29/03/2024 14:08Thi Viện - Kho tàng thi ca Việt Nam và thế giới

Khúc IV
Inferno: Canto IV

Tác giả: Dante Alighieri

Nước: Italia
Đăng bởi demmuadong vào 10/09/2006 00:44

 

Nguyên tác

Ruppemi l’alto sonno ne la testa
un greve truono, soh’io mi riscossi
come persona ch’oer forza desta;

e l’occhio riposato intorno mossi,
dritto levato, e fiso riguardai
per conoscer lo loco dov’io fossi.

Vero ohe ‘n su la proda mi trovai
de la valle d’abisso dolorosa
che ‘ntrono accoglie d’infiniti guai.

Oscura e profonda era e nebulosa
tanto che, per ficcar lo viso a fondo,
io non vi discernea alcuna cosa.

?Or discendiam qua gi? cieco mondo?,
comincio poeta tutto smorto.
?Io saroimo, e tu sarai secondo?.

E io, che del color mi fui accorto,
dissi: ?Come verroe tu paventi
che suoli al mio dubbiare esser conforto??.

Ed elli a me: ?L’angoscia de le genti
che son qua gi?l viso mi dipigne
quella pietࠣhe tu per tema senti.

Andiam, ch頬a via lunga ne sospigne?.
Cosoi mise e cos젭i f頩ntrare
nel primo cerchio che l’abisso cigne.

Quivi, secondo che per ascoltare,
non avea pianto mai che di sospiri,
che l’aura etterna facevan tremare;

ciovenia di duol sanza marto
ch’avean le turbe, ch’eran molte e grandi,
d’infanti e di femmine e di viri.

Lo buon maestro a me: ?Tu non dimandi
che spiriti son questi che tu vedi?
Or vo’ che sappi, innanzi che pi?i,

ch’ei non peccaro; e s’elli hanno mercedi,
non basta, perch頮on ebber battesmo,
ch’蠰orta de la fede che tu credi;

e s’e’ furon dinanzi al cristianesmo,
non adorar debitamente a Dio:
e di questi cotai son io medesmo.

Per tai difetti, non per altro rio,
semo perduti, e sol di tanto offesi,
che sanza speme vivemo in disio?.

Gran duol mi prese al cor quando lo ‘ntesi,
per򠣨e gente di molto valore
conobbi che ‘n quel limbo eran sospesi.

?Dimmi, maestro mio, dimmi, segnore?,
comincia’ io per voler esser certo
di quella fede che vince ogne errore:

?uscicci mai alcuno, o per suo merto
o per altrui, che poi fosse beato??.
E quei che ‘ntese il mio parlar coverto,

rispuose: ?Io era nuovo in questo stato,
quando ci vidi venire un possente,
con segno di vittoria coronato.

Trasseci l’ombra del primo parente,
d’Ab謠suo figlio e quella di No謍
di Mois蠬egista e ubidente;

Abraୠpatriarca e Dav줠re,
Isra謠con lo padre e co’ suoi nati
e con Rachele, per cui tanto f黍

e altri molti, e feceli beati.
E vo’ che sappi che, dinanzi ad essi,
spiriti umani non eran salvati?.

Non lasciavam l’andar perch’ei dicessi,
ma passavam la selva tuttavia,
la selva, dico, di spiriti spessi.

Non era lunga ancor la nostra via
di qua dal sonno, quand’io vidi un foco
ch’emisperio di tenebre vincia.

Di lungi n’eravamo ancora un poco,
ma non s젣h’io non discernessi in parte
ch’orrevol gente possedea quel loco.

?O tu ch’onori scienzia e arte,
questi chi son c’hanno cotanta onranza,
che dal modo de li altri li diparte??.

E quelli a me: ?L’onrata nominanza
che di lor suona s?la tua vita,
grazia acquista in ciel che s젬i avanza?.

Intanto voce fu per me udita:
?Onorate l’altissimo poeta:
l’ombra sua torna, ch’era dipartita?.

Poi che la voce fu restata e queta,
vidi quattro grand’ombre a noi venire:
sembianz’avevan n頴rista n頬ieta.

