno,

ti si farà, per tuo ben far, nimico:
ed è ragion, ché tra li lazzi sorbi
si disconvien fruttare al dolce fico.

Vecchia fama nel mondo li chiama orbi;
gent'è avara, invidiosa e superba:
dai lor costumi fa che tu ti forbi.

La tua fortuna tanto onor ti serba,
che l'una parte e l'altra avranno fame
di te; ma lungi fia dal becco l'erba.

Faccian le bestie fiesolane strame
di lor medesme, e non tocchin la pianta,
s'alcuna surge ancora in lor letame,

in cui riviva la sementa santa
di que' Roman che vi rimaser quando
fu fatto il nido di malizia tanta».

«Se fosse tutto pieno il mio dimando»,
rispuos'io lui, «voi non sareste ancora
de l'umana natura posto in bando;

ché 'n la mente m'è fitta, e or m'accora,
la cara e buona imagine paterna
di voi quando nel mondo ad ora ad ora

m'insegnavate come l'uom s'etterna:
e quant'io l'abbia in grado, mentr'io vivo
convien che ne la mia lingua si scerna.

Ciò che narrate di mio corso scrivo,
e serbolo a chiosar con altro testo
a donna che saprà, s'a lei arrivo.

Tanto vogl'io che vi sia manifesto,
pur che mia coscienza non mi garra,
che a la Fortuna, come vuol, son presto.

Non è nuova a li orecchi miei tal arra:
però giri Fortuna la sua rota
come le piace, e 'l villan la sua marra».

Lo mio maestro allora in su la gota
destra si volse in dietro, e riguardommi;
poi disse: «Bene ascolta chi la nota».

Né per tanto di men parlando vommi
con ser Brunetto, e dimando chi sono
li suoi compagni più noti e più sommi.

Ed elli a me: «Saper d'alcuno è buono;
de li altri fia laudabile tacerci,
ché 'l tempo sarìa corto a tanto suono.

In somma sappi che tutti fur cherci
e litterati grandi e di gran fama,
d'un peccato medesmo al mondo lerci.

Priscian sen va con quella turba grama,
e Francesco d'Accorso anche; e vedervi,
s'avessi avuto di tal tigna brama,

colui potei che dal servo de' servi
fu trasmutato d'Arno in Bacchiglione,
dove lasciò li mal protesi nervi.

Di più direi; ma 'l venire e 'l sermone
più lungo esser non può, però ch'i' veggio
là surger nuovo fummo del sabbione.

Gente vien con la quale esser non deggio.
Sieti raccomandato il mio Tesoro
nel qual io vivo ancora, e più non cheggio».

Poi si rivolse, e parve di coloro
che corrono a Verona il drappo verde
per la campagna; e parve di costoro

quelli che vince, non colui che perde.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VII. Ngục thứ ba. Dante gặp lại và trò chuyện với thầy học Brunetto Latino.

Bây giờ chúng tôi đi trên bờ vững chắc,
Có hơi nước bốc lên che kín,
Bảo vệ bờ suối khỏi làn lửa cháy.

Giống như người Fiammighi giữa Guysante và Brutgia,
Sợ sóng dữ dâng lên phá hoại,
Đã xây tường thành ngăn biển cả.

Cũng giống dân Padoan ở dọc sông Brenta,
Để bảo vệ thành phố và các pháo đài,
Trước khi nóng ập xuống Carentana.

Các bờ suối ở đây cũng theo cách đó,
Chỉ khác là thợ Tạo,
Không xây quá cao và quá đồ sộ.

Chúng tôi đã bỏ xa khu rừng,
Đến nỗi không còn thấy nó nữa,
Dù đã ngoái nhìn lại đằng sau.

Chúng tôi gặp một đoàn âm hồn,
Đang đi dọc theo bờ suối,
Mỗi người trong bọn họ đều nhìn chúng tôi.

Như người ta vẫn làm, buổi tối khi gặp nhau dưới trăng,
Họ nhíu mắt nhìn chúng tôi,
Như bác thợ may già chăm chú nhìn mũi kim.

Một người, có vẻ quen biết, đã nhìn tôi như thế,
Rồi một người trong số đó đã nhận ra tôi,
Ông nắm lấy tà áo tôi và kêu lên: “Tốt quá!”

Còn tôi, khi ông đưa tay ra,
Tôi đã nhìn chăm chắm vào bộ mặt bị cháy sém,
Nhanh đến nổi, bộ mặt ấy không kịp giấu giếm.

Trí nhớ của tôi đã kịp nhận ra,
Và tôi giơ tay về phía khuôn mặt đó,
- “Ngài đấy ư? Đây có phải là Ngài Brunetto?”

- “Ôi, con của ta, ông đáp, xin chớ phiền lòng,
Nếu Brunetto Latino dừng lại chốc lát,
Với con, mặc cho đoàn âm hồn đi tiếp”.

Tôi đáp: - “Rất vui lòng, hết sức mà tôi có thể,
Và nếu Ngài muốn tôi sẽ ngồi xuống cạnh Ngài,
Tôi sẽ làm, nếu người hướng dẫn tôi cho phép.”

- “Ôi con ơi, ông nói, nếu có kẻ nào trong đoàn này,
Chỉ dừng lại một lúc thôi thì sau đó phải ở lại trăm năm.
Và không thể tránh khỏi bị lửa thiêu làm thương tổn.

