25/04/2024 09:29Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XX
Inferno: Canto XX

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 09/10/2006 13:16

 

Nguyên tác

Di nova pena mi conven far versi
e dar matera al ventesimo canto
de la prima canzon ch'è d'i sommersi.

Io era già disposto tutto quanto
a riguardar ne lo scoperto fondo,
che si bagnava d'angoscioso pianto;

e vidi gente per lo vallon tondo
venir, tacendo e lagrimando, al passo
che fanno le letane in questo mondo.

Come 'l viso mi scese in lor più basso,
mirabilmente apparve esser travolto
ciascun tra 'l mento e 'l principio del casso;

ché da le reni era tornato 'l volto,
e in dietro venir li convenia,
perché 'l veder dinanzi era lor tolto.

Forse per forza già di parlasia
si travolse coś alcun del tutto;
ma io nol vidi, né credo che sia.

Se Dio ti lasci, lettor, prender frutto
di tua lezione, or pensa per te stesso
com'io potea tener lo viso asciutto,

quando la nostra imagine di presso
vidi ś torta, che 'l pianto de li occhi
le natiche bagnava per lo fesso.

Certo io piangea, poggiato a un de' rocchi
del duro scoglio, ś che la mia scorta
mi disse: «Ancor se' tu de li altri sciocchi?

Qui vive la pietà quand'è ben morta;
chi è più scellerato che colui
che al giudicio divin passion comporta?

Drizza la testa, drizza, e vedi a cui
s'aperse a li occhi d'i Teban la terra;
per ch'ei gridavan tutti: "Dove rui,

Anfiarao? perché lasci la guerra?".
E non resṭ di ruinare a valle
fino a Miṇs che ciascheduno afferra.

Mira c'ha fatto petto de le spalle:
perché volle veder troppo davante,
di retro guarda e fa retroso calle.

Vedi Tiresia, che muṭ sembiante
quando di maschio femmina divenne
cangiandosi le membra tutte quante;

e prima, poi, ribatter li convenne
li duo serpenti avvolti, con la verga,
che riavesse le maschili penne.

Aronta è quel ch'al ventre li s'atterga,
che ne' monti di Luni, dove ronca
lo Carrarese che di sotto alberga,

ebbe tra ' bianchi marmi la spelonca
per sua dimora; onde a guardar le stelle
e 'l mar no li era la veduta tronca.

E quella che ricuopre le mammelle,
che tu non vedi, con le trecce sciolte,
e ha di là ogne pilosa pelle,

Manto fu, che cerc̣ per terre molte;
poscia si puose là dove nacqu'io;
onde un poco mi piace che m'ascolte.

Poscia che 'l padre suo di vita usćo,
e venne serva la città di Baco,
questa gran tempo per lo mondo gio.

Suso in Italia bella giace un laco,
a piè de l'Alpe che serra Lamagna
sovra Tiralli, c'ha nome Benaco.

Per mille fonti, credo, e più si bagna
tra Garda e Val Camonica e Pennino
de l'acqua che nel detto laco stagna.

Loco è nel mezzo là dove 'l trentino
pastore e quel di Brescia e 'l veronese
segnar poria, s'e' fesse quel cammino.

Siede Peschiera, bello e forte arnese
da fronteggiar Bresciani e Bergamaschi,
ove la riva 'ntorno più discese.

Ivi convien che tutto quanto caschi
cị che 'n grembo a Benaco star non pụ,
e fassi fiume giù per verdi paschi.

Tosto che l'acqua a correr mette co,
non più Benaco, ma Mencio si chiama
fino a Governol, dove cade in Po.

Non molto ha corso, ch'el trova una lama,
ne la qual si distende e la 'mpaluda;
e suol di state talor essere grama.

Quindi passando la vergine cruda
vide terra, nel mezzo del pantano,
sanza coltura e d'abitanti nuda.

Ĺ, per fuggire ogne consorzio umano,
ristette con suoi servi a far sue arti,
e visse, e vi lascị suo corpo vano.

Li uomini poi che 'ntorno erano sparti
s'accolsero a quel loco, ch'era forte
per lo pantan ch'avea da tutte parti.

Fer la città sovra quell'ossa morte;
e per colei che 'l loco prima elesse,
Mantua l'appellar sanz'altra sorte.

Già fuor le genti sue dentro più spesse,
prima che la mattia da Casalodi
da Pinamonte inganno ricevesse.

Peṛ t'assenno che, se tu mai odi
originar la mia terra altrimenti,
la verità nulla menzogna frodi».

E io: «Maestro, i tuoi ragionamenti
mi son ś certi e prendon ś mia fede,
che li altri mi sarien carboni spenti.

