25/04/2024 01:02Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXIV
Inferno: Canto XXIV

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 27/10/2006 19:44

 

Nguyên tác

In quella parte del giovanetto anno
che 'l sole i crin sotto l'Aquario tempra
e già le notti al mezzo dì sen vanno,

quando la brina in su la terra assempra
l'imagine di sua sorella bianca,
ma poco dura a la sua penna tempra,

lo villanello a cui la roba manca,
si leva, e guarda, e vede la campagna
biancheggiar tutta; ond'ei si batte l'anca,

ritorna in casa, e qua e là si lagna,
come 'l tapin che non sa che si faccia;
poi riede, e la speranza ringavagna,

veggendo 'l mondo aver cangiata faccia
in poco d'ora, e prende suo vincastro,
e fuor le pecorelle a pascer caccia.

Così mi fece sbigottir lo mastro
quand'io li vidi sì turbar la fronte,
e così tosto al mal giunse lo 'mpiastro;

ché, come noi venimmo al guasto ponte,
lo duca a me si volse con quel piglio
dolce ch'io vidi prima a piè del monte.

Le braccia aperse, dopo alcun consiglio
eletto seco riguardando prima
ben la ruina, e diedemi di piglio.

E come quei ch'adopera ed estima,
che sempre par che 'nnanzi si proveggia,
così, levando me sù ver la cima

d'un ronchione, avvisava un'altra scheggia
dicendo: «Sovra quella poi t'aggrappa;
ma tenta pria s'è tal ch'ella ti reggia».

Non era via da vestito di cappa,
ché noi a pena, ei lieve e io sospinto,
potavam sù montar di chiappa in chiappa.

E se non fosse che da quel precinto
più che da l'altro era la costa corta,
non so di lui, ma io sarei ben vinto.

Ma perché Malebolge inver' la porta
del bassissimo pozzo tutta pende,
lo sito di ciascuna valle porta

che l'una costa surge e l'altra scende;
noi pur venimmo al fine in su la punta
onde l'ultima pietra si scoscende.

La lena m'era del polmon sì munta
quand'io fui sù, ch'i' non potea più oltre,
anzi m'assisi ne la prima giunta.

«Omai convien che tu così ti spoltre»,
disse 'l maestro; «ché, seggendo in piuma,
in fama non si vien, né sotto coltre;

sanza la qual chi sua vita consuma,
cotal vestigio in terra di sé lascia,
qual fummo in aere e in acqua la schiuma.

E però leva sù: vinci l'ambascia
con l'animo che vince ogne battaglia,
se col suo grave corpo non s'accascia.

Più lunga scala convien che si saglia;
non basta da costoro esser partito.
Se tu mi 'ntendi, or fa sì che ti vaglia».

Leva'mi allor, mostrandomi fornito
meglio di lena ch'i' non mi sentìa;
e dissi: «Va, ch'i' son forte e ardito».

Su per lo scoglio prendemmo la via,
ch'era ronchioso, stretto e malagevole,
ed erto più assai che quel di pria.

Parlando andava per non parer fievole;
onde una voce uscì de l'altro fosso,
a parole formar disconvenevole.

Non so che disse, ancor che sovra 'l dosso
fossi de l'arco già che varca quivi;
ma chi parlava ad ire parea mosso.

Io era vòlto in giù, ma li occhi vivi
non poteano ire al fondo per lo scuro;
per ch'io: «Maestro, fa che tu arrivi

da l'altro cinghio e dismontiam lo muro;
ché, com'i' odo quinci e non intendo,
così giù veggio e neente affiguro».

«Altra risposta», disse, «non ti rendo
se non lo far; ché la dimanda onesta
si de' seguir con l'opera tacendo».

Noi discendemmo il ponte da la testa
dove s'aggiugne con l'ottava ripa,
e poi mi fu la bolgia manifesta:

e vidivi entro terribile stipa
di serpenti, e di sì diversa mena
che la memoria il sangue ancor mi scipa.

Più non si vanti Libia con sua rena;
ché se chelidri, iaculi e faree
produce, e cencri con anfisibena,

né tante pestilenzie né sì ree
mostrò già mai con tutta l'Etiopia
né con ciò che di sopra al Mar Rosso èe.

