26/04/2024 23:49Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Tống Đàm nhị phán quan
送覃二判官

Tác giả: Đỗ Phủ - 杜甫

Thể thơ: Ngũ ngôn cổ phong; Nước: Trung Quốc; Thời kỳ: Thịnh Đường
Đăng bởi tôn tiền tử vào 08/05/2015 06:53

 

Nguyên tác

先帝弓劍遠,
小臣餘此生。
蹉跎病江漢,
不復謁承明。
餞爾白頭日,
永懷丹鳳城。
遲遲戀屈宋,
渺渺臥荊衡。
魂斷航舸失,
天寒沙水清。
肺肝若稍愈,
亦上赤霄行。

Phiên âm

Tiên đế cung kiếm viễn,
Tiểu thần dư thử sinh.
Tha đà bệnh Giang Hán,
Bất phục yết Thừa Minh[1].
Tiễn nhĩ bạch đầu nhật,
Vĩnh hoài Đan Phụng[2] thành.
Trì trì luyến Khuất, Tống[3],
Diểu diểu ngoạ Kinh, Hành[4].
Hồn đoạn hàng khả thất,
Thiên hàn sa thuỷ thanh.
Phế can nhược tiêu dũ,
Diệc thướng xích tiêu hành.

Dịch nghĩa

Cung với kiếm của vua trước xa rồi,
Bề tôi thấp hèn này còn cái cuộc sống thừa.
Cứ rề rề mang bệnh ở vùng Giang Hán,
Chẳng được viếng vua nơi Thừa Minh.
Đãi bác vào cái thời đầu bạc,
Nên cứ nhớ mãi thành Đan Phượng.
Miên man thương tiếc Khuất Nguyên, Tống Ngọc,
Rề rề nằm vạ nơi Kinh Châu với Hành Châu.
Hết hồn khi lỡ lạc thuyền bè,
Trời lạnh, nước sông thì trong,
Gan phổi giống như phập phồng,
Bèn phóng lên tuốt trời mà đi.

Bản dịch của Phạm Doanh

Thần hèn cuộc sống dở,
Vua trước xa kiếm cung.
Giang Hán rề rề bệnh,
Thừa Minh chẳng đươc trông.
Ngày đầu bạc tiễn bác,
Thành Đan Phượng ghi lòng.
Kinh, Hành nằm vất vưởng,
Khuất, Tống nhớ mông lung.
Hết hồn thuyền bè lạc,
Trời lạnh nước sông trong.
Gan phổi như thấp thỏm.
Bèn vút tới trời hồng.
(Năm 768)

[1] Do chữ "Yết đế Thừa Minh" 謁帝承明 được nhiều nhà thơ thời Nam triều nhắc tới. Lương Nguyên Đế trong bài thơ Khứ Đan Dương doãn Kinh Châu 去丹陽尹荊州 có câu: "Tham giá thừa tứ mã, Yết đế triều Thừa Minh" 驂駕乘駟馬,謁帝朝 承明. Lục Cơ 陸機 trong bài Lạc Dương ký 洛陽記 có nói: "Tôi thường khoái câu yết đế Thừa Minh lư, mới đem hỏi cụ Trương. Cụ giải thích Nguỵ Minh Đế lúc ở điện Kiến Thuỷ, tụ tập quần thần đều ở cửa Thừa Minh như thế nhà ngay cạnh bên cửa Thừa Minh."
[2] Tương truyền con gái Tần Mục Công 秦穆公 thổi tiêu, thu hút chim phượng, chim hoàng xà xuống bên trong thành, sau này "Đan Phụng thành" chỉ kinh thành.
[3] Khuất Nguyên, Tống Ngọc.
[4] Vì loạn Tang Giới, thuyền của Đỗ Phủ cứ loanh quanh ở hai vùng này.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Đỗ Phủ » Tống Đàm nhị phán quan