26/04/2024 23:16Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Long Đại nham
龍岱岩

Tác giả: Nguyễn Trãi - 阮廌

Thể thơ: Thất ngôn bát cú; Nước: Việt Nam; Thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Đăng bởi Vanachi vào 15/04/2007 18:19

 

Nguyên tác

去年虎穴我曾窺,
龍岱今觀石窟奇。
鰲負出山山有洞,
鯨遊塞海海為池。
壼中日月天難老,
世上英雄此一時。
黎范風流嗟漸遠,
青苔半蝕璧間詩。

Phiên âm

Khứ niên hổ huyệt[1] ngã tằng khuy,
Long Đại[2] kim quan thạch quật[3] kỳ.
Ngao[4] phụ xuất sơn, sơn hữu động,
Kình[5] du tắc hải, hải vi trì.
Hồ[6] trung nhật nguyệt thiên nan lão,
Thế thượng anh hùng thử nhất thì.
Lê Phạm[7] phong lưu ta tiệm viễn,
Thanh đài bán thực bích gian thi.

Dịch nghĩa

Năm trước ta đã từng xem hang cọp
Nay lại đến xem động Long Đại, một động núi lạ
Con ngao đội núi lên thành động
Cá kình bơi lấp biển thành ao
Trong bầu nhật nguyệt trời khó già
Anh hùng trên đời thì chỉ là một thuở
Nếp sống phong lưu của hai họ Lê và Phạm than ôi cũng xa dần
Thơ trên vách đá cũng đã bị rêu xanh gấm nhậm rồi.

Bản dịch của Lê Cao Phan

Đã từng năm trước thăm hang hổ
Long Đại nay xem động đá kỳ
Ngao đội đất, tạo vòm rỗng núi
Kình khoanh ao, chặn biển xây đê
Trời trăng khó lão trong bầu Tạo
Danh kiệt hằng lưu chỉ thuở thì
Lê Phạm văn phong dần vắng thấy
Rêu tường xoá lấp nửa phần thi.
[1] Hang cọp, đây ngụ ý sào huyệt của quân Minh ở Đông Đô (Hà Nội ngày nay).
[2] Núi Long Đại, nay gọi là núi Hàm Rồng, làng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Cảnh trí bên ngoài rất đẹp, có sông lạch chảy qua và hậu chẩm là núi non trùng điệp. Trong động có nơi thờ Phật. Tục gọi là Núi Dơi vì tương truyền có một con dơi khổng lồ từng sống trong động.
[3] Ức Trai thi tậpỨc Trai tập đều chép là “bất” (?), “quật”, thay vì “thạch quật”. Nguyễn Trãi toàn tập chép là thạch quật nhưng phiên là thạch huyệt, tự dạng khác hẳn, dù nghĩa có thể tương đương.
[4] Một loài rùa lớn ở biển.
[5] Cá kình.
[6] (cái bầu) Theo Lão giáo, xưa có người tên là Trương Thân, đặc biệt có một cái bầu lớn có thể hoá thành trời đất, trong có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đấy mà ngủ, gọi là hồ thiên, trời trong bầu, do đấy ta thường nói bầu trời.
[7] Là hai nhân vật. Lê Quát, tự Bá Quát, quê tỉnh Hải Dương, và Phạm Sư Mạnh, quê tỉnh Thanh Hoá, hai vị quan nho gia, thi sĩ thường cùng nhau ngâm vịnh. Do đó thời bấy giờ người ta thường gọi Lê Phạm để nói về đức tài của hai ông, đặc biệt cùng là môn sinh của Chu Văn An, và đều làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (thượng thư).

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Nguyễn Trãi » Long Đại nham