20/04/2024 00:32Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc XXXIII
Inferno: Canto XXXIII

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 01/01/2007 22:49

 

Nguyên tác

La bocca sollevò dal fiero pasto
quel peccator, forbendola a'capelli
del capo ch'elli avea di retro guasto.

Poi cominciò: «Tu vuo' ch'io rinovelli
disperato dolor che 'l cor mi preme
già pur pensando, pria ch'io ne favelli.

Ma se le mie parole esser dien seme
che frutti infamia al traditor ch'i' rodo,
parlar e lagrimar vedrai insieme.

Io non so chi tu se' né per che modo
venuto se' qua giù; ma fiorentino
mi sembri veramente quand'io t'odo.

Tu dei saper ch'i' fui conte Ugolino,
e questi è l'arcivescovo Ruggieri:
or ti dirò perché i son tal vicino.

Che per l'effetto de' suo' mai pensieri,
fidandomi di lui, io fossi preso
e poscia morto, dir non è mestieri;

però quel che non puoi avere inteso,
cioè come la morte mia fu cruda,
udirai, e saprai s'e' m'ha offeso.

Breve pertugio dentro da la Muda
la qual per me ha 'l titol de la fame,
e che conviene ancor ch'altrui si chiuda,

m'avea mostrato per lo suo forame
più lune già, quand'io feci 'l mal sonno
che del futuro mi squarciò 'l velame.

Questi pareva a me maestro e donno,
cacciando il lupo e ' lupicini al monte
per che i Pisan veder Lucca non ponno.

Con cagne magre, studiose e conte
Gualandi con Sismondi e con Lanfranchi
s'avea messi dinanzi da la fronte.

In picciol corso mi parieno stanchi
lo padre e ' figli, e con l'agute scane
mi parea lor veder fender li fianchi.

Quando fui desto innanzi la dimane,
pianger senti' fra 'l sonno i miei figliuoli
ch'eran con meco, e dimandar del pane.

Ben se' crudel, se tu già non ti duoli
pensando ciò che 'l mio cor s'annunziava;
e se non piangi, di che pianger suoli?

Già eran desti, e l'ora s'appressava
che 'l cibo ne solea essere addotto,
e per suo sogno ciascun dubitava;

e io senti' chiavar l'uscio di sotto
a l'orribile torre; ond'io guardai
nel viso a' mie' figliuoi sanza far motto.

Io non piangea, sì dentro impetrai:
piangevan elli; e Anselmuccio mio
disse: "Tu guardi sì, padre! che hai?".

Perciò non lacrimai né rispuos'io
tutto quel giorno né la notte appresso,
infin che l'altro sol nel mondo uscìo.

Come un poco di raggio si fu messo
nel doloroso carcere, e io scorsi
per quattro visi il mio aspetto stesso,

ambo le man per lo dolor mi morsi;
ed ei, pensando ch'io 'l fessi per voglia
di manicar, di subito levorsi

e disser: "Padre, assai ci fia men doglia
se tu mangi di noi: tu ne vestisti
queste misere carni, e tu le spoglia".

Queta'mi allor per non farli più tristi;
lo dì e l'altro stemmo tutti muti;
ahi dura terra, perché non t'apristi?

Poscia che fummo al quarto dì venuti,
Gaddo mi si gittò disteso a' piedi,
dicendo: "Padre mio, ché non mi aiuti?".

Quivi morì; e come tu mi vedi,
vid'io cascar li tre ad uno ad uno
tra 'l quinto dì e 'l sesto; ond'io mi diedi,

già cieco, a brancolar sovra ciascuno,
e due dì li chiamai, poi che fur morti.
Poscia, più che 'l dolor, poté 'l digiuno».

Quand'ebbe detto ciò, con li occhi torti
riprese 'l teschio misero co'denti,
che furo a l'osso, come d'un can, forti.

Ahi Pisa, vituperio de le genti
del bel paese là dove 'l sì suona,
poi che i vicini a te punir son lenti,

muovasi la Capraia e la Gorgona,
e faccian siepe ad Arno in su la foce,
sì ch'elli annieghi in te ogne persona!

Ché se 'l conte Ugolino aveva voce
d'aver tradita te de le castella,
non dovei tu i figliuoi porre a tal croce.

Innocenti facea l'età novella,
novella Tebe, Uguiccione e 'l Brigata
e li altri due che 'l canto suso appella.

Noi passammo oltre, là 've la gelata
ruvidamente un'altra gente fascia,
non volta in giù, ma tutta riversata.

