26/04/2024 19:52Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Chính khí ca
正氣歌

Tác giả: Văn Thiên Tường - 文天祥

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Nam Tống, Kim
Đăng bởi Vanachi vào 18/08/2005 15:49

 

Nguyên tác

天地有正氣,
雜然賦流形。
下則為河岳,
上則為日星。
於人曰浩然,
沛乎塞蒼冥。
皇路當清夷,
含和吐明庭。
時窮節乃見,
一一垂丹青。
在齊太史簡,
在晉董狐筆。
在秦張良椎,
在漢蘇武節。
為嚴將軍頭,
為嵇侍中血。
為張睢陽齒,
為顏常山舌。
或為遼東帽,
清操厲冰雪。
或為出師表,
鬼神泣壯烈。
或為渡江楫,
慷慨吞胡羯。
或為擊賊笏,
逆豎頭破裂。
是氣所磅礡,
凜烈萬古存。
當其貫日月,
生死安足論。
地維賴以立,
天柱賴以尊。
三綱實系命,
道義為之根。
嗟予遘陽九,
隸也實不力。
楚囚纓其冠,
傳車送窮北。
鼎鑊甘如飴,
求之不可得。
陰房闃鬼火,
春院閟天黑。
牛驥同一皂,
雞棲鳳凰食。
一朝蒙霧露,
分作溝中瘠。
如此再寒暑,
百沴自僻易。
哀哉沮洳場,
為我安樂國。
豈有他謬巧,
陰陽不能賊。
顧此耿耿在,
仰視浮雲白。
悠悠我心悲,
蒼天曷有極!
哲人日已遠,
典刑在夙昔。
風簷展書讀,
古道照顏色。

Phiên âm

Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu hình.
Hạ tắc vi hà nhạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.
Ư nhân viết hạo nhiên,
Bái hồ tắc thương minh.
Hoàng lộ đương thanh di,
Hàm hoà thổ minh đình[1].
Thời cùng tiết nãi hiện,
Nhất nhất thuỳ đan thanh[2].
Tại Tề thái sử[3] giản,
Tại Tấn Đổng Hồ[4] bút.
Tại Tần Trương Lương[5] chuỳ,
Tại Hán Tô Vũ[6] tiết.
Vi Nghiêm tướng quân[7] đầu,
Vi Kê thị trung[8] huyết.
Vi Trương Tuy Dương[9] xỉ,
Vi Nhan Thường Sơn[10] thiệt.
Hoặc vi Liêu Đông mạo,
Thanh tháo lệ băng tuyết[11].
Hoặc vi “Xuất sư biểu[12]”,
Quỷ thần khấp tráng liệt.
Hoặc vi độ giang tiếp[13],
Khảng khái thôn Hồ Hiệt.
Hoặc vi kích tặc hốt[14],
Nghịch thụ đầu phá liệt.
Thị khí sở bàng bạc,
Lẫm liệt vạn cổ tồn.
Đương kỳ quán nhật nguyệt,
Sinh tử an túc luân.
Địa duy[15] lại dĩ lập,
Thiên trụ lại dĩ tôn.
Tam cương[16] thực hệ mệnh,
Đạo nghĩa vi chi căn.
Ta dư cấu dương cửu,
Lệ dã thực bất lực.
Sở tù[17] anh kỳ quan,
Truyền xa tống cùng bắc.
Đỉnh hoạch[18] cam như di,
Cầu chi bất khả đắc.
Âm phòng khuých quỷ hoả,
Xuân viện bí thiên hắc.
Ngưu ký đồng nhất tạo,
Kê thê phượng hoàng thực.
Nhất triêu mông vụ lộ,
Phân tác câu trung tích.
Như thử tái hàn thử,
Bách lệ tự tích dịch.
Ai tai thư như trường,
Vi ngã an lạc quốc.
Khởi hữu tha mậu xảo,
Âm dương bất năng tặc.
Cố thử cảnh cảnh tại,
Ngưỡng thị phù vân bạch.
Du du ngã tâm bi,
Thương thiên hạt hữu cực.
Triết nhân[19] nhật dĩ viễn,
Điển hình tại túc tích.
Phong thiềm triển thư độc,
Cổ đạo[20] chiếu nhan sắc.