Vậy con cứ đi tiếp và ta đi bên cạnh,
Rồi ta sẽ nhập lại vào đoàn của ta,
Đang vừa đi vừa khóc vì tội hình vĩnh viễn”.

Tôi không dám rẽ qua đường khác,
Để được đi cạnh ông, đầu hơi cúi xuống,
Như đi cạnh một người đáng kính.

Ông hỏi: - “Nhờ may mắn hay nhờ số phận,
Mà con tới được đây trước cả ngày cuối của cuộc đời?
Vị dẫn đường cho con là ai đó?

Trên kia, nơi trần giới, trong cuộc sống thanh bình”.
Tôi đáp: - “Con bị lạc đường trong thung lũng,
Trước khi đạt tuổi chín của cuộc đời.

Chỉ mới sáng qua khi con quay lưng lại,
Thì thấy vị này xuất hiện,
Dẫn con đi theo những lối này”.

Ông bảo: - “Cứ đi theo sao chiếu mệnh của con.
Rồi con sẽ đến bến vinh quang.
Nếu ta dự đoán đúng, trong cuộc đời tươi đẹp.

Và nếu như ta đã không chết sớm,
Để thấy được trời đã phù hộ con như thế,
Thì ta cũng đã từng trợ lực cho sự nghiệp của con.

Nhưng cái dân ác độc và bội bạc này,
Xưa kia từ Fiesole tràn xuống,
Và đến nay vẫn đến chiếm giữ núi rừng ở đấy.

Họ sẽ là kẻ thù của con, vì hành xử tốt của con,
Cũng hợp lý thôi, vì giữa những cây lê chát,
Cây sung ngọt không thể nào đơm hoa kết trái.

Một nhân vật xưa nổi tiếng gọi họ là mù tối,
Là một bọn keo kiệt, đố kỵ và kiêu ngạo,
Những tật xấu của chúng con chớ bị lây truyền.

Số mệnh còn giành cho con nhiều vinh dự,
Cả phe này lẫn phe kia đều khao khát có con,
Nhưng cái mỏ e còn quá xa ngọn cỏ!

Cứ cho bọn súc sinh Fiesole,
Cấu xé nhau mà không đụng đến cây,
Nếu cây còn mọc được trong chuồng phân của chúng.

Ở đó sẽ sống lại hạt giống thiêng,
Của những người La Mã còn trụ lại ở đó,
Ngay khi cái ổ gian manh đến tạo lập”.

Tôi nói: - “Nếu lời khẩn cầu của tôi được chấp thuận,
Thì Ngài vẫn còn chưa bị đặt,
Ra ngoài cuộc sống nhân quần.

Khắc sâu trong tâm khảm tôi và vẫn làm tôi xúc động,
Hình ảnh cha chú thân thương và nhân hậu,
Của các Ngài đã dạy dỗ tôi trên trần thế.

Giờ qua giờ làm thế nào để trở thành người bất tử.
Tôi thích thú biết bao điều đó trong suốt cuộc đời.
Trong lập ngôn của tôi mọi người đều rõ.

Còn những điều Ngài nói về tương lai cuộc đời tôi,
Tôi xin ghi nhớ và cả những điều khác,
Tôi sẽ đem chất chính một phu nhân nếu như được gặp.

Tuy nhiên tôi xin bày tỏ với Ngài,
Để cho lương tâm hoàn toàn thanh thản,
Mọi điều số mệnh muốn, tôi xin sẵn sàng.

Những tiên đoán đó với tôi cũng không còn mới lạ,
Cứ để Thần Số mệnh vần xoay bánh xe theo sở thích,
Cũng như người nông dân với chiếc xẻng của mình.”

Khi đó thầy tôi quay lại phía sau,
Nhìn tôi rồi nói:
“Kẻ nào chăm chú nghe thì ắt hiểu đúng!”

Trong lúc đó tôi vẫn đi và trò chuyện,
Với Ngài Brunetto và hỏi:
Những ai nơi đây là bạn đường quan trọng nhất của ông.

Ông trả lời: - “Cũng tốt nếu biết được vài người,
Nhưng với số khác thì im lặng còn tốt hơn,
Thời giờ quá ít để có thể kể nhiều tên tuổi.

Chỉ cần biết tất cả bọn họ đều là tăng lữ,
Học vấn cao và rất có tiếng tăm,
Trên trần thế bị ô danh cùng một tội.

Prissian đang đi trong đoàn khốn khổ,
Cùng với Francesco D’Accoroso mà con sẽ thấy,
Nếu con tò mò muốn biết về loài sâu mọt đó.

Có cả vị “tôi tớ của các tôi tớ”
Được chuyển từ Arno đến Barchilinone,
Tại đây ông ta đã trút hết nguồn tinh lực.

Ta còn muốn nói nữa nhưng không thể đi tiếp,
Cũng không thể nói dài hơn vì ở xa xa đã thấy,
Một làn khói mới bốc lên.

Ta không muốn bị lạc trong đám người sẽ tới,
Ta gửi con cuốn Kho báu[/] của ta,
Trong đó ta vẫn sống và ta không muốn gì hơn”.

Rồi ông quay đi và tôi thấy ông giống một người,
Đang chạy thi trên cánh đồng Verona,
Để đoạt tấm vải xanh và giữa bọn họ,
Ông giống như người thắng chứ không phải người thua cuộc.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XV