Lo pianto stesso lì pianger non lascia,
e 'l duol che truova in su li occhi rintoppo,
si volge in entro a far crescer l'ambascia;

ché le lagrime prime fanno groppo,
e sì come visiere di cristallo,
riempion sotto 'l ciglio tutto il coppo.

E avvegna che, sì come d'un callo,
per la freddura ciascun sentimento
cessato avesse del mio viso stallo,

già mi parea sentire alquanto vento:
per ch'io: «Maestro mio, questo chi move?
non è qua giù ogne vapore spento?».

Ond'elli a me: «Avaccio sarai dove
di ciò ti farà l'occhio la risposta,
veggendo la cagion che 'l fiato piove».

E un de' tristi de la fredda crosta
gridò a noi: «O anime crudeli,
tanto che data v'è l'ultima posta,

levatemi dal viso i duri veli,
sì ch'io sfoghi 'l duol che 'l cor m'impregna,
un poco, pria che 'l pianto si raggeli».

Per ch'io a lui: «Se vuo' ch'i' ti sovvegna,
dimmi chi se', e s'io non ti disbrigo,
al fondo de la ghiaccia ir mi convegna».

Rispuose adunque: «I' son frate Alberigo;
i' son quel da le frutta del mal orto,
che qui riprendo dattero per figo».

«Oh!», diss'io lui, «or se' tu ancor morto?».
Ed elli a me: «Come 'l mio corpo stea
nel mondo sù, nulla scienza porto.

Cotal vantaggio ha questa Tolomea,
che spesse volte l'anima ci cade
innanzi ch'Atropòs mossa le dea.

E perché tu più volentier mi rade
le 'nvetriate lagrime dal volto,
sappie che, tosto che l'anima trade

come fec'io, il corpo suo l'è tolto
da un demonio, che poscia il governa
mentre che 'l tempo suo tutto sia vòlto.

Ella ruina in sì fatta cisterna;
e forse pare ancor lo corpo suso
de l'ombra che di qua dietro mi verna.

Tu 'l dei saper, se tu vien pur mo giuso:
elli è ser Branca Doria, e son più anni
poscia passati ch'el fu sì racchiuso».

«Io credo», diss'io lui, «che tu m'inganni;
ché Branca Doria non morì unquanche,
e mangia e bee e dorme e veste panni».

«Nel fosso sù», diss'el, «de' Malebranche,
là dove bolle la tenace pece,
non era ancor giunto Michel Zanche,

che questi lasciò il diavolo in sua vece
nel corpo suo, ed un suo prossimano
che 'l tradimento insieme con lui fece.

Ma distendi oggimai in qua la mano;
aprimi li occhi». E io non gliel'apersi;
e cortesia fu lui esser villano.

Ahi Genovesi, uomini diversi
d'ogne costume e pien d'ogne magagna,
perché non siete voi del mondo spersi?

Ché col peggiore spirto di Romagna
trovai di voi un tal, che per sua opra
in anima in Cocito già si bagna,

e in corpo par vivo ancor di sopra.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng địa ngục thứ IX. Ngục thứ hai (Altenora) và ngục thứ ba (Tolome). Bá tước  Urgolino kể về cái chết của ông và côn cháu. Dante nhục mạ Pida và Genova.

Cái  mồm ngẩng lên từ bữa ăn khủng khiếp,
Trùi vào mớ tóc của đầu lâu,
Đã bị gặm thủng phía sau.

Đoạn nói: - "Ngươi muốn ta kể lại,
Nỗi đau tuyệt vọng vẫn vò xé tim ta,
Mỗi khi nghĩ đến, bù không thốt thành lời.

Nhưng nếu chuyện ta kể có thể tạo ra,
Bản án tên phản bội mà ta đang gặm nó,
Thì ta sẽ vừa khóc vừa kể.

Ta chẳng biết ngươi là ai và bằng cách nào,
Xuống được đến đây, nhưng nghe giọng nói,
Người hình như đích thực là dân Firenze.

Ngươi cần biết: ta xưa là bá tước Urgolino,
Còn tên này là Giám mục Rugieri,
Ta sẽ nói, tại sao ta lại là một láng giềng như thế.

Do kết quả một âm mưu độc ác,
Tin ở nó, khiến ta bị bắt,
Rồi bị xử chết, việc đó chẳng cần nói nhiều.

