Sách
Văn đàn bảo giám còn chép thêm mấy câu mưỡu sau, giải thích là do độc giả gởi đến và quả quyết là do chính Dương Khuê soạn ra:
Non xanh xanh, nước xanh xanh,
Sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa.
Nhớ ai tháng đợi năm chờ,
Nhớ người độ ấy bây giờ là đây!
Nguồn:
1. Dương Quảng Hàm,
Việt Nam thi văn hợp tuyển, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1951
2. Nguyễn Duy Diễn,
Dương Khuê, NXB Nguồn Sống, 1969
3. Đỗ Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề,
Việt Nam ca trù biên khảo, Nhà in Văn Khoa, Sài Gòn, 1962
[1] Hồng, Tuyết là tên các cô đầu, ở đây chỉ ả đào nói chung.
[2] Có bản chép “Chợt ngảnh lại”.
[3] Đến tuổi dậy thì.
[4] Chữ Hán: 我浪遊時君尚少,今君許嫁我成翁. Nghĩa: Khi ta còn là một thanh niên lãng tử thì em còn bé, Đến nay em tới tuổi lấy chồng thì ta đã thành ông già rồi.
[5] Có bản chép là “thẹn thùng” hay “sượng sùng”.
[6] Bạch phát là tóc bạc trắng (chỉ tác giả đã già), hồng nhan là má hồng (chỉ cô đào). Có bản chép “bạch phát, hồng nhan” hoặc “lạ lạ, quen quen”.
[7] Thanh Sơn thuộc huyện Sơn Lãng, nay thuộc tỉnh phủ Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, quê của tác giả.
[8] Đàn tranh ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) có 13 dây tiếng nghe lanh lảnh.