Dịch nghĩa

Trời đất có chính khí
Giao hoà sinh ra muôn hình
Dưới là sông núi
Trên là mặt trời và các sao
Với người là hạo khí
Tràn ngập cả trời rộng
Nước vua đang buổi thanh bình
Tràn minh đình niềm yên vui
Gặp buổi cùng cực biểu hiện khi tiết
Ở đâu cũng lưu lại những nét đẹp đẽ
Ở Tề là giản thư của Thái sử
Ở Tấn là ngọn bút của Đổng Hồ
Ở Tần là tiếng chuỳ của Trương Lương
Ở Hán là khí tiết của Tô Vũ
Là đầu của Nghiêm tướng quân
Là máu của Kê thị trung
Là răng của Trương Thư Dương
Là lưỡi của Nhan Thường San
Hoặc làm mũ Liêu Đông
Tháo hạnh sáng cùng băng tuyết
Hoặc làm xuất sư biểu
Khiến quỷ thần phải khóc vì tráng liệt
Hoặc làm mái chèo qua sông
Khảng khái nuốt giặc Hồ
Hoặc làm hốt đập giặc
Vỡ sọ tên đầu sỏ
Khí này có ở khắp mọi nơi
Lẫm liệt còn lại từ muôn thuở
Nó còn xông lên tận mặt trời mặt trăng
Còn sống chết thì đáng nói làm gì!
Giây chằng đất dựa vào nên vững
Cột chống đỡ trời dựa vào nên được tôn
Đó là mạng sống thực của tam cương
Là gốc của đạo nghĩa
Than ta nay gặp thì dương cửu
Phụ thuộc vào sức không nổi nữa
Sở tù nhớ nước vẫn mặc áo đội mũ
Xe truyền nhau đưa lên tận vùng Bắc
Vạc nước sôi xem ngọt trưa đường
Có cầu xin cũng không được
Âm phòng vắng lặng, ngọn lửa oan cừu
Trời viện xuân bưng bít tối đen
Trâu, ngựa ký cùng ở một lầu
Gà đậu phượng hoàng ăn
Một hôm có mù buông sương phủ
Phận làm xương khô trong ngòi rãnh
Đã thế lại còn chập chờn mưa nắng
Trăm thế dịch tễ cứ tự tách xa
Thương thay, cái nơi ẩm thấp này
Lại là nước yên vui của ta
Chẳng có gì đơn sai cả
Âm dương không làm hại được
Bởi vậy nên ung dung tồn tại
Ngước lên nhìn mây trắng bay
Bâng khuâng lòng lo lắng
Trời xanh biết nơi nào là cùng!
Bậc hiền triết ngày càng xa
Gương sáng còn lại muôn thuở
Ra thềm mở sách ra đọc
Đạo xưa ngời qua nét mặt