Nhưng điều ngươi vần biết rõ,
Là cái chết dành cho ta độc địa đến nhường nào,
Ngươi háy nghe và sẽ hiểu vì sao ta căm hận!

Một tháp tù có một ô cửa nhỏ,
Rồi vì ta mà có tên Tháp đóí,
Và sau ta còn giam giữ nhiều người.

Qua ô cửa, trăng đã bao lần tròn khuyết,
Trong khi cơn ác mộng nặng nề,
Đã vì ta, xé tấm màn che phủ tương lai.

Một kẻ hình như thủ lĩnh và lãnh chúa,
Đuổi con sói và bầy sói con trên ngọn núi,
Đã ngăn không cho Pida nhìn thấy Lucca.

Với đàn chó gầy gò nhưng nhanh nhẹn vì được huấn luyện,
Bọn Goalandi, Simondi và Lanfrandi,
Tiến lên trước dàn thành trận tuyến.

Cuộc săn không kéo dài: người bố và bầy con,
Hầu như đã mệt lử và kiệt sức,
Ta như thấy những răng nhọn ngoặm vào mạng sườn.

Vừa sáng tinh mơ ta đã thức giấc,
Trong giấc ngủ ta đã nghe tiếng con khóc,
Chúng ở bên ta và đang đòi ăn.

Ngươi sẽ cực kỳ độc ác nếu không đau đớn,
Khi biết điều đang vò xé tim ta,
Nếu ngươi không khóc thì vì cái gì ngươi mới khóc?

Bọn trẻ đã thức giấc và cũng gần đến giờ,
Theo lệ thường, được phát bữa ăn sáng,
Nhưng tất cả, vì giấc mơ của mình đều thấp thỏm!

Ta nghe rõ tiếng bịt cửa ở phía dưới,
Cửa đi ra của tháp tù ghê tởm,
Ta nhìn con, không thốt được nên lời!

Ta không khóc nhưng sững sờ hoá đá,
Còn chúng đều khóc…, bé Alsemo hỏi ta:
"Cha làm sao vậy, sao lại nhìn chúng con như thế?"

Ta không khóc nhưng không trả lời được gì,
Suốt cả ngày và suốt cả đêm sau,
Cho đến khi vầng mặt trời mới trở lại thế gian này!

Một tia nắng lọt vào tháp tù đau khổ,
Nhìn sắc mặt của con,
Ta thấy sắc mặt của chính mình.

Quá xót xa ta cắn chặt bàn tay,
Bọn trẻ tưởng lầm ta muốn ăn,
Lập tức chúng cùng đứng dậy và nói:

"Thưa cha, chúng con sẽ bớt phần nào đau khổ,
Nếu cha chịu ăn thịt chúng con,
Da thịt thảm thương này, cha đã cho, giờ xin lấy lại".

Ta cố nén, tránh làm đau lòng thêm bọn trẻ,
Suốt hai ngày, tất cả đều câm lặng,
Ôi mặt đất nghiệt ngã, sao chẳng mở lòng ra?

Chúng ta trụ đươợc đến ngày thứ tư,
Thì Gatdo ngã sóng soài dưới chân ta,
Miệng lẩm bẩm: - Cha ơi, sao chẳng cứu con!

Rồi chết ở đó; cũng như giờ đây ngươi nhìn thấy ta,
Ta đã nhìn thấy cả ba đứa con gục ngã, lần lượt từng đứa một,
Trước ngày thứ sáu thì đến lượt ta!

Mù loà, ta trườn lên xác các con,
Gọi tên chúng, hai ngày sau khi chúng chết,
Rồi cái đói đã làm được việc mà cái khổ đau chưa thể!"

Nói xong bấy nhiêu lời, hai mắt đỏ ngầu,
Urgolino lại vồ lấy cái sọ thảm thương,
Và gặm tiếp, với hàm răng sắc như răng chó.

Hỡi Pido, nỗi ô nhục của mọi người,
Của đất nước tươi đẹp, nơi tiếng "Sì" đã vang lên!
Sao các láng giềng lại chậm trể việc trừng phạt ngươi?

Hỡi Capraia và Gorgona, hãy hành động,
Hãy chặn cửa dòng sông Arno,
Để chìm chết đuối sau các bức tường tất cả dân chúng!

Vì nếu bá tước Urgolino đã nổi tiếng
Về việc phản bội thành trì của các ngươi,
Thì cũng không được vì thế mà hạ độc con cháu ông!