Lo buon maestro cominci򠡠dire:
?Mira colui con quella spada in mano,
che vien dinanzi ai tre s젣ome sire:

quelli 蠏mero poeta sovrano;
l’altro 蠏razio satiro che vene;
Ovidio 蠧l terzo, e l’ultimo Lucano.

Per򠣨e ciascun meco si convene
nel nome che son򠬡 voce sola,
fannomi onore, e di ci򠦡nno bene?.

Cos젶id’i’ adunar la bella scola
di quel segnor de l’altissimo canto
che sovra li altri com’aquila vola.

Da ch’ebber ragionato insieme alquanto,
volsersi a me con salutevol cenno,
e ‘l mio maestro sorrise di tanto;

e pi?nore ancora assai mi fenno,
ch’e’ s젭i fecer de la loro schiera,
s젣h’io fui sesto tra cotanto senno.

Cos젡ndammo infino a la lumera,
parlando cose che ‘l tacere 蠢ello,
s젣om’era ‘l parlar colࠤov’era.

Venimmo al pi蠤’un nobile castello,
sette volte cerchiato d’alte mura,
difeso intorno d’un bel fiumicello.

Questo passammo come terra dura;
per sette porte intrai con questi savi:
giugnemmo in prato di fresca verdura.

Genti v’eran con occhi tardi e gravi,
di grande autorit࠮e’ lor sembianti:
parlavan rado, con voci soavi.

Traemmoci cos젤a l’un de’ canti,
in loco aperto, luminoso e alto,
s젣he veder si potien tutti quanti.

Colࠤiritto, sovra ‘l verde smalto,
mi fuor mostrati li spiriti magni,
che del vedere in me stesso m’essalto.

I’vidi Eletra con molti compagni,
tra ‘quai conobbi Ettòr ed Enea,
Cesare armato con li occhi grifagni.

Vidi Cammilla e la Pantasilea;
da l’altra parte, vidi ‘l re Latino
che con Lavina sua figlia sedea.

Vidi quel Bruto che caccio Tarquino,
Lucrezia, Iulia, Marzia e Corniglia;
e solo, in parte, vidi ‘l Saladino.

Poi ch’innalzai un poco pi?ciglia,
vidi ‘l maestro di color che sanno
seder tra filosofica famiglia.

Tutti lo miran, tutti onor li fanno:
quivi vid’io Socrate e Platone,
che ‘nnanzi a li altri pi?sso li stanno;

Democrito, che ‘l mondo a caso pone,
Diogeno Anassagora e Tale,
Empedoclo Eraclito e Zenone;

e vidi il buono accoglitor del quale,
Diascoride dico; e vidi Orfeo,
Tulio e Lino e Seneca morale;

Euclide geomoa e Tolomeo,
Ipocrഥ, Avicenna e Galieno,
Avero쳬 che ‘l gran comento feo.

Io non posso ritrar di tutti a pieno,
per򠣨e s젭i caccia il lungo tema,
che molte volte al fatto il dir vien meno.

La sesta compagnia in due si scema:
per altra via mi mena il savio duca,
fuor de la queta, ne l’aura che trema.

E vegno in parte ove non 蠣he luca.

Bản dịch của Nguyễn Văn Hoàn

Tầng thứ nhất của Địa Ngục. Lâu đài dành riêng cho các vĩ nhân chưa qua phép rửa tội. Bốn thi bá cổ đại: Omero, Ovidio, Oraxio, Lucano. Virgilio được tôn vinh làm người thứ 5 và Dante, thứ 6.

Giấc ngủ mê trong tối đứt quãng
Một tiếng sét ầm vang… tôi phục hồi tri giác,
Như bị thức tỉnh bằng sức mạnh.

Đảo cặp mắt mới được nghỉ ngơi, nhìn quanh,
Tôi đứng thẳng và chăm chú quan sát,
Cố hiểu ra nơi mình đang ở.

Đúng là tôi đang ở trên bờ vực,
Của thung lũng thảm sầu
Nơi đón nhận muôn vàn tiếng kêu than hỗn độn.

