20/04/2024 12:08Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Đại bàng và cú
L’aigle et le hibou

Tác giả: Jean de La Fontaine

Nước: Pháp
Đăng bởi hongha83 vào 09/12/2010 01:13

 

Nguyên tác

L’Aigle et le Chat-huant leurs querelles cessèrent,
Et firent tant qu’ils s’embrassèrent.
L’un jura foi de Roi, l’autre foi de Hibou,
Qu’ils ne se goberaient leurs petits peu ni prou.
Connaissez-vous les miens ? dit l’Oiseau de Minerve.
Non, dit l’Aigle.  Tant pis, reprit le triste oiseau:
Je crains en ce cas pour leur peau:
C’est hasard si je les conserve.
Comme vous êtes Roi, vous ne considérez
Qui ni quoi: Rois et Dieux mettent, quoi qu’on leur die,
Tout en même catégorie.
Adieu mes Nourrissons, si vous les rencontrez.
Peignez-les-moi, dit l’Aigle, ou bien me les montrez:
Je n’y toucherai de ma vie.
Le Hibou repartit : Mes Petits sont mignons,
Beaux, bien faits, et jolis sur tous leurs compagnons:
Vous les reconnaîtrez sans peine à cette marque.
N’allez pas l’oublier ; retenez-la si bien
Que chez moi la maudite Parque
N’entre point par votre moyen.
Il avint qu’au Hibou Dieu donna géniture.
De façon qu’un beau soir qu’il était en pâture,
Notre Aigle aperçut d’aventure,
Dans les coins d’une roche dure,
Ou dans les trous d’une masure
(Je ne sais pas lequel des deux),
De petits monstres fort hideux,
Rechignés, un air triste, une voix de Mégère.
Ces enfants ne sont pas, dit l’Aigle, à notre ami.
Croquons-les. Le Galand n’en fit pas à demi:
Ses repas ne sont point repas à la légère.
Le Hibou, de retour, ne trouve que les pieds
De ses chers Nourrissons, hélas! pour toute chose.
Il se plaint; et les dieux sont par lui suppliés
De punir le brigand qui de son deuil est cause.
Quelqu’un lui dit alors: N’en accuse que toi
Ou plutôt la commune loi,
Qui veut qu’on trouve son semblable
Beau, bien fait, et sur tous aimable.
Tu fis de tes enfants à l’Aigle ce portrait:
En avaient-ils le moindre trait?

Bản dịch của Lê Trọng Bổng

Đại bàng và cú thôi cãi cọ
Cùng làm lành đến độ ôm hôn
Một lấy danh dự minh quân
Một lấy danh dự của dân mắt mèo
Hai bên thề cùng yêu lũ nhỏ
Tuyệt đối không coi đó là mồi
"Mấy đứa con nhỏ của tôi
Hình như bác đã biết rồi phải không?"
Đại bàng lắc, Cú buồn giọng tiếp:
"Tính mạng con chẳng biết thế nào
Trứng để đầu đẳng sợ sao
Nhờ vào may rủi lấy đâu vẹn toàn
Bác là vua, Đại bàng chúa tể
Bác chẳng hề để ý chi li
Xem là ai, xem cái gì
Dù có nghe nói này kia cũng vầy
Vua và thần xưa nay vẫn vậy
Mọi thứ coi cùng loại y chang
Lúc bác gặp chúng, phải chăng
Là lúc vĩnh biệt, tan hoang cửa nhà"
Đại bàng nói: "Xin bà mô tả
Các cháu nhà hoặc giả cho xem
Suốt đời tôi sẽ để yên"
"Chúng đáng yêu lắm" - Cú bèn nói ngay
"Mình bụ bẫm, mặt mày xinh xắn
Không kém thua các bạn trong miền
Tới nhà bác nhận ra liền
Những đặc điểm ấy khi nhìn chớ quên
Tên tử thần đáng nguyền rủa đó
Xin bác đừng để nó theo vô"
Trời cho một lũ con thơ
Một hôm Cú bận lần mò cái ăn
Do tình cờ Đại bàng thấy chúng
Đang nằm trong lỗ thủng lều tranh
(Hay trong hốc đá gập ghềnh
Người kể không nhớ ngọn ngành nơi mô)
Trông gớm ghiếc tựa hồ quái vật
Nhăn nhó hoài, nét mặt u sầu
Giọng địa ngục cứ làu bàu
Đại bàng nhìn chúng, trong đầu đinh ninh:
"Không phải con bạn mình, cứ xực!"
Vốn hào hoa không chút lần chần
Chàng chén sạch, chỉ còn chân
Cú mẹ về thấy than van, khẩn cầu
Xin các thần mau mau trừng phạt
Tên bất lương gieo rắc tang này
Nhưng thần có vị bảo ngay:
"Đi mà buộc tội chính mày, nếu không
Buộc tôi quy luật chung cứ muốn
Thấy con mình ngồn ngộn tươi xinh
Dễ thương, bụ bẫm hết mình
Mày vẽ cho bạn ảnh hình như ri
Hỏi rằng có chút giống chi?"
Dựa theo truyện của Verdizzoti.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Jean de La Fontaine » Đại bàng và cú