Tuổi còn trẻ khiến chúng thành vô tội,
Ôi thành Tebe mới, hỡi Uguision và Brigata
Và những người khác mà khúc ca của ta nhắc tới.

Chúng tôi đi xa hơn, đến một nơi toàn băng giá;
Nghiệt ngã bao quanh các âm hồn khác,
Mặt không phải cúi gằm xuống mà bị lật ngược lên.

Ở đây cả nước mắt cũng bị ngăn không cho chảy,
Nỗi đau khổ bị hai mắt chặn lại,
Phải chạy ngược vào trong càng gây thêm đau đớn.

Vì những giọt nước mắt đầu tiên đã đông lại,
Tạo thành hai cái mũ lưỡi trai trong suốt,
Lấp đầy hố mắt dưới bờ mi.

Lạ thay, cũng tại vì giá lạnh,
Mọi cảm xúc đã biến khỏi mặt tôi,
Như chỉ còn một làn da chai sạn.

Tôi cảm thấy như có làn gió thoảng,
"Thầy ơi, có cái gì lay động,
Mà ở đây thì khí bốc lên đều bị dẹp xuống?"

Thầy tôi đáp: "Con sẽ tới ngay nơi đó,
Và mắt con sẽ thấy lời giải đáp,
Con sẽ thấy căn nguyên làn khí đó".

Một âm hồn bi thảm của ngục tù lạnh giá,
Thét lên với chúng tôi: "Hỡi những âm hồn độc ác,
Bay đã được giành riêng buồng ngục cuối cùng.

Hãy giúp ta gỡ bỏ màn băng cứng,
Để ta thấy được hình phạt đang nặng trĩu tim ta!
Một lát thôi, trước khi nước mắt lại đông cứng"

Tôi đáp: "Nếu ngươi muốn được làm nhẹ bớt,
Thì hãy nói cho ta biết ngươi là ai?
Nếu không giúp ngươi thì ta sẽ bị dìm xuống tận cùng băng tuyết!"

Hắn đáp: "Ta là thầy dòng Alberigo,
Người đã thết trái cây của Vườn quả độc,
Xưa gieo tội ác, nay chịu đòn trừng phạt!"'

Tôi kêu lên: "Ô, người chết rồi sao?"
Hắn đáp: "Trên kia, nơi trần thế,
Xác tôi thế nào, tôi chẳng rõ!

Xứ Tolomea này có một đặc quyền,
Là có khi hồn đã rơi xuống đây,
Trước khi xác được Atropo đưa vào cõi chết.

Và để ngươi vui lòng giúp ta gỡ bỏ,
Những dòng lệ kết thành thuỷ tinh trên mắt,
Ngươi nên biết rằng ngay lập tức hồn bị phản bội.

Giống như ta đã làm; xác ta sẽ bị chiếm đoạt,
Bởi một con quỷ, nó cai quản xác ấy,
Cho đến khi nó hết hạn thời gian!

Hồn suy tàn dần trong ngục lạnh,
Mà xác có thể còn ở trên kia,
Rồi hồn ở đây đông lại trong giá lạnh.

Điều đó ngươi cần biết, nếu như ngươi mới đến
Kia là ngài Branca Doria
Từ nhiều năm nay, ngài đã ở đây!"

Tôi kêu lên: "Ngươi định lừa ta chăng?
Vì Branca Doria vãn còn chưa chết,
Ông ta vẫn ăn, vẫn uống, vẫn ngủ và mặc quần áo!"

Hồn đáp: "Trong hố bên kia của quỷ Male Branke,
Nơi vạc nhựa dính đang sôi sùng sục,
Micheal Danche cũng còn chưa đến!

Khi Branca cho một con quỷ thế vào chỗ nó,
Dùng xác nó thì cùng với một người thân thích,
Chúng vẫn cùng nhau tiếp tục hành nghề phản bội.

Và bây giờ, ngươi hãy giơ tay ra,
Và gỡ hộ ta đôi mắt - nhưng tôi đã không làm,
Tội gì phải giữ lời hứa với một thằng quỷ quyệt!

Ôi, dân Genova, hạng người kỳ quái,
Tập tục toàn thói hư tật xấu,
Sao chúng bay chưa bị duổi cổ khỏi thế gian này?

Đi cùng một âm hồn đê tiện xứ Romagna,
Ta đã thấy một tên trong bọn ngươi,
Vì tội ác, hồn đã bị đầy xuống ngục Cosito,
Trong khi xác vẫn sống, nhởn nhơ nơi dương thế!

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc XXXIII