Vực đen ngòm, thẳm sâu, mờ mịt,
Tôi chăm chắm nhìn xuống tận đáy sâu,
Nhưng chẳng thấy gì rõ rệt!

- “Bây giờ chúng ta xuống thế giới mùa loà ở dưới:.
Thầy tôi nói, mặt mày tái mét,
Ta đi đầu, còn con thứ hai”.

Và tôi, khi nhận ra mặt thầy tái xám
Đã thốt lên: - “Con đi sao nổi nếu thầy cũng sợ,
Thầy là chỗ dựa luôn khích lệ con”.

Thầy bảo: -“Nỗi đớn đau của các âm hồn,
Đã truyền sang cả ta.
Tình trắc ẩn, con chớ hiểu lầm là sợ hãi.

Thôi đi đi, đường xa đang giục giã”,
Thế là thầy bước tiếp và tôi bước theo,
Vào vòng thứ nhất của vực thảm sầu.

Ở đó, những gì mà tôi nghe được,
Không phải tiếng kêu van mà là tiếng thở dài,
Làm xao động cả bầu không khí!

Nó thoát ra từ nỗi đau không bị cực hình,
Của một đám đông, cực kỳ đông đúc,
Có cả trẻ thơ, lẫn đàn bà, đàn ông.

Ân sư của tôi lại bảo: -“Sao con không hỏi ta,
Họ là ai những âm hồn con đang thấy,
Ta muốn con tỏ tường khi bước tiếp xa hơn.

Họ không phải là những người phạm tội,
Công tích không nhiều tuy cũng có,
Nhưng chưa  qua lễ rửa tội, ngưỡng của Đức Tin mà con đã có.

Họ sin ra trước khi có đạo Kitô,
Nên không biết thờ Chúa cho hợp thức,
Chính ta cũng là một người trong bọn họ.

Vì khiếm khuyết đó, không phải vì tội lỗi,
Chúng ta bị bỏ quên, và hình phạt duy nhất:
Không hy vọng và cứ sống trong thèm khát”.

Xót xa lòng tôi khi nghe bấy nhiêu lời,
Vì chợt hiểu không ít vĩ nhân,
Chốn Minh phủ, nhân thân chưa được định.

-“Hãy cho con hay, hỡi Tôn sư, chúa tể của con,
Tôi hỏi thêm vì muốn được yên lòng,
Về Đức tin và thắng mọi sai lầm.

Thế không một ai được thoát khỏi nơi đây,
Vì công tích, vì người khác, hay vì được ban phúc?”
Thầy hiểu ngay những lời tôi kín đáo,

Và trả lời: “Cõi này ta đã tới, cũng chưa lâu,
Ta đã thấy đến đây một bậc kỳ vĩ,
Vòng hào quang chói lọi quanh đầu!

Ngài đã đưa khỏi bóng đêm anh hồn thuỷ tổ,
Anh hồn của cả con trai Aben và cả Noe,
Của Moide, vị luật gia hiểu thuận.

Cụ Abram, trưởng lão và vua David,
Và Irsael, cha của ông cùng các con,
Cả nàng Rakele mà Ngài ưu ái.

Nhiều người khác cũng được Ngài ban phước,
Ta muốn con hiểu rằng trước họ,
Chưa hề một ai từng được gia ân”.

Xa xa đường chúng tôi đi,
Tôi thấy một vầng ánh sáng,
Chiếu tỏi nửa bầu trời đen tối.

Tuy còn cách một quãng khá xa,
Nhưng tôi cũng có thể nhận ra,
Đây ắt hẳn nơi ở của những người đáng kính!

-“Ôi Thầy ơi, người từng làm vinh dự khoa học và thơ ca,
Những người này là ai mà lại được tôn vinh?
Số phận của họ, sao khác xa những người khác?”

Thầy đáp: -“Danh tiếng lẫy lừng của họ
Còn vang mãi trong cuộc đời dương thế,
Nên Thượng Đế ban cho nhiều ân huệ”.

Vừa lúc đó, tôi nghe ai nói:
-“ Hãy tôn vinh nhà thơ cao cả nhất,
Người đã rời chúng ta, nay đà quay lại!”

Khi lời đó vừa dứt,
Tôi thấy tiến đến trước chúng tôi bốn người vĩ đại:
Sắc mặt không buồn mà cũng không vui.

Vị thầy nhân hậu liền bảo: - “Hãy nhìn kia:
Người cầm kiếm trong tay,
Dẫn đầu ba vị kia như một vì vương giả.

Đó chính là Omero nhà thơ tối thượng,
Sau đó là Oraxio, nhà thơ trào phúng,
Ovidia, thứ ba và sau nữa Lucano.

Mỗi người cùng ta đêu xứng đáng danh hiệu đó,
Như tiếng nói vừa rồi tuyên bố,
Họ tôn vinh ta và đã làm đúng”.

Trước mắt tôi một tao đàn tuyệt mỹ,
Vị chúa tể với bài ca bất tử,
Như phượng hoàng bay lượn trên cao.

Họ trò chuyện cùng nhau giây lát,
Rồi quay về phía tôi làm dấu hiệu cúi chào,
Và Thầy tôi mỉm cười sung sướng.

Họ ban cho tôi một vinh dự lớn lao:
Được đứng trong tao đàn của họ,
Làm người thứ sáu trong đám hiền giả đó.

Chúng tôi đi đến tận cùng vùng sáng,
Muốn nói bao điều mà nín lặng càng hay
Nhưng cũng rất hay nếu bàn ở nơi đó.

Chúng tôi tới dưới chân một lâu đài tôn quý,
Được bao quanh bảy lớp thành cao,
Thêm một dòng sông xinh bảo vệ.

Giống như trên đất liền chúng tôi qua sông,
Qua bảy lần cửa, đến thăm nhóm đại hiền,
Qua cả một thảm có non, màu xanh tươi mát.

Những vị đó mát trang nghiêm, điềm đạm,
Dáng bên ngoài oai vệ uy nghi,
Tuy ít nói nhưng ngữ điệu dịu dàng.

Chíng tôi đi vào từ cánh bên,
Một vùng cao, thoáng đãng và sáng sủa,
Khiến chúng tôi nhìn thấy tất cả.

Ở đó ngay trước mặt, trên nền xanh ngọc bích,
Hiển hiện những anh hồn vĩ đại,
Mới thoạt thoạt thấy đã khiến tôi phấn khích.

Tôi thấy cụ Eletera và đàn con cháu,
Trong số đó tôi viết Edto và Elena,
Cesare đeo gươm và đôi mắt rực lửa.

Tôi thấy Camminla và Pantaxilea,
Xa hơn là vua Latino,
Ngồi với công chúa Lavina.

Tôi thấy Bruto, người đánh đuổi Takino,
Lucrexia, Julia, Maxia và Coocnilia,
Và một mình tách ra là Xaladino.

Ngước mắt nhìn chếch lên một chút,
Tôi thấy vị tôn sư mà mọi người đều biết,
Đang ngồi giữa gia đình triết học.

Tất cả hướng về họ, bày tỏ niềm tôn kính,
Người gần người nhất và trước cả mọi người,
Là Socrate và Platone.

Thôi thấy De Monicarito, người chủ trương thế giới theo luật ngẫu nhiên,
Diorenet, Anasagora và Tale,
Empolecle, Eracrito và Zenone.

Tôi thấy người đi sưu tầm thảo dược,
Diatcorie và thấy Ocpheo,
Tulio. Lino và nhà đạo đức Seneca.

Oclide, nhà hình học và Tolomeo
Ipocrate, Avisenna và Gallieo,
Aveori, nhà bình luận tài ba.

Tôi không thể kể đủ tất cả,
Vì đề tài lớn lôi cuốn tôi đi,
Nhiều khi ngôn ngữ không diễn hết sự việc.

Nhóm sáu người đã bớt đi hai,
Nhà hiền triết dẫn đường đưa tôi theo hướng khác,
Ra khỏi chốn lặng yên, nơi không khí xao động,
Đến một nơi không còn ánh sáng.

In từ trang: https://www.thivien.net/ » Dante Alighieri » Khúc IV