Tra questa cruda e tristissima copia
correan genti nude e spaventate,
sanza sperar pertugio o elitropia:

con serpi le man dietro avean legate;
quelle ficcavan per le ren la coda
e 'l capo, ed eran dinanzi aggroppate.

Ed ecco a un ch'era da nostra proda,
s'avventò un serpente che 'l trafisse
là dove 'l collo a le spalle s'annoda.

Né O sì tosto mai né I si scrisse,
com'el s'accese e arse, e cener tutto
convenne che cascando divenisse;

e poi che fu a terra sì distrutto,
la polver si raccolse per sé stessa,
e 'n quel medesmo ritornò di butto.

Così per li gran savi si confessa
che la fenice more e poi rinasce,
quando al cinquecentesimo anno appressa;

erba né biado in sua vita non pasce,
ma sol d'incenso lagrime e d'amomo,
e nardo e mirra son l'ultime fasce.

E qual è quel che cade, e non sa como,
per forza di demon ch'a terra il tira,
o d'altra oppilazion che lega l'omo,

quando si leva, che 'ntorno si mira
tutto smarrito de la grande angoscia
ch'elli ha sofferta, e guardando sospira:

tal era il peccator levato poscia.
Oh potenza di Dio, quant'è severa,
che cotai colpi per vendetta croscia!

Lo duca il domandò poi chi ello era;
per ch'ei rispuose: «Io piovvi di Toscana,
poco tempo è, in questa gola fiera.

Vita bestial mi piacque e non umana,
sì come a mul ch'i' fui; son Vanni Fucci
bestia, e Pistoia mi fu degna tana».

E io al duca: «Dilli che non mucci,
e domanda che colpa qua giù 'l pinse;
ch'io 'l vidi uomo di sangue e di crucci».

E 'l peccator, che 'ntese, non s'infinse,
ma drizzò verso me l'animo e 'l volto,
e di trista vergogna si dipinse;

poi disse: «Più mi duol che tu m'hai colto
ne la miseria dove tu mi vedi,
che quando fui de l'altra vita tolto.

Io non posso negar quel che tu chiedi;
in giù son messo tanto perch'io fui
ladro a la sagrestia d'i belli arredi,

e falsamente già fu apposto altrui.
Ma perché di tal vista tu non godi,
se mai sarai di fuor da' luoghi bui,

apri li orecchi al mio annunzio, e odi:
Pistoia in pria d'i Neri si dimagra;
poi Fiorenza rinova gente e modi.

Tragge Marte vapor di Val di Magra
ch'è di torbidi nuvoli involuto;
e con tempesta impetuosa e agra

sovra Campo Picen fia combattuto;
ond'ei repente spezzerà la nebbia,
sì ch'ogne Bianco ne sarà feruto.

E detto l'ho perché doler ti debbia!».

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng địa ngục thứ VIII. Ngục thứ bảy. Bọn ăn trộm đồ thờ Chúa bị rắn cắn, cháy thành tro, rồi lấy lại hình người. Vanni Fucci bộc lộ tội trạng của mình.

Vào thời khắc này của năm mới,
Khi những tia nắng mặt trời của hệ Thái dương ấm lên,
Và đêm chỉ còn dài bằng nửa ngày.

Khi sương giá phủ kín mặt đất,
Hình ảnh người chị trắng trinh của mình,
Nhưng nét điểm tô đó cũng chẳng được dài lâu!

Nông dân đã hết sạch cỏ khô,
Sáng thức dậy, nhìn ra cánh đồng,
Thấy tất cả đều trắng xóa và chỉ biết đập hai tay vào sườn!

Quay vào nhà, đi lại và than thở,
Như một kẻ tội nghiệp chẳng biết làm gì,
Rồi lại đi ra và hy vọng nảy sinh…

Khi thấy trời đất đang đổi thay bộ mặt,
Chỉ trong chốc lát, anh cầm lấy chiếc gậy,
Đi lùa đàn cừu của mình ra đồng cỏ.

Cũng như vậy, thầy tôi đã làm tôi lo lắng,
Khi thấy trên vừng trán của người niềm xúc động,
Nhưng ngay tức thì người đã làm tôi dịu bớt nỗi lo.