Bản dịch của Hoàng Tạo

Trời đất có chính khí
Toả ra cho muôn loài
Là sông núi dưới đất
Là trăng sao trên trời
Đầy rẫy cả vũ trụ
Khí hạo nhiên của người
Gặp cảnh đời bình trị
Triều thịnh vang lời vui
Khi cùng, tiết tháo rõ
Sử xanh ghi đời đời.
Ở Tề, sách Thái Sử
Ở Tấn, bút Đổng Hồ
Ở Tần, chuỳ Bác Lãng
Ở Hán, cờ họ Tô
Đầu Nghiêm thách trước giặc
Máu Kê trên áo vua
Răng Trương công chửi địch
Lưỡi Kiều Khanh mắng thù.
Hoặc là mũ Liêu Đông
Vẻ băng tuyết phau phau
Hoặc là biểu “Ra quân”
Lẫm liệt quỷ thần sầu
Hoặc qua sông gõ nhịp
Khảng khái nuốt quân Hồ
Hoặc giật hốt đánh giắc
Phường tiếm nghịch toang đầu.
Khi ấy tràn ngập tới
Oai nghiêm muôn thuở còn
Khi đã vượt nhật nguyệt
Sống thác chuyện con con!
Khuôn đất nhờ đó vững
Cột trời nhờ đó còn
Ba giường được gìn giữ
Đạo nghĩa có gốc nguồn.
Xót ta gặp vận ách
Tướng sĩ thực hèn nhát
Dải mũ buộc thân tù
Xe chở lên cực bắc
Ninh nấu cũng cam lòng
Còn để ta mong mãi
Phòng sâu ma lập loè
Viện xuân thành ngục tối!
Ngựa giỏi nhốt cùng trâu
Chuồng gà, phượng nhặt thóc
Thân này khi gió sương
Đành rãnh ngòi lăn lóc
Thế mà hai năm qua
Tránh xa bao khí độc
Thương ôi! Chỗ lội lầm!
Lại sống yên tối sớm
Phải đâu khôn khéo gì
Âm dương không dám phạm
Vằng vặc tấm cô trung
Ngẩng nhìn mây trắng nổi
Buồn thay! Nỗi lòng ta
Trời xanh cao vòi vọi!
Thánh hiền khuất lâu rồi
Khuôn phép vẫn không mất
Hiên gió mở sách coi
Gương xưa soi trước mặt.
Bài này tuyển từ Văn Sơn tiên sinh toàn tập quyển 4, bản Gia Tĩnh đời Minh. Nguyên bài thơ này có tiểu dẫn “Ta bị nhốt ở Bắc Đình, trong một căn nhà bằng đất. Nhà rộng tám thước sâu xuống lòng đất bốn tầm, có mỗi một cánh cửa thấp nhỏ, khoảng trống hẹp, ẩm thấp và tối tăm. Vào ngày hè, các mùi bốc lên nồng nặc, gồm mấy thứ khí hơi nước, khí đất, hơi nóng của mặt trời, hơi lửa, khí của gạo và uế khí, vẫn không bị các bệnh dịch xâm hại đến, và ta sống ở nơi này đã hai năm rồi, không sao cả. Đó là có sự nuôi dưỡng bên trong mới được như vậy, chắc các ngươi cũng chẳng biết nguồn nuôi dưỡng đó từ đâu? Mạnh Tử nói ‘Ta biết bồi bổ hạo khí của ta’. Ở đây có bẩy khí, ta có một khí, một địch lại bẩy ta còn lo gì nữa. Huống hạo khí là chính khí vậy, nên làm bài Chính khí ca.”

