26/09/2023 16:29Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới
Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Nguyễn
Đăng bởi Phạm Hy Hưng vào 26/12/2022 04:40

Phiên âm
Trăn, Vĩ hà lương sấn hiểu xa,
Trùng lai ảnh sắc dĩ thù sơ.
Sa liên chử hợp tri phong khẩn,
Thuỷ khuất lưu hành vị đống dư.
Thích tục hà niên ca thược dược,
Tế nhân thử xứ tưởng thừa dư.
Tráng du đảo thị tân trình hảo,
Thiêm đắc hoa trình tải bút dư.Dịch nghĩa
Xe buổi sớm vượt qua cầu sông Trăn, Vĩ,
Trở lại nơi đây thấy cảnh sắc đã khác xưa.
Cát dàn khắp bến bãi, biết là gió thổi gấp,
Nước thu mình trong dòng chảy, sau những ngày đóng băng.
Châm biếm thói tục, năm nào từng hát bài ca thược dược,
Đến nơi này, còn nhớ chuyện dùng kiệu giúp người ngày trước,
Trong cuộc tráng du, quay lại chặng đường thú vị buổi đầu,
Càng thêm nhiều trang ghi chép cho chuyến đi sứ.Bản dịch của Trần Lê Văn
Cầu Trăn, Vĩ xe qua vội vã,
Cảnh sắc nhìn nay đã khác xưa.
Gió reo cát giải bãi bờ,
Băng tan, nước lại lắng đưa theo dòng.
Cười thói cũ ca bông thược dược,
Kiệu giúp người thuở trước, nhớ lâu.
Du quan như thúc ban đầu,
Sứ trình thêm lắm chữ câu đẹp lòng.
Trăn, Vĩ: hai con sông phát nguồn từ tỉnh Hồ Nam thuộc nước Trịnh thời cổ. Theo phong tục nước Trịnh, hàng năm cứ đến ngày 3 tháng 3 âm lịch, người ta hay tổ chức hội chiêu hồn tục phách (gọi hồn, nối phách) để trừ hoạ, cầu phúc ở ven bờ hai con sông này. Trong lễ hội, các chàng trai và cô gái (sĩ dữ nữ) hay tặng hoa cho nhau để làm quen. Trong Kinh thi, phần Trịnh phong, có bài Trăn Vĩ mô tả cảnh lễ hội này.
Nguồn: Phạm Hy Lượng - cuộc đời và tác phẩm, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, 1997