Vì khi chúng tôi tới chiếc cầu bị gãy,
Người quay lại nhìn tôi với vẻ dịu hiền,
Mà trước đó tôi đã thấy ở dưới chân núi.

Người giang rộng hai tay và ôm lấy tôi,
Sau khi đã tự mình suy tính kỹ,
Và trước đó đã quan sát kỹ nơi sụt lở.

Như một người vừa hành động vừa suy nghĩ,
Và có vẻ luôn tiên liệu mọi việc,
Người dẫn tôi đi lên đỉnh tảng đá.

Chỉ cho tôi một tảng khác và nói:
- “Hãy bíu chắc vào mỏm này,
Nhưng trước đó hãy thử xem nó có đỡ nổi con không?

Đây không phải là đường đi cho kẻ mặc áo choàng,”
Thầy tôi thì nhẹ, còn tôi được kéo lên rất khó khăn,
Để trèo từ mỏm này qua mỏm khác.

Và nếu dốc bờ thành này,
Không ngắn hơn dốc bờ thành trước,
Chưa rõ thầy tôi sẽ thế nào, còn tôi chắc đã thoái chí.

Nhưng vì tất cả đều dẫn xuống,
Đáy sâu nhất của Hố thảm sầu,
Nên hinh thể mỗi vực đều như nhau.

Một bên dốc đứng còn bên kia thoai thoải,
Cuối cùng chúng tôi cũng tới được điểm cao nhất,
Nơi mỏm đá của vòm cầu nhô ra.

Hơi thở tôi chỉ còn thoi thóp,
Chẳng có thể làm gì khác hơn,
Là vội thụp ngồi xuống!

- “Từ nay con phải gắng sức như vậy,
Thầy tôi bảo: - Đâu phải cứ nằm trên đệm lông,
Hoặc đệm bông mà đạt tới vinh quang!

Kẻ nào sống mà không biết điều đó,
Thì chỉ lưu lại trên mặt đất đôi vết tích,
Giống như khói trên không và bọt trên mặt nước…
Vậy hãy đứng lên; hãy thắng sự sợ hãi,
Bằng tinh thần sẽ chiến thắng trong mọi cuộc đấu tranh,
Nếu nó không bị khuất phục vì sức nặng của thân xác.

Chúng ta còn phải trèo một bậc thang dài hơn,
Và không phải chỉ cần tránh được lũ quỷ thôi đâu,
Con hãy nghe ta tự rút lấy bài học cho mình”.

Bấy giờ tôi liền đứng dậy và cố tỏ ra
Nhiều gân sức hơn là tôi cảm thấy,
Và nói: - “Nào đi thôi, con đã khỏe lên rồi”.

Từ đỉnh tảng đá chúng tôi lại lên đường,
Đường nhám ráp, chật hẹp, khó đi,
Và dốc hơn con đường trước.

Tôi vừa đi vừa nói để không tỏ ra ốm yếu,
Bỗng có một tiếng nói từ dưới hố vọng lên,
Nhưng khó khăn chưa diễn được thành lời.

Tôi không hiểu điều nó nói mặc dầu tôi ở đó,
Trên đỉnh vòng cầu bắc qua hố,
Kẻ đang nói lại hình như đang chạy.

Tôi cúi xuống nhưng mắt một người đang sống,
Không thể xuyên qua bóng tối để thấy đáy hồ,
Tôi liền nói: - “Thưa thầy, chúng ta hãy đi đến

Mé bên kia và xuống dưới bức tường,
Vì ở đây con nghe mà chẳng hiểu gì,
Cũng đã nhìn xuống mà chẳng thấy gì”.

Thầy tôi bảo: - “Ta sẽ không cho con câu trả lời nào,
Khác hơn là một hành động vì một thỉnh cầu chính trực.
Phải được đáp lại bằng hành động mà không cần nói gì thêm.”

Chúng tôi đi xuống từ đỉnh cầu,
Nơi đây liền với bờ đê thứ tám,
Rồi cái hố hiện ra trước mắt:

Tôi nhận ra một đống thật khủng khiếp,
Toàn là rắn đủ mọi loài kỳ lạ,
Chỉ nghĩ tới, máu tôi còn đông lại!