[1] Nơi ngày xưa đế vương thờ thần linh và đề các chủ hầu chầu.
[2] Màu đỏ và màu xanh. Tấn thư: “Vưu thiện đan thanh đô tả đắc diệu” (Nét vẽ rất giỏi, tranh đặc biệt khéo). Ở đây chỉ khí tiết và tâm hồn con người.
[3] Sử quan đời xưa, xưa không có giấy, chữ ghi trên thẻ tre. Tả truyện, Tương Công năm thứ 25, quan đại phu là Thôi Trữ giết Tề Trang Công, thái sử ghi là “Thôi Trữ giết vua”. Quan chép sử bị Thôi Trữ giết, có hai người em cũng bị giết về việc tiếp tục chép như anh. Đến người em thứ tư vẫn chép như vậy, Trữ đành phải tha. Bề tôi giết vua gọi là thí, thái sử nước Tề gọi “Thôi Trữ thí kỳ quân” dùng từ chuẩn xác, có ý chê bai, chẳng ngại ngần chép như thế là mang lấy hoạ sát thân, nên được đời sau ca ngợi.
[4] Sử quan nước Tấn thời Xuân Thu. Tả truyện: Tuyên Công năm thứ 2 chép Triệu Xuyên giết Tấn Linh Công, thái sử Đổng Hồ chép là “Triệu Thuẫn thí quân” (Triệu Thuẫn giết vua) đưa ra triều đường cho mọi người xem. Tuyên Tử (Triệu Thuẫn) nói “Không phải”. Đáp rằng “Ông làm chính khanh, khi vua chết ông vẫn ở trong nước, sau ông ra nước ngoài, khi trở về không hỏi tội kể giết vua, không phải ông thì còn là ai nữa”. Khổng Tử nói rằng “Đổng Hổ là người chép sử đúng mức thời cổ, cách chép không che giấu”.
[5] Người thời Tần, từng mộ lực sĩ dùng chuỳ đập nát xe của Tần Thuỷ Hoàng ở Bác Lãng Sa, song không trúng cái xe vua Tần, nên Tần vương thoát hiểm.
[6] Người giữ khí tiết với nhà Hán, chăn dê không chịu hàng Hung Nô suốt 19 năm.
[7] Nghiêm Nhan cuối Đông Hán. Lưu Chương sai ông giữ Ba Quận. Trương Phi đánh Ba Quận bắt được Nghiêm, bức hàng, Nghiêm nói “Châu ta chỉ có tướng quân mất đầu chứ không có tướng quân hàng”.
[8] Tức quan thị trung Kê Thiệu nhà Tấn. Ông thường theo Huệ Đế xuất chinh, quân thua, tên trút vào như mưa ông lấy thân che cho vua rồi chết, máu loang vào áo vua. Xong việc người hầu muốn đem áo ra giặt, vua nói “Đây là máu của Kê thị trung đừng giặt” (Tấn thư - Kê Thiệu truyện).
[9] Tức Trương Tuần trong loạn An Sử đời Đường. Ông giữ Tuy Dương, chống nhau với quân phản loạn Doãn Tử Kỳ trong hai năm, “Thần khí của Tuần khảng khái, mỗi khi đánh nhau với giặc, ông hô to thệ sư (lời thề trong quân) máu tứa ra từ đuôi mắt, nghiến vỡ cả răng” (Cựu Đường thư - Trương Tuần truyện).
[10] Tức Nhan Cảo Khanh. Khi loạn An Sử nhà Đường, quan thái thú Thường Sơn là Nhan Cảo Khanh cất quân hỏi tội ông bị giặc bắt, chửi giặc không ngớt lời, giặc móc đứt lưỡi ông, ông không nói được nữa, chỉ u ơ rồi chết.
[11] Nói về việc Quân Ninh, ông tên chữ là Ấu An, người Đắc Hải, lánh loạn cuối Hán, ẩn cư ở Liêu Đông, thường đội mũ đen đi cày, giữ mình trong sạch.
[12] Năm Kiến Hưng thứ 5 đời Hán Hậu Chủ, Gia Cát Lượng trước khi đem quân bắc phạt Tào Nguỵ, dâng Xuất sư biểu, tỏ lòng đánh giặc báo nước đến chết mới thôi.
[13] Tổ Địch đời Đông Tấn đem quân bắc phạt, khi ra đến giữa dòng, ông gõ vào mái chèo thề rằng “Nếu không bình định được trung nguyên, mà lại quay về, thì sẽ như sông này” (Tấn thư - Tổ Địch truyện).
[14] Thời Đường Đức Tông, Chu Tỷ mưu phản, quan thái uý là Đoàn Tú Thực căm lắm, cầm cây hốt trong tay đánh Tỷ, Tỷ bị máu loang đầu, loạng choạng đi ra.
[15] Dây buộc chặt mặt đất được yên của trời.
[16] Nhà nho nêu lên đạo: vua tôi, cha con, vợ chồng. Câu nói của Đổng Trọng Thư đời Hán trong Bạch hổ thâu nghĩa: “Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương” (Vua là giềng mối của bề tôi, cha là giềng mối của con cái, chồng là giềng mối của vợ).
[17] Ví mình như Sở tù Chung Nghi, tuy bị giam vẫn không quên nước cũ ở phương nam.
[18] Hoạch là cái đỉnh không chân, tiếng Việt là cái vạc. Ngày xưa dùng vạc đun nước sôi luộc người tội nặng.
[19] Người hiền triết, ở đây chỉ những người khí tiết đã nêu ở trên.
[20] Chỉ luân lý khí tiết mà nhà nho suy tôn.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Văn Thiên Tường » Chính khí ca