Ma dimmi, de la gente che procede,
se tu ne vedi alcun degno di nota;
ché solo a cị la mia mente rifiede».

Allor mi disse: «Quel che da la gota
porge la barba in su le spalle brune,
fu - quando Grecia fu di maschi ṿta,

ś ch'a pena rimaser per le cune -
augure, e diede 'l punto con Calcanta
in Aulide a tagliar la prima fune.

Euripilo ebbe nome, e coś 'l canta
l'alta mia traged́a in alcun loco:
ben lo sai tu che la sai tutta quanta.

Quell'altro che ne' fianchi è coś poco,
Michele Scotto fu, che veramente
de le magiche frode seppe 'l gioco.

Vedi Guido Bonatti; vedi Asdente,
ch'avere inteso al cuoio e a lo spago
ora vorrebbe, ma tardi si pente.

Vedi le triste che lasciaron l'ago,
la spuola e 'l fuso, e fecersi 'ndivine;
fecer malie con erbe e con imago.

Ma vienne omai, ché già tiene 'l confine
d'amendue li emisperi e tocca l'onda
sotto Sobilia Caino e le spine;

e già iernotte fu la luna tonda:
ben ten de' ricordar, ché non ti nocque
alcuna volta per la selva fonda».

Ś mi parlava, e andavamo introcque.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng Địa ngục thứ VIII. Ngục thứ tư: Những thầy bói tiên tri. Virgilio nói về nguồn gốc thành phố Mantova, quê hương ông.

Tôi phải kể bằng thơ một hình phạt mới,
Và cung cấp chất liệu cho khúc thứ hai mươi,
Của bài ca thứ nhất dành cho những kẻ bị đọa đầy.

Tôi đã chú ý hết sức,
Nhìn xuống hố không che phủ,
Đầm đìa nước mắt sợ hãi.

Tôi thấy men theo đường vòng tròn thung lũng,
Một bọn người vừa đi, vừa khóc lặng lẽ,
Như ở trên trần vừa đi vừa đọc kinh.

Khi tầm nhìn của tôi hạ xuống thấp hơn,
Mỗi người trong bọn họ hiện ra thật lạ kỳ,
Bị vặn ngược giữa cằm và phần trên bán thân.

Vì mặt bị vặn ngược lại sau lưng,
Nên họ đành phải đi giật lùi,
Và không thể nhìn ra phía trước.

Có thể vì hậu quả của bệnh bại liệt,
Nên thân hình bị vặn ngược như thế chăng?
Nhưng tôi chưa từng thấy và không thể nào tin được.

Hỡi bạn đọc, nếu Chúa Trời cho phép,
Bạn hãy rút ra kết luận từ những gì đọc được,
Và chắc hiểu tại sao tôi không giữ nổi mắt mình khô ráo?

Khi tôi thấy rất gần cảnh tượng đó,
Vì họ bị vặn ngược lại, nên nước mắt,
Chảy đầm đìa từ thận đến mông.

Tựa vào cột đá của bãi ngầm,
Tôi đã khóc nhiều đến nỗi thầy tôi  bảo:
“Phải chăng con cũng là một trong số kẻ điên rồ?

Ở đây chỉ tồn tại lòng thương hại đã chết,
Vì còn ai bỉ ổi hơn cái kẻ,
Dám động lòng trắc ẩn khi chúa đã phán xét?

Hãy ngẩng đầu lên mà nhìn cái kẻ,
Đất đã mở ra và nuốt chửng trước mắt dân thành Teban,
Khiến tất cả kêu lên: - “Anh rơi đi đâu?

Hỡi Arinaot tại sao lại bỏ trận chiến?”
Nhưng anh ta vẫn không ngừng lăn xuống vực,
Xuống tận nơi mà Miniot tóm được!

Hãy nhìn kìa, sau lưng nó lại biến thành ngực,
Vì nó muốn nhìn quá xa về phía trước,
Nên nay phải nhìn về phía sau và đi giật lùi.

Hãy nhìn Teresia đã thay hình đổi dạng,
Từ nam giới đã biến thành nữ giới,
Và tất cả tứ chi đều biến đổi!

Rồi một lần nữa lại dùng dương vật của mình,
Đánh hai con rắn đang quấn nhau,
Trước khi lấy lại được hình hài nam giới!

Aronta theo sau, tựa vào bụng ông,
Anh ta ở trên đỉnh Luni, nơi dân Carareze,
Sống dưới chân núi, vẫn lên cày cuốc.

Giữa vách đá cẩm thạch trắng có một cái hang,
Aronta dùng làm chỗ ở, và từ đấy,
Tầm nhìn rộng mở, tha hồ ngắm nghía biển cả và trăng sao!

Có một người con gái, mái tóc buông dài,
Che kín ngực nên con không nhìn thấy,
Che cả làn da còn mọc lông tơ.

Đó là nàng Manto đã lãng du qua nhiều xứ sở,
Rồi dừng lại nơi ta đã sinh ra,
Ta muốn ngươi lắng nghe một chút điều ta sắp kể.

Khi cha nàng từ giã cuộc đời,
Thành Baco biến thành nô lệ,
Một thời gian dài nàng lại đi khắp thế gian.

Ở miền bắc nước Italia xinh đẹp có một cái hồ,
Tên là Benaco, nằm ở tầng cao Tirali,
Bên dưới là chân núi Anpe, ngăn lại nước Lamagna.

Từ hàng nghìn con suối, ta tin thế,
Tưới khắp vùng Gacda, thung lũng Camenica và Pennino,
Chính là nước từ hồ này chảy ra.

Ở chính giữa hồ là nơi người chăn chiên thành Torento,
Hoặc Brescia hay Verona,
Ban phước lành nếu họ đi qua đây.

Thành Peschiera ở đó, đẹp và hùng mạnh,
Đủ sức đương đầu với Brescia và Bergamo,
Nơi bờ hồ hạ xuống thấp nhất.

Chinh từ đây tràn ra lượng nước,
Không còn chứa được trong hồ,
Tạo ra dòng chảy giữa cánh đồng xanh.

Từ chỗ dòng nước bắt đầu chảy,
Không còn gọi là Benaco nữa, mà là Mensio,
Chảy đến Goveno thì đổ vào sông Po.

Chảy vào quãng không xa thì gặp cánh đồng.
Lòng sông mở rộng tạo thành đầm lầy,
Về mùa hạ đôi khi nước không lành.

Đến đây nàng trinh nữ cô đơn,
Thấy một vùng đất ở giữa đầm lầy,
Chưa trồng trọt mà cũng chưa người ở.

Để tránh khỏi phải giao du với mọi người
Nàng ở lại sống giữa đám người hầu,
Rồi gửi lại đó cái thân tàn vô dụng.

Về sau dân chúng sống tản mác quanh vùng,
Tụ tập lại nơi được bảo vệ,
Nhờ có đầm lầy bao quanh tứ phía.

Trên nắm xương tàn người đã khuất, họ lập nên thành phố,
Và chẳng cần tra Số mệnh, họ đặt tên là Mantova,
Để tưởng nhớ người đã đến đầu tiên.

Dân cư ở đây xưa kia đông đúc,
Trước khi có sự rồ dại của Casalodi,
Đã để cho Piamonte lừa dối.

Ta cho con rõ để khi nào nghe thấy,
Người ta nói khác đi về sự ra đời của thành phố ta,
Thì điều dối trá sẽ không làm tổn thương sự thật”.

Tôi nói: - “Thưa thầy, những lý lẽ của thầy.
Thật vững chắc, đã chiếm được lòng tin của con,
Mọi lý lẽ khác, đối với con, chỉ là những hòn than đã tắt.

Nhưng xin thầy hãy nói cho con hay,
Trong đám người kia, theo thầy, có ai đáng chú ý?
Tâm chí con cứ luôn nghĩ đến điều này!”

Bây giờ thầy mới nói: - “Người có chòm râu,
Dài từ má đến tận vai nâu,
Là thầy bói. Khi nước Hy Lạp hết cả đàn ông.

Hầu như chỉ còn các bé trai đang nằm nôi,
Ở Andido, cùng với Cananta, ông đã ra hiệu,
Chặt đứt sợi dây neo thuyền đầu tiên.

Tên ông là Eripilo; ta đã ngợi ca ông,
Trong bộ bi kịch của ta, có đoạn nhắc đến,
Ngươi cũng biết, chắc đã tỏ tường tất cả.

Còn người kia, có bộ sườn gầy guộc,
Là Michele Sicotto, rất thông thạo
Mọi trò gian ma thuật.

Hãy trông Guido Bonatti và Atdente,
Bây giờ chắc chỉ mong biết đến da và chỉ khâu giầy,
Nhưng than ôi, đà quá muộn!

Hãy trông đám đàn bà bất hạnh,
Đã bỏ cả thoi dệt và kim chỉ để hành nghề bói toán,
Rồi họ ra bùa yểm với cỏ cây và tranh tượng.

Nhưng hiện giờ Caino đầu có gai đã tỏa sáng,
Và tiến đến bờ hai bán cầu,
Chạm tới biển ở dưới Sobilia.

Đêm qua, trăng đã tròn,
Con hẳn còn nhớ vì đã hơn một lần,
Trăng đã giúp con giữa chốn rừng sâu”,
Thầy nói thế trong lúc cùng tiến bước.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XX