Nước Libia đừng khoe khoang những bãi cát,
Và việc đã có thể sản sinh,
Rắn rết đỏ xanh đủ loại…

Vì cũng chưa bao giờ có được loài nọc đọc,
Và hung dữ đến thế; cả nước Etopia nữa,
Với những xa mạc viền bờ biển Đỏ.

Trong đám lúc nhúc kinh tởm đó,
Một bọn trần truồng khiếp sợ chạy tứ tung,
Không hy vọng tìm được nơi ẩn náu hay phép tàng hình.

Tay họ bị rắn trói quặt sau lưng,
Rắn quấn chặt quanh sườn,
Đầu và đuôi rắn khóa lại phía trước.

Bỗng có một tội nhân đứng gần tôi,
Bị một con rắn lai đến và cắn thủng,
Nơi nối liền cổ với vai.

Chỉ trong khoảnh khắc, ta chưa kịp viết xong chữ O, chữ I
Kẻ khốn khổ đã bắt lửa cháy,
Rồi sụp xuống và chỉ còn lại một đám tro tàn.

Và khi đã bị hủy hoại trên mặt đất,
Đám tro tàn lại tự tụ tập,
Và tạo lại thân hình lúc trước.

Các nhà thông thái thường nói,
Chim phượng hoàng chết đi sống lại,
Khi gần tới năm trăm tuổi.

Suốt đời nó không ăn cỏ hay rơm,
Mà chỉ ăn nhựa hương và sa nhân,
Cây cam tùng và nhựa trám hương là những thứ lót ổ.

Như một người bị ngã mà chẳng hiểu tại sao,
Hoặc do quỷ sứ xô ngã,
Hay do bệnh sinh ra bại liệt.

Khi đứng dậy anh ta đảo mắt nhìn quanh,
Cực hoang mang vì nỗi lo đè nặng,
Vừa trải qua, rồi lại nhìn quanh thở dài.

Kẻ tội nhân này cũng vậy, khi anh ta đứng lên,
Ôi nghiêm khắc biết bao, quyền uy của Chúa,
Khi giáng những đòn trừng phạt như thế.

Người hướng đạo của tôi hỏi anh ta là ai,
Anh đáp: - “Cách đây không lâu,
Tôi rơi từ Toscana xuống vái vực tai ác này.

Tôi đã yêu cuộc sống súc vật mà không phải của người,
Tôi đã là một con lừa là Vanni Fucci thú vật,
Pistoia là hang ổ của tôi.”

- “Xin thầy bảo nó đừng đi -  tôi nói với người hướng dẫn,
Hỏi xem tội lỗi nào đã đẩy hắn xuống đây,
Vì tôi thấy ở hắn con người của máu và bạo lực.”

Kẻ tội đò nghe được và không ngần ngại,
Hướng về phía tôi, với linh hồn và cả bộ mặt,
Lộ rõ vẻ thẹn thùng đau đớn.

Hắn nói: - “Tôi đau đớn hơn cả điều anh ngạc nhiên về tôi,
Trong sự khốn cùng của tôi mà anh đã thấy,
Tôi không còn nữa khi cuộc đời khác đã cướp mất tôi.

Tôi không thể từ chối điều anh hỏi,
Tôi tụt xuống thấp thế này vì tôi đã là một thằng ăn trộm,
Những vật trang hoàng đẹp nhất trong kho đồ thờ Thánh.

Rồi một kẻ khác đã bị buộc tội oan,
Nhưng để anh khỏi vui mừng là đã thấy tôi,
Nếu như không bao giờ anh ra khỏi trốn tối tăm này.

Hãy mở rộng tai ra mà nghe thông báo:
Pistoia, trước hết sẽ giảm bọn phe Đen;
Rồi Fiorenza sẽ đổi mới dân chúng và luật lệ.

Từ thung lũng Marga mây đen bao phủ,
Thần Max sẽ phóng ra tia chớp,
Và trong cơn giông dữ dội và khủng khiếp.

Người ta sẽ đánh nhau trên cánh đồng Pisen,
Một tia chớp bỗng xé toang đám mây,
Khiến mọi người phe Trăng đều bị thương.
Tôi bảo với anh điều đó để anh khỏi đau đớn.”

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXIV